Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông – Phần 3 docx
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
170.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
904

Nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông – Phần 3 docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa

đàng phương Ðông – Phần 3

9- Nhìn lại nguồn gốc dân Việt

Khi xét về nguồn gốc dân Việt, chúng ta cần tổng hợp các nguồn tài liệu khác

nhau, trong đó có khối lượng đồ sộ về khảo cổ tích tụ từ thời Pháp thuộc. Các nhà

khảo cổ Việt Nam hiện đại đã đóng góp phần rất quan trọng trong việc khai quật,

sắp xếp, phân tích các di tích văn hoá cổ trên đất Việt Nam. Tuy nhiên di truyền

học (có lẽ vì quá mới mẻ ? và nhiều tốn kém ?) gần như vắng mặt trong những

nghiên cứu này. Di truyền học là một ngành không thể thiếu trong việc nghiên cứu

gốc gác chủng tộc. Thật vậy, văn hoá có thể vay mượn, và ngôn ngữ phần lớn tuy

có liên hệ với nguồn gốc, nhưng những dây liên hệ rất phức tạp; khi có sự hợp

chủng, ngôn ngữ không những chịu ảnh hưởng của sự lai giống, mà còn tuỳ vào

những yếu tố như sức mạnh tương đối các giống dân, số đông và khả năng chuyên

chở rõ ý tưởng.

Trong tình trạng thiếu hiếm dữ kiện di truyền học về dân Việt các miền và về

những sắc tộc có liên hệ gốc gác với người Việt như Tày, Mường, Ba-Na, Gia￾Rai..., "Địa đàng ở phương Đông" là một nguồn tư liệu rất quý. Tính chất cổ xưa

của di tố các dân tộc toàn vùng Đông Nam Á do Oppenheimer nêu ra, kết hợp với

kết quả nghiên cứu sọ cổ, đưa đến kết luận là "người hiện- đại" đến từ Phi châu đã

sống trong vùng Đông Nam Á từ sáu mươi ngàn năm trước cho đến thời đá mới

(khoảng 8 ngàn năm trước). Họ là người thuộc chủng Australoid- Melanesian cổ.

Tuy có những thay đổi đặc điểm nhân chủng theo khí hậu và môi trường (qua sự

lựa chọn, đột biến tự nhiên của genes), cư dân trên đất Việt trước thời đá mới

(thuộc các văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn) là những người thuộc chủng nói

trên, cũng như các nhóm dân khác sống trong cùng vùng lúc ấy và cùng khí hậu (ở

Ần độ, Miến Điện -Myanmar-, Thái Lan, Cao Miên -Kampuchia-....). Họ có đại

diện cùng chủng ở New Guinea, nơi cư dân cổ sống trong những vùng hẻo lánh, ít

tiếp xúc với các chủng khác. Họ có đặc điểm như mũi to, tóc quăn, mặt rộng, cung

mày rộng, vùng chân răng (prognath ) vẩu, đầu to dài, da ngâm đen.

Xuất phát từ cùng một nhóm người với cùng ngôn ngữ gốc Austric, nhưng sống

trên một vùng quá lớn, những nhóm cư dân Australoid này tất nhiên có những

ngôn ngữ khác nhau. Từ tiếng nói chung lúc đầu, hai nhóm tiếng chính thành hình:

nhóm nói tiếng Nam Đảo (austronesian, như tiếng Indonesia và thổ ngữ các đảo

Thái Bình Dương), và tiếng Nam Á (austroasiatic) là tiếng nói của người Việt

Nam, Munda, Khmer, Môn và một số thổ dân Thái Lan, Mã Lai. Phương pháp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!