Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân Cấp Đầu Nguồn Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Sử Dụng Đất Hợp Lý Cho Quy Hoạch Sử Dụng Đất Cấp Bản Tại Khu Vực Suối Mẻn Bản Na Sa Kang Huyện Sầm Nưa Tỉnh Hủa Phăn Nước Chdcnd Lào
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Bé N¤NG NGHIÖP Vµ PTNT
Tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp
******o0o*****
Vi Lay Ph«ng V¤NG KH¡M PAN
Ph©n cÊp ®Çu nguån vµ ®Ò xuÊt mét sè gi¶i
ph¸p sö dông ®Êt hîp lý cho quy ho¹ch sö
dông ®Êt cÊp b¶n t¹i khu vùc suèi mÎn, b¶n Na
Sa Kang, huyÖn xÇm N-a, tØnh Hña Ph¨n n-íc
CHDCND Lµo
Chuyªn ngµnh: L©m häc
M· sè: 60.62.60
LuËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc :
PGS.TS Hoµng Kim Ngò
Hµ T©y, 2007
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Bé N¤NG NGHIÖP Vµ PTNT
Tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp
******o0o*****
Vi Lay Ph«ng V¤NG KH¡M PAN
Ph©n cÊp ®Çu nguån vµ ®Ò xuÊt mét sè gi¶i
ph¸p sö dông ®Êt hîp lý cho quy ho¹ch sö
dông ®Êt cÊp b¶n t¹i khu vùc suèi mÎn, b¶n Na
Sa Kang, huyÖn SÇm N-a, tØnh Hña Ph¨n n-íc
CHDCND Lµo
LuËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp
Hµ T©y, 2007
Lêi c¶m ¬n
§Ó hoµn thµnh b¶n luËn v¨n th¹c sü nµy, t«i ®· nhËn ®-îc nhiÒu sù gióp ®ì nhiÖt
t×nh cña c¸c thÇy c« gi¸o h-íng dÉn khoa häc, c¸c nhµ khoa häc, c¸c ®ång nghiÖp,
Khoa L©m häc, Khoa Sau ®¹i häc – Tr-êng §¹i häc l©m nghiÖp, UBND, Phßng lâm
nghiệp, phßng khÝ t-îng thuû v¨n huyÖn XÇm N-a, tØnh Hña Ph¨n n-íc CHDCND Lµo
vµ c¸c ®Þa ph-¬ng n¬i t«i thùc hiÖn nghiªn cøu.
Tr-íc tiªn, t«i xin ®Æc biÖt c¶m ¬n PGS.TS. Hoµng Kim Ngò lµ ng-êi h-íng dÉn
khoa häc ®· tËn t×nh h-íng dÉn t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn luËn v¨n. T«i xin ch©n
thµnh c¶m ¬n TS. Ph¹m V¨n §iÓn ®· ®ãng gãp c¸c ý kiÕn quý b¸u cho b¶n luËn v¨n,
cung cÊp tµi liÖu vµ gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh thu thËp sè liÖu t¹i hiÖn tr-êng.
T«i còng xin c¶m ¬n Khoa Sau ®¹i häc ®· t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho t«i trong
qu¸ tr×nh häc tËp vµ hoµn thµnh luËn v¨n th¹c sü.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n UBND, Phßng lâm nghiệp, phßng khÝ t-îng thuû v¨n
huyÖn XÇm N-a, tØnh Hña Ph¨n n-íc CHDCND Lµo, UBND nh©n d©n c¸c b¶n trong
khu vùc suèi MÎn ®· t¹o ®iÒu kiÖn, cung cÊp th«ng tin vµ sè liÖu gióp t«i hoµn thµnh
b¶n luËn v¨n th¹c sü nµy.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
T¸c gi¶
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc CHDCND Lào, thượng nguồn của con sông
Nặm Mà và suối Mẻn, Hủa Phăn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo
vệ và phát triển bền vững cho vùng Đông Bắc của Tổ Quốc. Vùng đầu nguồn có vai
trò quan trọng trong việc phòng tránh thiên tai như lũ lụt, hạn hán, xói mòn… của
vùng thượng nguồn đặc biệt là trong công tác phòng hộ đầu nguồn. Nó được coi là
một trong những nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ cho sự bình yên và phồn thịnh
của dân tộc.
