Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phản địa đàng trong tiểu thuyết mù lòa của josé saramago
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN ------------------------- ĐẶNG THÙY LAN HƯƠNG
PHẢN ĐỊA ĐÀNG
TRONG TIỂU THUYẾT MÙ LÒA
CỦA JOSÉ SARAMAGO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Phương Khánh
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thật sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Phương Khánh.
Những kết luận được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố dưới bất kì hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022
Tác giả
Đặng Thùy Lan Hương
LỜI CẢM ƠN
Đề tài Phản địa đàng trong tiểu thuyết Mù lòa của José Saramago là nội dung
tôi chọn nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian theo theo học ngành Sư
phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
Trong quá trình đó, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành luận văn với sự giúp đỡ từ
rất nhiều các thầy cô giáo. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
Cô Nguyễn Phương Khánh, thuộc Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm, Đại học
Đà Nẵng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân
thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư
phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại
trường.
Lời cuối tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè thân thiết đã bên tôi, động
viên, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 2
2.1. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mù lòa trên thế giới .................................. 2
2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mù lòa ở Việt Nam ................................. 11
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 13
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 13
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 13
6. Bố cục ................................................................................................................. 14
NỘI DUNG.............................................................................................................. 14
CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI PHẢN ĐỊA ĐÀNG TRONG VĂN HỌC – NGUỒN GỐC
VÀ ĐẶC ĐIỂM ....................................................................................................... 15
1.1. Văn học đề tài phản địa đàng (dystopia) ......................................................... 15
1.2. Những chủ đề trong văn học phản địa đàng ................................................... 21
1.2.1. Hệ thống chính trị lệch khỏi đường ray lý tưởng ..................................... 22
1.2.2. Sự tàn phá môi trường tự nhiên ................................................................ 24
1.2.3. Máy móc – từ siêu trợ lý đến cỗ máy hủy diệt nhân loại ......................... 26
1.2.4. Cuộc chiến sinh tồn – quy luật tất yếu của muôn loài .............................. 28
1.3. Các đặc trưng của tiểu thuyết đề tài phản địa đàng ....................................... 29
1.3.1. Xây dựng cốt truyện tận thế, hậu tận thế ................................................. 29
1.3.2. Phân mảnh nhân vật - sự phá hủy một thực thể thống nhất ................... 32
1.3.3. Khai thác yếu tố gothic trong văn học phản địa đàng .............................. 34
CHƯƠNG 2: TIỂU THUYẾT MÙ LÒA – MỘT THẾ GIỚI U TỐI, ................... 37
PHẢN ĐỊA ĐÀNG .................................................................................................. 37
2.1. Bệnh dịch và bản mô tả u ám về thế giới ........................................................ 37
2.1.1. Motif cốt truyện dịch bệnh và chủ đề sinh tồn ......................................... 38
2.1.2. Bạo lực và sự tan vỡ của hệ thống chính quyền trong dịch bệnh ............ 41
2.2. Nhân vật – hình tượng loài người trong thảm hoạ ......................................... 47
2.2.1. Nỗi sợ hãi và yếu đuối như là căn tính ...................................................... 48
2.2.2. Sự huỷ hoại nhân tính................................................................................ 53
