Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nội dung của lối sống theo pháp luật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
34 t¹p chÝ luËt häc sè 5/2011
TS. Lª Thanh ThËp *
ối sống là hệ thống các hoạt động sống
của cá nhân hoặc của cộng đồng trong
điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Sự hình
thành và thể hiện của lối sống không chỉ
trong lao động sản xuất mà còn thể hiện
trong cả các hoạt động khác của con người
như hoạt động chính trị, hoạt động xã hội,
hoạt động tư tưởng văn hoá, hoạt động pháp
luật, hoạt động thể dục thể thao… Lối sống
vừa là sản phẩm của điều kiện kinh tế-xã hội
mang tính lịch sử, vừa phản ánh điều kiện
sống, hoạt động và quan hệ xã hội thông qua
nhận thức, tình cảm, thói quen, cách ứng xử,
cách làm việc của mỗi con người, mỗi tầng
lớp, mỗi giai cấp và mỗi cộng đồng dân tộc.
Vì thế, nội dung của lối sống bao gồm các
yếu tố cấu thành như phong cách tư duy,
trạng thái tình cảm, đặc điểm của quan hệ xã
hội và thói quen biểu hiện qua hành vi.
Thêm vào đó, hoạt động của con người là
hoạt động có mục đích nên lối sống phụ
thuộc vào giá trị xã hội mà con người hướng
tới, phụ thuộc vào sự kết hợp các giá trị vật
chất và giá trị tinh thần trong chính bản thân
hoạt động của con người.
Lối sống theo pháp luật là biểu hiện về
mặt chất lượng của lối sống, đó là, lối sống
có sự định hướng chính trị rõ ràng; lối sống
có tổ chức, kỉ luật và trách nhiệm xã hội; lối
sống bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích
cá nhân và lợi ích xã hội. Do đó, nội dung
của lối sống theo pháp luật được thể hiện
trên các mặt sau đây:
1. Lối sống theo pháp luật là lối sống
được định hướng theo các nguyên tắc của
pháp luật: Nhân đạo, dân chủ, công bằng,
bình đẳng, đề cao và tôn trọng các quyền
cơ bản của con người, đề cao trách nhiệm
xã hội
Hệ thống pháp luật Việt Nam được xây
dựng tuân theo nguyên tắc nhân đạo, dân
chủ, công bằng, bình đẳng đối với mọi công
dân; nguyên tắc đó không chỉ được thể hiện
trên các văn bản pháp luật mà còn được bảo
đảm bằng phương thức sản xuất vật chất và
thể chế xã hội. Trên cơ sở kinh tế, xã hội và
pháp luật thể hiện các giá trị nhân đạo, dân
chủ, công bằng, bình đẳng đã làm tiền đề
cho việc hình thành lối sống được định
hướng theo các giá trị đó.
Nhân đạo là sự quan tâm đến con người,
đề cao và tôn trọng nhân cách của con người.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa tuân thủ và quán
triệt một cách triệt để nguyên tắc đó trong
mỗi điều luật. Từ hệ thống các văn bản pháp
luật được ban hành, qua tuyên truyền, giáo
dục và thực hiện, áp dụng pháp luật, tư
tưởng nhân đạo thẩm thấu vào tiềm thức và
chỉ đạo hành vi của mỗi người. Giá trị đó
L
* Giảng viên Khoa lí luận chính trị
Trường Đại học Luật Hà Nội