Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân định tỉ lệ vốn chi cho xây dựng so với tỉ lệ vốn đầu tư cho phát triển khác hiện nay pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời mở đầu
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, việc xây dựng các công trình nhà ở,
khu dân cư để phục vụ lợi ích cộng đồng ngày càng trở thành một vấn đề hết sức
cấp thiết. Với tốc độ gia tăng dân số và tốc độ đô thị hoá hiện nay của nước ta thì
cung về nhà ở tại các đô thị tăng nhiều, nhưng vẫn không đủ so với cầu về nhà.
Từ thực tế đó, việc xây dựng các khu chung cư, nhà cao tầng để phục vụ nhu cầu
của người dân đã và đang được Nhà nước dành những khoản đầu tư thích đáng.
Hiện nay, tại Hà Nội có gần 10% dân số Hà Nội (300.000 người) đang sống trong
những khu chung cư bị xếp hạng là cũ, hỏng, xuống cấp. Những toà nhà này đã
được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước hiện đã xuống cấp nghiêm trọng
(theo báo An Ninh Thủ Đô số 1467 ra ngày 25 - 4 - 2005)
Theo kế hoạch do sở TN - MT và NĐ đề xuất ,đến năm 2010 thành phố Hà Nội sẽ
xoá bỏ cơ bản toàn bộ khu nhà chung cư nguy hiểm này.
Tuy nhiên, để việc đầu tư xây dựng đạt được hiệu quả cao, thì ngay trong khâu bỏ
vốn đòi hỏi phải có quyết định đúng đắn, và phải xác định được khá chính xác
tổng mức đầu tư của dự án. Một trong những chỉ tiêu cơ sở để tính toán Tổng
mức đầu tư chính là xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng, chi tiêu Suất vốn
đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong đầu tư xây dựng.
Từ nhận định trên, để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của các công trình,
việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Hoàn thiện phương pháp xác định chỉ tiêu
suất vốn đầu tư xây dựng khu chung cư, nhà cao tầng” là vô cùng cần thiết.
Do thời gian có hạn , kiến thức còn hạn chế vì vậy trong chuyên đề này còn có
nhiều sai sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các
thầy cô, cũng như sự đóng góp của các bạn đọc.
Chuyên đề được hoàn thành với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Thầy giáo T.S
Từ Quang Phương – Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế Đầu tư, Trường ĐH Kinh tế Quốc
dân và TS Nguyễn Thị Bình Minh-phó phòng Kinh tế đầu tư-thuộc Viện Kinh tế -
Bộ Xây dựng.
Chương I:phương pháp luận về tính toán
chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng
I.Khái niệm chung về đầu tư và vai trò của đầu tư:
1.1.Khái niệm đầu tư:
- Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để
tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất
định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn
lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực
hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn
hơn các nguồn lực đã sử dụng dể đạt được các kết quả đó.
Như vậy, nếu xem xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có những hoạt động sử
dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn
nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân
lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay đầu tư phát triển.
1.2. Vai trò của đầu tư phát triển.
- Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước:
+ Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu.
+ Đầu tư có tác động hai mặt (tich cực và tiêu cực)đến sự ổn định kinh tế(vừa là
yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi
quốc gia)
+ Đầu tư với vai trò tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước.
+ Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
+ Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở.
+ Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần
phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc.
+ Tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác.
+ Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư.
+ Để duy trì được hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc
thay mới các cơ sở vật chất, kỹ thuật đã hư hỏng hoặc hao mòn.
- Đối với các cơ sở vô vị lợi (Hoạt động không thể thu lợi nhuận cho bản
thân mình) đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định
kỳ các cơ sở vật chất, kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả
những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư.