Vùng đầu nguồn suối Mẻn là một hệ thống kinh tế - sinh thái phức tạp do 3 hệ
thống con tạo thành, gồm hệ thống sinh thái, hệ thống kinh tế, hệ thống xã hội. Do
sự tồn tại của điều kiện sinh thái tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội có tính chất tiểu
khu vực và sự khác biệt khá rõ nét về mặt kết cấu, chức năng, công dụng, về đặc
điểm ranh giới của hệ thống. Điều đó đặt ra yêu cầu cần phân chia vùng đầu nguồn
thành các đơn vị nhỏ hơn, đồng nhất hơn để tạo thuận lợi cho việc quản lý và việc
quy hoạch sử dụng đất trong khu vực. Các thảm thực vật vùng đầu nguồn phân bố
theo không gian, thời gian và là những vùng có độ dốc cao, nên đây cũng là những
vùng có tiềm năng xói mòn mạnh và nguy cơ khô hạn cao, chúng làm cho đất đai bị
thoái hoá và không còn sức sản xuất.
Phân cấp đầu nguồn làm cơ sở đề xuất những giải pháp quy hoạch sử dụng đất
hợp lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng, đồng thời xây
dựng cơ sở khoa học để hoàn thiện công nghệ phân cấp đầu nguồn vi mô. Đây là
những yêu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn cho quản lý lưu vực, quản lý
bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng đầu nguồn. Vì vậy, nghiên cứu phân cấp đầu
và xây dựng giải pháp sử dụng đất hợp lý đầu nguồn lưu vực suối Mẻn là rất cần
thiết, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Thực trạng hiện nay, vùng đầu nguồn suối Mẻn đang đứng trước những thách
thức rất lớn về vấn đề môi trường sinh thái. Để giải quyết tình trạng đó, vấn đề đặt
ra là phải có biện pháp quy hoạch lại toàn bộ khu vực, đồng thời đề ra những giải
pháp và quyết sách cụ thể để bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng và phân bổ đất đai
cho sản xuất nông lâm nghiệp một cách hợp lý với mục tiêu tận dụng tối đa mọi
2
tiềm năng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, sức lao động nhằm phục vụ cho sự phát
triển toàn vẹn, lâu dài và bền vững.
Muốn quá trình quy hoạch sử dụng đất được diễn ra thuận lợi, trước tiên ta
phải tiến hành phân cấp đầu nguồn, có nghĩa là phân cấp toàn bộ lưu vực suối Mẻn
thành các cấp khác nhau như là một sự mô tả khả năng và các nguy cơ xói mòn đất
theo đặc điểm tiềm năng địa hình, dựa vào các đặc trưng địa lý và môi trường của
khu vực. Đặc biệt quan tâm đến quá trình suy thoái đất và nước cũng như các biện
pháp ngăn chặn chúng thông qua việc sử dụng đất thích hợp. Từ đó lập bản đồ phân
cấp đầu nguồn, đây là một bức tranh hai chiều về cấp đầu nguồn của toàn bộ lưu
vực suối Mẻn. Nó thể hiện được sự phân bố địa lý của các cấp đầu nguồn khác nhau
thông qua cách sử dụng màu.
Xuất phát từ những lý do trên và mong muốn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở
khoa học và xây dựng tiêu chí phân cấp đầu nguồn cho lưu vực suối Mẻn tôi ®· thùc
hiện đề tài “Phân cấp đầu nguồn và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hợp lý
cho quy hoạch sử dụng đất cấp bản tại khu vực suối Mẻn, bản Na Sa Kang, huyện
Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào”.
3
Phần I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm phân cấp đầu nguồn.
Phân cấp đầu nguồn là phân chia diện tích vùng đầu nguồn thành các cấp khác
nhau như là một sự mô tả về các nguy cơ xói mòn đất theo đặc điểm địa hình dựa
vào các đặc trưng địa lý và môi trường của chúng. Phân cấp đầu nguồn tập trung
vào quá trình suy thoái đất và nước cũng như các biện pháp ngăn chặn chúng thông
qua việc sử dụng đất thích hợp.
Cấp đầu nguồn là tập hợp các khu vực cảnh quan có những đặc trưng nhất
định về địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu thuỷ văn, và kinh tế xã hội. Mỗi cấp
đầu nguồn thích hợp cho một kiểu sử dụng đất đặc trưng.
Phân cấp đầu nguồn là công việc chuyên môn, cụ thể là phân chia hệ thống
đầu nguồn ra thành các cấp khác nhau, trong mỗi một cấp đầu nguồn có những đặc
trưng tương đối ®ång nhất về điều kiện vị trí, đặc điểm đia hình và tài nguyên thiên
nhiên cũng như hệ thống canh tác nhằm mục đích quản lý bền vững tài nguyên và
phát triển kinh tế xã hội trên từng cấp đầu nguồn ấy và rộng hơn là toàn bộ hệ thống
đầu nguồn. Như vậy, kết quả của phân cấp hệ thống đầu nguồn là phân chia hệ
thống đầu nguồn ra những vùng tương đối đồng nhất để quản lý bền vững tài
nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và các tài nguyên khác. Trên cơ
sở đó quy hoạch và quản lý sẽ được tiến hành trên những vùng đồng nhất hơn, đơn
giản hơn. Như vậy, xây dựng cở sở hạ tầng, phát triển hệ thống canh tác và quản lý
tài nguyên trên hệ thống đầu nguồn sẽ bảo đảm bền vững hơn.
Trên cơ sở phân cấp đầu nguồn chúng ta xác định cấp đầu nguồn cho từng vị
trí của vùng đầu nguồn, tô màu hoặc nối liền các vị trí có cùng cấp với nhau ta sÏ
được bản đồ phân vùng đầu nguồn. Trong mỗi diện tích đó có sự đồng nhất nhất
định về tiềm năng xói mòn, điều kiện tự nhiên và có những biện pháp ứng xử tương
đối giống nhau phục vụ nhu cầu của phát triển bề vững.
Về mặt thực tiễn, phân cấp đầu nguồn là cơ sở để đánh giá tiềm năng của đất
đai cho sản xuất nông lâm nghiệp, là cơ sở khoa học cho quy hoạch sử dụng đất bền
vững và là cơ sở cho các cơ quan nhà nước hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc sử
dụng đất đai, tài nguyên, theo nhu cầu của phát triển bền vững. Bản đồ phân cấp
4
đầu nguồn là một công cụ quan trọng, giúp quản lý bền vững hệ thống đầu nguồn,
cụ thể hơn là quản lý tài nguyên thiên nhiên mà con người được đặt ở vị trí trung
tâm.
Như vậy, phân cấp đầu nguồn cho phép xác định vị trí của những vùng rủi ro
có liên quan đến sử dụng đất.
Trong phạm vi rộng lớn hơn, mục tiêu quan trọng nhất của phân cấp đầu nguồn
là góp phần phục vụ cho việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm
mang lại lợi ích cho người dân sống trong vùng đầu nguồn và toàn xã hội.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Về phân cấp đầu nguồn
- Vào những năm 1960, GS.TS. Davide Wordrige đã xây dựng một phương
trình phân cấp đầu nguồn có dạng:
Yi=A0+A 1 X1+A 2X 2+…….A nXn
Trong đó: Yi
: Giá trị cấp đầu nguồn
A0-An : Hằng số thay đổi theo vùng
X1-Xn: Các nhân tố tự nhiên.
Ai
: Các hệ số biến đổi theo vùng.
