Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
832.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1156

Phản biện xã hội của mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (Dưới góc độ luật Hiến pháp)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

PHẢN BIỆN XÃ HỘI

CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

(DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HIẾN PHÁP)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

PHẢN BIỆN XÃ HỘI

CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

(DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HIẾN PHÁP)

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số : 60 38 01 02

Luận văn thạc sỹ Luật học

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. BÙI XUÂN ĐỨC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan luận văn “Phản biện xã hội của Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam (dƣới góc độ Luật Hiến pháp)” là

công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa

học của GS.TS. Bùi Xuân Đức.

Các số liệu trong luận văn trung thực, có dẫn chiếu,

tham chiếu đầy đủ nguồn theo quy định của một công trình

khoa học. Những kết quả nghiên cứu của luận văn chưa

từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải Vân

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

ĐCSVN : Đảng cộng sản Việt Nam

HTCT : Hệ thống chính trị

HĐND : Hội đồng nhân dân

MTTQ : Mặt trận tổ quốc

QCDC : Quy chế dân chủ

QPPL : Quy phạm pháp luật

TTCP : Thủ tướng Chính phủ

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

TTND : Thanh tra nhân dân

UBND : Ủy ban nhân dân

UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc Hội

VUSTA : Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu...................................................................................2

3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu của đề tài........3

4. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:......................................3

5. Bố cục đề cƣơng chi tiết ...............................................................................3

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN - PHÁP LÝ VỀ PHẢN BIỆN XÃ

HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM DƢỚI GÓC ĐỘ LUẬT HIẾN

PHÁP..........................................................................................................................4

1.1. Khái niệm phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam..............4

1.1.1. Khái niệm phản biện xã hội .................................................................4

1.1.2. Khái niệm phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ...........10

1.1.3. Tính chất phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ............18

1.2. Mục đích, vai trò, nhiệm vụ phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam..........................................................................................................19

1.2.1. Mục đích phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam............19

1.2.2. Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.................20

1.2.3. Nhiệm vụ phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ............22

1.3. Nội dung, hình thức phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

..........................................................................................................................24

1.3.1. Nội dung phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam........................24

1.3.2. Hình thức phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam............25

Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................31

CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI

CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP THỰC

HIỆN.........................................................................................................................32

2.1. Thực trạng hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam hiện nay ..................................................................................................32

2.1.1. Đánh giá khái quát về hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam..............................................................................................32

2.1.2. Đánh giá khái quát về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam ..............................................................................................................42

2.1.3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được ........................................46

2.2. Những bất cập, hạn chế trong hoạt động phản biện xã hội của Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam và nguyên nhân của nó..........................................47

2.2.1. Về tổ chức triển khai Nghị quyết đại hội Đảng .................................47

2.2.2. Về quy định của pháp luật và cơ chế hiện hành ................................48

2.2.3. Phản biện xã hội mang tính hình thức, chiếu lệ ................................50

2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.........................................51

2.3. Giải pháp tăng cƣờng và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam về phản biện xã hội................................................................................56

2.3.1. Xây dựng cơ chế phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.56

2.3.2. Hoàn thiện các quy định của Hiến pháp 1992, pháp luật có liên quan

đến hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...............64

2.3.3. Nâng cao năng lực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để thực hiện

nhiệm vụ phản biện xã hội ...........................................................................67

Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................70

KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và chủ trương sửa đổi, bổ sung

Hiến pháp 1992 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới của Việt Nam

tiếp tục được Văn kiên của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nhà nước ta là

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ ở nước ta (sửa đổi, bổ sung năm 2011) cũng khẳng định: “Nhà nước

ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân

dân”, đồng thời cũng đã bổ sung “kiểm soát quyền lực nhà nước” là một nguyên tắc

tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta.

Việt Nam nói riêng và xã hội hiện đại nói chung đang tồn tại nhiều loại quyền

lực trong đó quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước là hai loại quyền lực quan

trọng và có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, trong một nhà nước duy nhất một

đảng cầm quyền như ở Việt Nam thì rất khó phân biệt rạch ròi giữa quyền lực nhà

nước với quyền lực chính trị. Khi có quyền lực trong tay thì sự chuyên chế, lạm dụng

quyền lực sẽ xảy ra bởi: “Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của quyền lực

nhà nước là tính độc quyền sử dụng sức mạnh vũ lực, hay được coi là là sự độc

quyền sử dụng sức mạnh cưỡng chế với toàn thể cư dân. Không một chủ thể nào có

thể cạnh tranh với nhà nước trong việc sử dụng sức mạnh cưỡng chế

1

. Vì thế, cần

thiết phải có sự hạn chế, kiểm soát quyền lực nhà nước. Mục đích của sự hạn chế

quyền lực này là để thực hiện dân chủ, mở rộng sự tham gia của nhân dân vào quyền

lực nhà nước, đảm bảo quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Vì thế, việc phản biện

xã hội của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và đoàn thể nhân dân là

một trong những phương thức hữu hiệu để nhằm hạn chế và kiểm soát quyền lực nhà

nước, là nói lên sự phản hồi của xã hội đối với các hoạt động lãnh đạo, quản lý của

Nhà nước.

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa mà phản biện xã hội đem lại, Đảng

và Nhà nước ta đã ban hành chủ trương, đường lối và các quy định về phản biện xã

hội của MTTQ Việt Nam, trong đó tại Điều 9 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm

2001) xác định rõ MTTQ Việt Nam có vai trò là một thiết chế quan trọng cùng với

nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân xây dựng và củng cố

chính quyền nhân dân, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân.

1 Xem Đỗ Minh Khôi, Các cách thức chế ngự quyền lực nhà nước,

http://hcmulaw.edu.vn/mambots/editors/zoomlatsck2/fckeditors.html?

2

Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến thời điểm này nhận thức về lý luận cũng như

thực tiễn về hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam chưa được nghiên cứu

đầy đủ và thấu đáo, những văn bản QPPL quy định về phản biện xã hội của MTTQ

vẫn chưa được thể chế hóa, có chăng là những quy định liên quan đến phản biện của

MTTQ như: Hiến pháp 1992, Luật MTTQ Việt Nam 1999, Luật Tổ chức Chính phủ

năm 2001, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)

năm 2003, Luật Ban hành văn bản QPPL (2008), Luật Ban hành văn bản QPPL của

HĐND và UBND năm 2004…Phản biện xã hội chính là một trong nội dung của

nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân, nguyên tắc quyền lực thuộc

về nhân dân, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền góp ý kiến, kiến

nghị; quyền về chính trị…mà Hiến pháp đã quy định. Tuy nhiên, tất cả các quy định

trong các văn bản pháp luật trên chưa tạo được một cơ chế pháp lý đầy đủ về phản

biện của MTTQ. Do đó, việc thực hiện phản biện để phát huy tính dân chủ và hiệu

quả hoạt động của MTTQ trong giai đoạn hiện nay vẫn còn mang tính tự phát, chủ

yếu là thông qua hoạt động góp ý kiến, kiến nghị. Vì thế, việc hoàn thiện một cơ chế

pháp lý để MTTQ phát huy được vai trò phản biện của mình là một điều cần thiết

cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Phản biện xã hội

của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (dƣới góc độ Luật Hiến pháp)” làm đề tài

nghiên cứu luận văn thạc sỹ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, tác giả đã tìm hiểu một số sách, công trình nghiên cứu, tác

phẩm của một số cơ quan, cá nhân, tổ chức ở trung ương cũng như địa phương liên

quan đến phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, cụ thể như:

Sách “Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền” của TS. Hồ Bá Thâm

và CN. Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (đồng chủ biên) (Nxb. Chính trị quốc gia năm

2010); Sách “Phản biện xã hội – câu hỏi đặt ra từ cuộc sống” của tác giả Trần Đăng

Tuấn (Nxb Đà Nẵng năm 2006); Đề tài luận văn thạc sỹ Luật học: “Vai trò của

MTTQ Việt Nam trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn” từ

thực tiễn Tp.HCM của tác giả Đào Anh Tuấn (năm 2010); Đề tài luận văn thạc sỹ

Luật học: “Điều chỉnh pháp luật đối với phản biện xã hội” của tác giả Lê Phương

Mai (năm 2010). Đặc biệt đề tài luận án Tiến sỹ: “Thực hiện chức năng giám sát và

phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thọ Ánh

nhưng nghiên cứu dưới góc độ chính trị học.

Ngoài ra, tác giả cũng đã tìm đọc được một số tác phẩm, báo cáo, bài viết khác

có liên quan đến phản biện xã hội và vai trò của MTTQ Việt Nam như: “Phản biện

xã hội: ý nghĩa, cơ chế và điều kiện thực thi” của Bùi Xuân Đức; “Phản biện xã hội –

Nhìn từ góc độ luật học” của Nguyễn Văn Động; “Thực trạng và những vấn đề đặt

ra trong giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Tp.HCM” – Phạm Văn Hải; Vai trò

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!