2.2.3. Hành trình sinh tồn và hi vọng ................................................................. 58
2.3. Các biểu tượng của thế giới phản địa đàng .................................................... 61
2.3.1. Bệnh mù trắng ........................................................................................... 61
2.3.2. Khu cách ly ................................................................................................ 65
2.3.3. Bạo lực và dục tính .................................................................................... 67
2.3.4. Nước, cơn mưa và tẩy rửa ......................................................................... 69
CHƯƠNG 3: MỘT NGỤ NGÔN KHẢI HUYỀN VÀ TÍNH KHOA HỌC VIỄN
TƯỞNG TRONG TIỂU THUYẾT MÙ LÒA ........................................................ 72
3.1. Mù lòa – một ngụ ngôn khải huyền ................................................................. 73
3.1.1. Khải huyền – một phương diện trong phản địa đàng .............................. 73
3.1.2. Mù lòa – tận thế và sự thức tỉnh thế giới u minh ...................................... 76
3.2. Phản địa đàng – từ viễn tưởng đến tính hiện thực thời sự và khả năng dự
báo…………………………………………………………………………………….80
3.2.1. Yếu tố khoa học viễn tưởng trong tiểu thuyết Mù lòa ............................. 80
3.2.2. Tính hiện thực thời sự và dự báo của văn học qua trường tiểu thuyết Mù
loà ......................................................................................................................... 88
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 93
PHỤ LỤC TIẾNG ANH ......................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 96
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chỉ trong nửa đầu thế kỷ XX, thế giới phải trải qua hai cuộc chiến tranh
khốc liệt và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Cùng với sự lên ngôi của bạo lực
là sự suy thoái của nền kinh tế, sự tan biến của các giá trị đạo đức cùng những kiến
trúc đồ sộ mà nhân loại đã dày công bồi đắp qua bao thế kỷ. Cả hành tinh lúc này bị
bao phủ bởi màu sắc xám xịt, tang thương đến rợn người. Khói lửa chiến tranh, tình
cảnh ly tán, tệ nạn xã hội cùng những mất mác đau thương đã hoàn toàn phá nát hi
vọng của con người về một xã hội lý tưởng với tự do, bình đẳng và bác ái. Có thể
nói, những dư chấn về tâm hồn của con người xuất phát từ chính những thành tựu
khoa học, vũ khí quân sự do chính con người tạo ra. Những biến chuyển khủng
khiếp của hành tinh đã khiến công chúng dần lo sợ về một xã hội u ám, hỗn loạn có
thể xuất hiện trong tương lai. Tâm thức này đã tác động đến những người yêu thích
văn chương, chưa bao giờ chúng ta thấy bạn đọc quan tâm đến thế giới phản địa
đàng trong các tác phẩm văn học lại rầm rộ như trong thế kỷ XX.
Đặc biệt, trong hai năm gần đây, sự bùng phát đại dịch Covid đã khiến
công chúng ngày càng quan tâm đến những tác phẩm viết về dịch bệnh. Bên cạnh
việc chú ý đến sự xuất hiện các sáng tác mới, bạn đọc còn tìm hiểu về những tiểu
thuyết đại dịch đã ra mắt trước đó để thấy được sự nhạy bén của văn học trong việc
phản ánh những biến chuyển xã hội bằng mô hình thế giới phản địa đàng. Sự tò mò
về trạng thái xã hội và phản ứng của con người trong và sau đại dịch đã thôi thúc
độc giả đào sâu từng tầng ý nghĩa của thế giới phản địa đàng trong những ấn phẩm
hư cấu về dịch bệnh.
1.2. Trong số những gương mặt xuất sắc của dòng văn học mô tả về một thế
giới phản địa đàng, người đọc không thể bỏ qua cái tên José Saramago - một tiểu
thuyết gia xứ Bồ Đào Nha. Cây bút Saramago đã thể hiện mình là một nhà quan sát
nhạy bén về con người, về những căn bệnh xã hội, mang đến cho độc giả những lăng
kính mạnh mẽ giúp mở rộng tầm nhìn về các vấn đề đang tồn tại trong cộng đồng.
Do những đóng góp to lớn với văn học, nhà văn đã được trao giải Nobel văn chương
vào năm 1998. Bằng một ngòi bút siêu thực và đầy ẩn dụ, José Saramago đã vẽ ra
trước mắt bạn đọc một thế giới đầy u ám với dục vọng, cái chết và sự xuống cấp của
nhân tính trong cuốn tiểu thuyết Mù lòa. Sức hấp dẫn từ tầng nghĩa ngụ ngôn từ
2
những trang viết đã cuốn hút chúng tôi đào sâu nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết Mù
lòa này.