Cùng với đó, tác giả xây dựng thang giá trị đầu nguồn biến thiên từ 0.0 (cực
tiểu) tới 5.5 (cực đại) trong sự phụ thuộc vào mức độ chia cắt của địa hình và dạng
đất, và chia vùng đầu nguồn ra thành 10 cấp. Mỗi cấp ứng với một khoảng giá trị
đầu nguồn nhất định. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thời điểm mới, thì các đặc trưng
vÒ dạng đất và địa hình được điều chỉnh cho phù hợp với quy mô phân cấp, đặc
điểm địa hình và dạng đất nơi phân cấp.v.v.
Từ năm 1980 đến năm 1990 phương pháp này được áp dụng vào phân cấp
đầu nguồn cho Thái Lan. Sau đó đến năm 1996 phương pháp này lại được phát triển
để phân cấp đầu nguồn vùng hạ lưu sông Mê Công.
- Năm 1979 phương pháp Raster đã được áp dụng lần đầu tiên vào phân cấp
đầu nguồn ở Thái Lan nhờ GS.TS. Davide Wordrige. Dự án phân cấp đầu ở Thái
Lan được triển khai để chống lại sự suy giảm độ che phủ rừng gây ra do việc gia
tăng các nhu cầu làm ảnh hưởng đến tài nguyên đất trong những thập kỳ qua. Theo
phương pháp này người ta chia lãnh thổ Thái Lan thành những ô vuông có diện tích
5
bằng nhau (1 km2
). Gía trị cấp đầu nguồn, các biến số được các nhà nghiên cứu xác
định cho từng ô vuông trên toàn diện tích lãnh thổ Thái Lan. Bước tiếp theo là xây
dựng phương trình cơ bản phân cấp đầu nguồn sau đó nội suy sẽ tính được giá trị
của cấp đầu nguồn cho từng ô. Năm biến số được lựa chọn để xây dựng phương
trình phân cấp đầu nguồn ở Thái Lan gồm có: độ dốc, dạng đất, độ cao, đất và địa
chất.
Phương trình phân cấp đầu nguồn có dạng như sau:
WSC = a + b(X1)+ c (X2) + d (X3) + e (X4) + f (X5)
Trong đó: a, b, c, d, e, f, là các biến số thay đổi theo vùng
X1 là độ dốc, X2 là dạng đất, X3 là độ cao, X4 là địa chất, X5 là đất
WSC (Yi) là giá trị cấp đầu nguồn.
Kết quả là trong phân cấp đầu nguồn ở Thái Lan, các chuyên gia đã chia toàn
bộ lãnh thổ Thái Lan ra thành 5 cấp với các giá trị của cấp đầu nguồn cụ thể(Yi),
mỗi cấp có các đặc điểm đặc trưng cho 1 kiểu sử dụng đất. Đó là:
+ Cấp (1) Rừng phòng hộ: Đây là kiểu sử dụng đất với việc duy trì rừng tự
nhiên với những cấu trúc tự nhiên của nó. Ở cấp này rừng gần như không có tác
động của con người trừ việc bảo vệ khỏi lửa và những tác động xâm hại trái phép
vào rừng.
+ Cấp (2) Rừng sản xuất: Đây là kỉeu ssử dụng đất với việc xây dựng, duy trì
và phát triển rừng bằng các phục hồi tự nhiên hoặc là trồng rừng, việc khai thác gỗ
thườngphải giới hạn trong những quy định của luật pháp để bảo vệ đất và bảo vệ
nguồn nước.
+ Cấp (3) Đất vườn cây ăn quả và nông lâm kết hợp: Đây là kiểu sử dụng đất ở
nơi đất cao, dốc vừa phải với việc xây dựng những vườn cây công nghiệp, vườn cây
ăn quả và cũng có thể chăn thả súc vật hay canh tác them một vài loài cây nông
nghiệp khi có biện pháp bảo vệ đất.
+ Cấp (4) Đất nông nghiệp vùng cao: Đây là kiểu sử dụng đất ở nơi có độ dốc
nhỏ nhưng thiếu nước với các loài cây nông nghiệp theo hàng, cây ăn quả và chăn
thả súc vật, ít cần các biện pháp bảo vệ đất.