II.Tổng mức đầu tư và suất vốn đầu tư
2.1. Khái niệm và nội dung tổng mức đầu tư.
2.1.1.Khái niệm về tổng mức đầu tư
Theo nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ,
Tổng mức đầu tư được định nghĩa là:
Tổng mức đầu tư dự án là khái toán chi phí trong giai đoạn lập dự án gồm: chi
phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi
phí khác bao gồm cả vốn lưu động đối với các dự án sản xuất kinh doanh, lãi vay
trong thời gian xây dựng và chi phí dự phòng.
Tổng mức đầu từ dự án được ghi trong quyết định dầu tư là cơ sở để lập kế hoạch
và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Đối với dự án sử dụng
vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư
được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
Tổng mức đầu tư dự án được xác định trên cơ sở khối lượng công việc cần thực
hiện của dự án, thiết kế cơ sở, suất vốn đầu tư, chi phí chuẩn bị xây dựng , chi phí
xây dựng của các dự án có tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện.
2.1.2 Nội dung chỉ tiêu tổng mức đầu tư:
Theo nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ ,
Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01tháng 04 năm 2005 , Tổng mức đầu tư gồm
các khoản chi phí sau:
- Chi phí xây dựng bao gồm:
Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án; chi phí phá và
tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; Chi phí xây dựng
công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện nước,
nhà xưởng v.v.) Nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
- Chi phí thiết bị bao gồm;
Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị tiêu chuẩn cần sản xuất, gia
công) và chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có) , chi phí vận chuyển
từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản,
bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình: Chi
phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có)
- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm;
Chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất; Chi phí thực hiện tái định
cư có liên quan đến đến bù giải phóng mặt bằng của dự án; Chi phí của ban đền bù
giải phóng mặt bằng; Chi phí sử dụng đất như chi phí thuê đất trong thời gian xây
dựng, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật (nếu có)
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập phương án và xác định chi phí trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện công việc này.
- Chi phí quản lý dự án và chi phí khác bao gồm:
Chi phí quản lý chung của dự án: Chi phí tổ chức thực hiện công tác đền bù giải
phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; Chi phí thẩm định hoặc thẩm
tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình; chi phí lập hồ sơ mời dự
thầu, hồ sơ mời đấu thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu; chi phí
giám sát thi công xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí
kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; chi phí
nghiệm thu, quyết toán và quy đổi vốn đầu tư; Chi phí lập dự án; Chi phí thi tuyển
kiến trúc (nếu có); Chi phí khảo sát, thiết kế xây dựng; Lãi vay của chủ đầu tư
trong thời gian xây dựng thông qua hợp đồng tín dụng hoặc hiệp định vay vốn (đối
với dự án sử dụng vốn ODA); Các lệ phí và chi phí thẩm định; Chi phí cho ban chỉ
đạo Nhà nước, hội đồng nghiệm thu Nhà nước, chi phí đăng kiểm chất lượng quốc
tế, chi xuất; Chi phí nguyên liệu, năng lượng, nhân lực cho quá trình chạy thử
không tải và có tải (đối với dự án sản xuất kinh doanh); Chi phí bảo hiểm công
trình; chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duỵệt quyết toán và một số chi phí khác.
- Chi phí dự phòng:
Là khoản chi phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh các yếu tố trượt giá và
những công việc chưa lường trước được trong quá trình thực hiện dự án.
- Đây chính là cơ sở để xem xét , đánh giá chỉ tiêu suất vốn đầu tư thực tế , trên
cơ sở đó hoàn thiện nội dung và phương pháp xác định để chỉ tiêu suất vốn đầu tư
thể hiện đúng mục đích,vai trò của nó trong việc xác định giá xây dựng ở giai
đoạn chuẩn bị đầu tư .
2.2.Chỉ tiêu suất vốn đầu tư công trình:
2.2.1.Khái niệm suất vốn đầu tư công trình:
Suất vốn đầu tư là chi phí để tạo ra tài sản cố định tính trên một đơn vị năng lực
qui ước mới tăng được đưa vào sản xuất ,sử dụng ổn định trong điều kiện bình
thường.
Công thức tổng quát:
Trong đó: