Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phản biện xã hội - nhìn từ góc độ luật học
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
293.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
900

Phản biện xã hội - nhìn từ góc độ luật học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

t¹p chÝ luËt häc sè 5/2011 3

PGS.TS. NguyÔn V¨n §éng *

1. Phản biện xã hội - đối tượng điều

chỉnh của pháp luật

1.1. Khái niệm "phản biện xã hội" và tư

tưởng pháp luật về phản biện xã hội

Trước hết, về khái niệm "phản biện xã

hội", không nên đồng nhất từ "phản biện"

với việc nhận xét luận văn thạc sĩ, luận án

tiến sĩ, trong đó có khen, có chê. Trong trường

hợp này, "phản biện xã hội" là "sự phản ứng

mang tính phủ định trên tinh thần xây dựng,

góp ý của xã hội đối với chính sách, pháp

luật của nhà nước". Nói cách khác, đó là sự

phê phán, phê bình của xã hội dựa trên

những căn cứ khoa học đối với chính sách,

pháp luật của nhà nước để nhà nước xem

xét, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những

hạt nhân hợp lí rồi sửa đổi hay bổ sung, thậm

chí huỷ bỏ dự thảo chính sách, pháp luật

hoặc chính sách, pháp luật đang thi hành.

Với ý nghĩa như vậy thì trong "phản biện

xã hội" không có chỗ dành cho "lời khen"

mà chỉ có chỗ cho "lời chê". Nhưng điều quan

trọng ở đây là ai "chê", "chê" cái gì, “chê”

như thế nào và "chê" nhằm mục đích gì?...

Đó là những vấn đề nhận thức quan trọng mà

chúng ta cần giải quyết trước khi nói tới tư

tưởng pháp luật về phản biện xã hội.

Ngay trong cụm từ (hay khái niệm)

"phản biện xã hội" đã chỉ ra chủ thể của

phản biện là bất cứ cá nhân, tổ chức nào

trong xã hội. Đối tượng của phản biện, theo

chúng tôi là chính sách, pháp luật của nhà

nước vừa ở giai đoạn đang được soạn thảo

(hay đang được xây dựng), vừa trong giai

đoạn đang được thực thi. Cơ sở của phản

biện là những căn cứ lí luận và thực tiễn liên

quan đến xuất phát điểm để xây dựng chính

sách, pháp luật; đối tượng tác động của

chính sách, pháp luật và hậu quả của việc

thực thi chính sách, pháp luật. Mục đích của

phản biện trong giai đoạn soạn thảo (hay xây

dựng) chính sách, pháp luật là giúp cho các

nhà hoạch định chính sách, pháp luật nhìn ra

được những hậu quả tiêu cực sẽ đem đến cho

xã hội nếu như chính sách, pháp luật được

thông qua và đưa ra áp dụng trong xã hội, để

họ có những phương án ứng phó có hiệu

quả. Còn ở giai đoạn thực thi chính sách,

pháp luật thì phản biện nhằm thông tin

(thông báo) cho các cơ quan có thẩm quyền

của nhà nước biết về những hậu quả xấu

đang đem đến cho xã hội từ việc thực thi

toàn bộ hay một phần chính sách, pháp luật

để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời

sửa đổi hay bổ sung hoặc bãi bỏ toàn bộ hay

một phần chính sách, pháp luật đó.

- Trước khi xác định được "phản biện xã

hội" là đối tượng điều chỉnh của pháp luật thì

phải có tư tưởng pháp luật về phản biện xã

hội mà muốn có tư tưởng pháp luật về phản

biện xã hội thì trước hết cần có tư duy pháp

lí mới (nhận thức pháp lí mới) về phản biện

xã hội mà tinh thần cơ bản của nó là coi

phản biện xã hội không chỉ là hiện tượng

* Giảng viên chính Khoa hành chính-nhà nước

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!