Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nuôi bò thịt - Kỹ thuật - Kinh nghiệm - chương 7 docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nuôi bò thịt
Đinh Văn Cải
97
Chương 7
NUÔI DƯỠNG BÒ THỊT
Để chăn nuôi bò đạt hiệu quả chúng ta cần hiểu cấu tạo chức năng cũng như
quá trình tiêu hóa thức ăn của các phần trong ống tiêu hóa của con vật.
7.1. CƠ QUAN TIÊU HÓA VÀ SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở BÒ
Trâu, bò, dê, cừu là những động vật nhai lại, có cấu tạo cơ quan tiêu hóa đặc
biệt, nhờ đó mà chúng có thể sống chỉ bằng cỏ, cây, thực vật. Cơ quan tiêu hóa của
động vật nhai lại gồm có: miệng, lưỡi, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già.
7.1.1. Miệng và thực quản
Bò không có răng cửa hàm trên, thức ăn được lấy vào miệng nhờ lưỡi dài, linh
động, cuốn thức ăn vào miệng. Khi gặm trên đồng cỏ, bò dùng lưỡi vơ thức ăn vào
miệng, cùng với hàm bứt thức ăn. Thức ăn được nhào trộn qua loa trong khoang
miệng để tẩm nước bọt rồi tống xuống dạ cỏ. Tuyến nước bọt nằm ở trong xoang
miệng và tiết ra nước bọt với pH kiềm 8,2. Thức ăn nuốt xuống dạ dày qua thực quản
trong trạng thái rất thô. Sau đó thức ăn thô từ dạ cỏ được ợ lên nhai lại. Một ngày bò
cần khoảng 7-8 giờ để nhai lại. Khi nhai lại bò tiết nước bọt, vì vậy có tác dụng trung
hòa axit ở dạ cỏ.
Từ đặc điểm này, khi cấp thức ăn cho bò tại chuồng ta phải chặt ngắn rơm cỏ (8-
10cm) để bò thuận lợi trong quá trình lấy thức ăn và nuốt thức ăn xuống dạ dày.
7.1.2. Dạ dày của bò
Bò thuộc nhóm động vật nhai lại, có dạ dày “kép” gồm có 4 ngăn, nhờ vậy mà
chúng có thể sử dụng có hiệu quả các loại thức ăn thô như rơm cỏ và biến chúng
thành những chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bốn ngăn đó là: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá
sách và dạ múi khế. Dạ múi khế là dạ dày thực tương tự như dạ dày heo (động vật
dạ dày đơn), ba ngăn còn lại gọi chung là dạ dày trước.
Dạ cỏ, dạ tổ ong: Là hai phần của dạ dày nhưng giữa chúng chỉ có một vách
ngăn nhỏ và chức năng của chúng trong dạ dày cũng không khác biệt vì thế người ta
thường gộp chung dạ cỏ và dạ tổ ong trong vai trò tiêu hóa. Dạ cỏ và dạ tổ ong chiếm
dung tích 80-85% toàn bộ dạ dày và khoảng 50% thể tích xoang bụng. Chất chứa trong
dạ cỏ và dạ tổ ong được trộn lẫn một cách tự do. Thành của dạ tổ ong có cấu trúc kiểu
rỗ tổ ong và thường tìm thấy vật cứng như đinh, sắt ở đây. Dạ cỏ vừa là nơi dự trữ
thức ăn, vừa là “nồi lên men” khổng lồ. ễÛ đây có hàng tỷ vi sinh vật dạ cỏ tấn công và
bẻ gãy những phần tương đối khó tiêu hóa của thức ăn. Chính dạ cỏ là cơ quan cung
cấp cho động vật nhai lại khả năng chuyển hóa cellulose, hemicellulose (từ cỏ rơm)
thành năng lượng.
Dạ lá sách: Sau khi được lên men ở dạ tổ ong và dạ cỏ, thức ăn đi xuống dạ lá
sách. Dạ lá sách hoạt động như một chiếc bơm lọc nước và thức ăn nhuyễn. Phần
thức ăn còn thô không được phép đi vào dạ lá sách. Đây cũng là nơi hấp thu nước,
khoáng và nitrogen.
Dạ múi khế: Đây là dạ dày thực vì ở đây tiết ra dịch dạ dày gồm HCl, enzyme
tiêu hóa pepsin và renin. ở bê mới sinh dạ múi khế chiếm khoảng 80% thể tích toàn
dạ dày, trong khi bò trưởng thành tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10%. Thức ăn xuống đây
chỉ tồn tại từ 1-2 giờ.