1.3. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết
Mù lòa, chúng tôi nhận thấy tác phẩm đã được các học giả thế giới khám phá từ
nhiều góc độ khác nhau; tuy nhiên tại Việt Nam, chúng ta vẫn chưa dành cho nhà
văn Nobel này sự quan tâm xứng đáng. Dẫu văn bản tác phẩm đã có mặt tại Việt
Nam khá lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình đầy đủ hoặc một bài
luận mang tính học thuật đáng tin cậy nào về tiểu thuyết Mù lòa và thế giới phản địa
đàng trong tác phẩm.
Như vậy, xuất phát từ mong muốn giới thiệu cho bạn đọc một tiểu thuyết
đương đại đã tạo ra tiếng vang mạnh mẽ trên thế giới bởi những mô tả u ám về viễn
cảnh tương lai nhân loại, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Phản địa đàng trong tiểu
thuyết Mù lòa của José Saramago”. Qua việc khảo sát cuốn tiểu thuyết khoa học
viễn tưởng của cây bút tài hoa José Saramago, chúng tôi từng bước tìm hiểu rõ hơn
về dòng văn học dystopia và những cảnh báo của các nhà văn về những vấn đề nguy
hiểm đang tiềm ẩn trong cấu trúc xã hội và nội tại của con người.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mù lòa trên thế giới
Với lối kể chuyện hấp dẫn, phong cách viết độc đáo cùng tầng sâu tư tưởng
được ký thác trong từng tác phẩm, José Saramago đã chiếm lĩnh một vị trí quan
trọng trên văn đàn thế giới. Ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình ở tuổi hai
mươi tư với ấn phẩm đầu tay là tiểu thuyết ngắn Land of Sin (ban đầu có tựa đề là
The Widow). Tuy nhiên, cuốn sách đã không tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với
bạn đọc. Bẵng đi một thời gian dài, Saramago cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Manual
of Painting and Calligraphy vào năm 1977. Những năm sau đó, nhà văn liên tục
khẳng định tên tuổi của mình với những tác phẩm như: Raised from the Ground
(1980), Baltasar và Blimunda (tiếng Bồ Đào Nha: Memorial do Convention, 1982),
The Year of the Death of Ricardo Reis released (1984), The Stone Raft (1986). Đặc
biệt, cuốn sách Baltasar và Blimunda đã đưa ông đến gần hơn với bạn đọc thế giới.
Bằng sự miệt mài cống hiến cho văn chương và tài năng vốn có, José Saramago đã
trở thành trở thành nhà văn đầu tiên sáng tác bằng ngôn ngữ Bồ Đào Nha nhận giải
Nobel danh giá. Sự kiện quan trọng này đã củng cố danh tiếng của ông như một trong
3
những nhà văn được đánh giá cao nhất ở châu Âu. Cũng kể từ đó, các tiểu thuyết của
José Saramago được dịch ra nhiều thứ tiếng và thu hút được sự quan tâm rất lớn của
nhiều học giả trên thế giới. Cây bút tài hoa của Bồ Đào Nha đã lôi cuốn bạn đọc
bằng những nét độc đáo cả về hình thức nghệ thuật lẫn tư tưởng sâu sắc về xã hội và
con người. Về mặt hình thức, nhà văn từ chối tuân theo các quy tắc thông thường về
dấu câu và thường từ bỏ việc sử dụng danh từ riêng. Về mặt nội dung, tiểu thuyết gia
đã phản ánh nỗi sợ hãi và hy vọng của con người, khắc họa khả năng phục hồi của
con người giữa sự khốn khổ không thể chịu đựng được. Đồng thời những quan điểm
của nhà văn về chính trị, xã hội cũng được thể hiện tinh tế trong các sáng tác.
Trong các tiểu thuyết của Saramago, câu chuyện giả tưởng về một thành phố
bỗng dưng hóa mù trong tiểu thuyết Mù lòa (tiếng Bồ Đào Nha: Ensaio sobre a
cegueira, 1995) đã tạo được tiếng vang mạnh mẽ, khiến cho các học giả tò mò và
không ngừng đào sâu, tìm hiểu các tầng vỉa giá trị của nó ở nhiều góc độ khác nhau.
