Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cau nổi ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
------- -------
Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa
học trong rễ cau nổi ở huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Mỹ Ly
Lớp : 08 – CHD
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Phan Thảo Thơ
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................4
2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................................5
6. Bố cục luận văn......................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................7
1.1. Sơ lược về họ Cau ...............................................................................................7
1.2. Tổng quan về cây cau..........................................................................................9
1.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ cau ...........................................14
1.4. Một số thành phần hóa học chính trong hạt và rễ cau.......................................15
1.5. Tính chất và công dụng chữa bệnh của cau trong dân gian ..............................17
1.6. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu ...........................................................19
1.6.1. Phương pháp phân tích trọng lượng...............................................................19
1.6.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử...................................................20
1.6.3. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-VIS ................................................21
1.6.4. Phương pháp chiết Soxhlet ............................................................................22
1.6.5. Phương pháp sắc ký ghép khối phổ (GC-MS)...............................................24
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................26
2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................26
2.2. Nguyên liệu, thiết bị - dụng cụ, hóa chất ..........................................................26
2.2.1. Thu gom nguyên liệu ......................................................................................26
2.2.2. Xử lí nguyên liệu............................................................................................27
2.2.3. Thiết bị - dụng cụ, hóa chất............................................................................27
2.3. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lí....................................................28
2.3.1. Xác định độ ẩm trong rễ cau ..........................................................................28
2.3.2. Xác định hàm lượng hữu cơ trong rễ cau.......................................................29
3
2.4. Xác định một số hàm lượng kim loại................................................................29
2.5. Khảo sát điều kiện chiết tách các hợp chất trong rễ cau nổi.............................30
2.5.1. Khảo sát lựa chọn dung môi chiết..................................................................30
2.5.2. Khảo sát tỉ lệ R/L tối ưu.................................................................................30
2.5.3. Khảo sát thời gian chiết tối ưu .......................................................................31
2.6. Định tính dịch chiết với thuốc thử ancaloit.......................................................31
2.7. Xác định thành phần các hợp chất chính trong rễ cau nổi ................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................33
3.1. Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của rễ cau nổi .................................................33
3.1.1. Xác định độ ẩm của rễ cau nổi.......................................................................33
3.1.2. Xác định hàm lượng hữu cơ...........................................................................33
3.1.3. Xác định hàm lượng kim loại.........................................................................34
3.2. Kết quả khảo sát chọn dung môi nghiên cứu ....................................................35
3.3. Kết quả khảo sát điều kiện chiết rễ cau nổi.......................................................36
3.3.1. Khảo sát tỉ lệ rắn – lỏng tối ưu.......................................................................36
3.3.2. Khảo sát thời gian chiết tối ưu .......................................................................38
3.4. Kết quả định tính dịch chiết với thuốc thử ancaloit..........................................39
3.5. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học trong dịch chiết rễ cau nổi ................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................47
PHỤ LỤC
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ ngàn xưa, con người đã biết sử dụng nguồn thực vật và cả động vật trong
tự nhiên để làm các bài thuốc chữa bệnh có giá trị và tăng cường sức khỏe. Qua trải
nghiệm từ cuộc sống, kho tàng cây dược liệu của con người càng ngày càng phong
phú, đa dạng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, được sự ưu đãi của thiên nhiên nên
thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật. Trong số đó, có nhiều loại cây
được dùng làm thuốc như cây cau, dây thìa canh, cây đinh lăng, cây lược vàng,…
Cây cau có tên khoa học là Areca catechu L. thuộc họ cau (Arecaceae) được
trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới gió mùa như Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan,… Quả
cau thường được kết hợp với lá trầu, vôi sử dụng làm món nhai miệng, là một nét
đẹp văn hóa của người Việt Nam. Trên thế giới, cau được kết hợp với một số
nguyên liệu thiên nhiên khác tạo chất kháng oxi hóa dùng trong mỹ phẩm, làm
thuốc chữa bệnh trầm cảm, bệnh cao huyết áp,… Đã có nhiều công trình nghiên cứu
về lá, vỏ quả, hạt cau với nhiều công dụng có giá trị. Cụ thể, lá cau dùng để chữa
kinh giật ở trẻ em; vỏ quả cau (đại phúc bì) là quả đã bỏ hạt, phơi khô dùng để trị
các chứng phù, thủng, cổ trướng, hạt cau thường được sử dụng để trị trị giun sán, tả
lỵ, chữa bỏng. Rễ cau, thường là rễ cau nổi có tác dụng chữa căn bệnh phổ biến ở
đàn ông đó là bệnh yếu sinh lí. Việc chữa trị chứng bệnh yếu sinh lí là một trong
những nhu cầu cấp thiết vì nó đem lại lợi ích và hạnh phúc cho mọi người. Hiện
nay, có rất ít tài liệu nghiên cứu khoa học công bố về thành phần hóa học trong rễ
cau nổi. Với mong muốn tìm hiểu một số hoạt chất có trong rễ cau nổi nhằm hiểu rõ
tác dụng của chúng trong các bài thuốc dân gian chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu
chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cau nổi ở huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Hi vọng rằng với những kết quả nghiên cứu được từ đề tài kết hợp với những
công trình nghiên cứu trước đây chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về giá
trị cũng như hiệu quả sử dụng của rễ cau nổi.
5
2. Đối tượng nghiên cứu
Rễ cau nổi nghiên cứu được lấy từ vườn cau tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình chiết tách các hợp chất hóa học từ rễ cau nổi.
- Xác định thành phần hóa học trong dịch chiết.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng quan các tài liệu tìm hiểu
thực tế, thành phần hóa học và ứng dụng của rễ cau nổi.
4.2. Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lý mẫu.
- Phương pháp trọng lượng để khảo sát độ ẩm và hàm lượng tro của rễ cau.
- Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử để xác định hàm lượng các kim
loại trong rễ cau.
- Chiết bằng phương pháp chiết nóng soxhlet.
- Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS xác định mật độ quang
của các dịch chiết để chọn dung môi chiết thích hợp, khảo sát một số yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình chiết (thời gian, tỉ lệ rắn – lỏng).
- Phương pháp sắc ký khí - phổ khối liên hợp (GC - MS) nhằm phân tách và
xác định thành phần định tính và định lượng các hoạt chất chính trong các dịch
chiết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các thông tin khoa học về rễ cau nổi như một số chỉ tiêu hóa lý,
khảo sát thành phần và cấu tạo một số hợp chất hóa chất trong rễ cau nổi.
- Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nhằm giúp cho việc ứng dụng rễ cau ở phạm vi rộng một cách khoa học hơn
trong đời sống.