Qua việc lược khảo nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Mù lòa trên thế giới,
chúng tôi nhận thấy rằng có thể chia những phát hiện đó thành các khía cạnh mà
chúng tôi sẽ liệt kê sau đây:
Thứ nhất, chúng tôi nhận thấy rằng chiếm một phần khá lớn là những nghiên
cứu tập trung vào phân tích đề tài dịch bệnh, qua đó làm rõ sự đổ vỡ của bức tường
văn minh mà loài người đang sinh sống.
Để phản ánh rõ sự khác biệt trong hành vi của con người trước và trong thời
kì dịch bệnh, các học giả đã lựa chọn hình ảnh động vật trong tác phẩm làm
đối tượng chính. Trong bài viết Animal Imagery in Jose Saramago’s Blindness [2],
Arya Aryan và Zohreh Helali đã dựa trên lý thuyết Reader - Response để khám
phá tầm quan trọng của hình ảnh động vật trong tiểu thuyết Mù lòa. Đồng thời giải
thích mối liên hệ giữa chúng và sự suy tàn của nhân loại qua căn bệnh mù trắng. Cụ
thể, người viết nhận thấy Saramago đã gán các đặc điểm của động vật cho các nhân
vật và xây dựng quá trình con người phải trải qua để đến gần với trạng thái động vật.
Quá trình này cho thấy con người đang dần mất đi khả năng suy luận, từ bỏ đạo đức,
dẫn đến việc nền văn minh của loài người đang dần tan rã. Nhìn chung, nghiên cứu
đã đưa ra một góc nhìn khá mới mẻ, khẳng định hình ảnh động vật đóng vai trò hỗ
trợ một trong những chủ đề trung tâm của tác phẩm: mù tâm linh trong thế giới hiện
đại (spiritual blindness in the modern world). Bàn về hình ảnh động vật trong tiểu
4
thuyết Mù lòa còn có nghiên cứu của tác giả Bolt, David: Saramago’s Blindness:
Humans or Animals? (2007) và tác giả Cole, Kevin L.: Saramago‟s Blindness
(2006).
Bằng cách sử dụng khái niệm “becoming – animal”, Hania A. M. Nashef
trong nghiên cứu Becomings in J. M. Coetzee’s Waiting for the barbarians and José
Saramago’s Blindness [35] đã tìm ra mối liên hệ giữa hai tác phẩm Waiting for the
barbarians (Tạm dịch: Chờ đợi những kẻ man rợ) và Mù lòa. Theo Gilles Deleuze
và Félix Guattari, “becoming – animal” hoạt động như một nguồn sáng tạo, một khả
năng xuất hiện sự khởi đầu mới. Tuy nhiên, người viết nhận thấy “becoming –
animal” trong hai cuốn tiểu thuyết Mù lòa và Chờ đợi những kẻ man rợ đều mang
những ý nghĩa tiêu cực, dùng để chỉ một quá trình suy thoái. “Trong hai cuốn tiểu
thuyết, con người đều đã trải qua một quá trình biến đổi, biến chất thành một dạng
sống thấp hơn” (1) [35, tr.40]. Tác giả đã đi sâu vào phân tích các chi tiết để chứng
minh cho luận điểm này.
Xuất phát từ mối quan tâm đối với tình hình đại dịch trên thế giới, các nhà
nghiên cứu quốc tế đã liên hệ dịch mù trắng trong tiểu thuyết với các dịch bệnh từng
xuất hiện trong lịch sử:
Robert M. Feibel và Jennifer Arch trong bài viết Cuban Epidemic Optic
Neuropathy (1991 - 1993) and José Saramago’s Novel Blindness (1995) [19] đã nêu
lên một quan điểm khác với những nhận định trước đó về dịch mù trắng. Họ đưa ra
giả thuyết rằng: ý tưởng về dịch mù trắng trong Mù lòa không thuần hư cấu mà có
thể bị ảnh hưởng từ trận dịch bệnh thần kinh thị giác có thực ở Cuba. Trận dịch xuất
hiện ở Cuba từ cuối năm 1991 đến cuối năm 1993, số bệnh nhân lên đến hơn 50.000
người gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội và chính trị của nước này.
Các tác giả đã phát hiện khá nhiều điểm tương đồng giữa trận dịch ở Cuba và dịch
mù trong tiểu thuyết của Saramago như nguồn gốc bí ẩn của đại dịch, hệ thống kiểm
dịch, nạn đói, sự sụp đổ của xã hội,… Những điều này đã làm dấy lên nghi vấn rằng
dịch ở Cuba có thể thật sự định hình ý tưởng của Saramago, tác động đến cuộc thảo
luận của nhà văn về nạn đói và tổ chức chính trị trong tác phẩm.
Bài báo From literature to medicine - Seeing COVID-19 through José
Saramago’s Blindness [34] do Daniel Marchalik và Dmitriy Petrov viết đã chỉ ra
điểm tương đồng giữa đại dịch Covid-19 ngày nay và dịch mù trắng trong Mù lòa
5
của Saramago. Một điều dễ nhận thấy nhất giữa hai đại dịch là sự phơi bày những
bất công và bất bình đẳng trong xã hội, vạch trần sự tàn ác, điên loạn dưới bề mặt
văn minh của con người. Đồng thời cho thấy những vấn đề về phân biệt chủng tộc,
dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng,…. Nhìn chung, bài báo không đi sâu vào
việc phân tích các chi tiết hay ý nghĩa của tiểu thuyết Mù lòa mà đa phần tập trung
vào tình hình đại dịch Covid.
Đồng ý tưởng với bài viết của Daniel Marchalik và Dmitriy Petrov,
Blindness: behaviour in an epidemic [56] do Marta Zatta và Beatrice Braut thực hiện
cũng đối chiếu dịch mù trắng trong Mù lòa với dịch SARS-CoV-2 hiện nay. Các tác
giả đã phát hiện và phân tích những điểm tương đồng giữa đại dịch hư cấu và đại
dịch có thực như sự xuất hiện bất ngờ của virus, hành vi của con người trước đại
dịch, những điểm yếu của con người và xã hội khi đối mặt với thách thức từ dịch
bệnh, … Bên cạnh đó, bài viết đã phân tích điểm khác biệt sâu sắc giữa đại dịch
Covid và đại dịch mù lòa là kiến thức y học. Nghĩa là, thay vì thống kê số liệu về các
bệnh nhân mắc bệnh, số nạn nhân tử vong, tiến độ chứa bệnh của cơ sở y tế hay
phương pháp điều trị như những báo cáo khoa học về dịch bệnh, cuốn tiểu thuyết
của José Saramago lại tập trung làm sáng tỏ những vấn đề bên trong thế giới tinh
thần của con người: nỗi sợ hãi, sự thờ ơ, ác tâm và lòng vị tha. Điều này cho thấy
chứng mù trắng không phải căn bệnh vật lí mà là một hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ.
Do giới hạn đề tài, bài viết không đi vào phân tích nội dung hay nghệ thuật mà chỉ
dừng ở việc nêu lên một vài đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Mù lòa.
Các học giả cũng dành mối quan tâm khá lớn đến nguyên nhân làm thay đổi
hành vi khi dịch bệnh diễn ra. Đó là những vấn đề về xã hội, chính trị và những
thiếu sót của con người vốn đang tiềm tàng dưới vỏ bọc văn minh đẹp đẽ nay đã
được phơi bày toàn bộ.
Duncan McColl Chesney trong ấn phẩm Re-Reading Saramago on
Community – Blindness [11] đã phân tích cuốn tiểu thuyết Mù lòa để làm rõ suy nghĩ
của Saramago về nền tảng của cộng đồng con người và đạo đức trong một thế giới
đương đại. Người viết đã khái quát cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Bồ Đào Nha và
tóm tắt những phần chính của tiểu thuyết Mù lòa. Dựa trên các lí thuyết về triết học
đạo đức và chính trị, người viết đã chứng minh: dịch mù trắng là sự khám phá
những giá trị cơ bản của cá nhân để hình thành nền tảng cộng đồng khi không có sự