Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nợ xấu và giải pháp nâng cao năng lực quản trị nợ xấu tại NHTMCP Phát triển TPHCM - HDBANK
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TPHCM
PHAN THÚY HẰNG
NỢ XẤU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC QUẢN TRỊ NỢ XẤU
TẠI NHTMCP PHÁT TRIỂN TPHCM – HDBANK
KHÓA LUẬN CỬ NHÂN KINH TẾ
Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
TP. HỒ CHÍ MINH, 07 – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TPHCM
PHAN THÚY HẰNG
NỢ XẤU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC QUẢN TRỊ NỢ XẤU
TẠI NHTMCP PHÁT TRIỂN TPHCM – HDBANK
KHÓA LUẬN CỬ NHÂN KINH TẾ
Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
TP. HỒ CHÍ MINH, 07 – 2013
BÁO CÁO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
SVTH: PHAN THÚY HẰNG i
LỜI CẢM ƠN
Những buổi thực hành hay nghiên cứu thực tế luôn là những chủ đề hấp dẫn đối với
các bạn sinh viên. Bởi lẽ chúng không đơn thuần chỉ là những buổi học, mà nó còn
là một cơ hội để sinh viên được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, có cái
nhìn rõ nét hơn về công việc tương lai để từ đó xác định cho mình một động cơ học
tập đúng đắn cũng như trau dồi những kĩ năng cần thiết cho nghề nghiệp đã chọn.
Đó là một cơ hội rất thiết thực và bổ ích mà hơn ai hết người được hưởng lợi ích
nhiều nhất chính là các bạn sinh viên.
Trong thời gian qua nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường, tôi đã có cơ hội để
thực hiện kì thực tập đầu tiên của mình tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Tp. Hồ
Chí Minh – PGD Hòa Hưng.
Qua ba tháng thực tập, tuy thời gian không dài, nhưng tôi đã học hỏi được rất
nhiều kiến thức bổ ích từ thực tế quan sát và làm việc tại đơn vị. Tôi xin chân thành
cảm ơn TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên – giảng viên hướng dẫn của tôi cùng các anh
chị làm việc tại PGD, đặc biệt là anh Trần Ngọc Tú – trưởng PGD và anh Lê Minh
Tiến – chuyên viên tín dụng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều. Những
kiến thức và kinh nghiệm đã học hỏi được tôi xin được trình bày cụ thể qua bài báo
cáo dưới đây.
Do thời gian thực tập không nhiều và kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh
khỏi những sai sót, vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý Thầy Cô, Ban
Lãnh Đạo và các anh chị để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
PHAN THÚY HẰNG
BÁO CÁO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
SVTH: PHAN THÚY HẰNG ii
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013
Chữ ký và con dấu xác nhận
BÁO CÁO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
SVTH: PHAN THÚY HẰNG iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013
Chữ ký giảng viên hướng dẫn
BÁO CÁO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
SVTH: PHAN THÚY HẰNG iv
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................4
1.1. Các quan điểm về nợ xấu.........................................................................................4
1.2. Các chuẩn mực phân loại nợ xấu và những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ
xấu của NHTM........................................................................................................................5
1.3. Những nguyên nhân hình thành nên nợ xấu......................................................8
1.3.1. Những nguyên nhân khách quan ...............................................................................8
1.3.2. Những nguyên nhân chủ quan .................................................................................11
1.4. Tác động của nợ xấu................................................................................................17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.....................................................................................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP. HCM – HDBANK .......................................21
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phát Triển Tp. Hồ Chí Minh –
HDBank...................................................................................................................................21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của HDBank......................................................21
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động của HDBank .....................................................................22
2.1.3. Phương hướng phát triển của HDBank..................................................................23
2.1.4. Tình hình hoạt động của HDBank giai đoạn 2008 – 2012.................................23
2.1.5. Vị thế ngân hàng HDBank so với một số đối thủ cạnh tranh cùng ngành ......35
BÁO CÁO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
SVTH: PHAN THÚY HẰNG v
2.2. Thực trạng nợ xấu tại HDBank giai đoạn 2008 – 2012 ...........................41
2.2.1. Thực trạng nợ xấu tại HDBank giai đoạn 2008 – 2012 ......................................42
2.2.2. Hoạt động quản trị nợ xấu tại HDBank..................................................................55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.....................................................................................60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH - HDBANK...61
3.1. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu cho HDBank....................................................61
3.2. Giải pháp cải thiện tình hình nợ xấu tại HDBank..........................................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.....................................................................................69
LỜI KẾT LUẬN ..................................................................................................70
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÁO CÁO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
SVTH: PHAN THÚY HẰNG vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. NHNN: Ngân hàng Nhà Nước
2. NHTM: Ngân hàng thương mại
3. TMCP: Thương mại cổ phần
4. TCTD: Tổ chức tín dụng
5. CBTB: Cán bộ tín dụng
6. DPRR: Dự phòng rủi ro
7. TSĐB: Tài sản đảm bảo
8. RRTD: Rủi ro tín dụng
9. QTRR: Quản trị rủi ro
10. DN: Doanh nghiệp
11. TCKT: Tổ chức kinh tế
12. PGD: Phòng giao dịch
13. BĐS: Bất động sản
14. HDB: Ngân hàng TMCP Phát Triển Tp. Hồ Chí Minh
15. ACB: Ngân hàng TMCP Á Châu
16. EIB: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
17. MSB: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
18. SHB: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
BÁO CÁO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
SVTH: PHAN THÚY HẰNG vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của HDBank, 2008 - 2012................24
Bảng 2.2. Tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi khách hàng tại HDBank, 2008 - 2012............27
Bảng 2.3. Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng huy động tại HDBank, 2008 – 2012.......29
Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng của HDBank, 2008 - 2012 ...........34
Bảng 2.5 Tổng thu nhập và chi phí hoạt động của HDBank
và một số ngân hàng, 2010 – 2012.........................................................................37
Bảng 2.6. Chỉ tiêu ROA và ROE của HDBank và một số ngân hàng, 2008 – 2012.39
Bảng 2.7. Tỷ trọng nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay
của HDBank, 2008 – 2012.....................................................................................42
Bảng 2.8. Dư nợ cho vay theo chất lượng nợ vay của HDBank, 2008 - 2012 .........43
Bảng 2.9. Hệ số thu nợ của HDBank, 2008 - 2012.................................................49
Bảng 2.10. Trích lập DPRR của HDBank, 2008 - 2012..........................................50
Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ xấu của HDBank so với một số ngân hàng, 2008 - 2012 ........51
Bảng 2.12. Tỷ trọng các nhóm nợ trong tổng nợ xấu của HDBank
và một số ngân hàng, 2008 – 2012.........................................................................52
Bảng 2.13. Hệ số CAR của HDBank và một số ngân hàng, 2008 - 2012................53
BÁO CÁO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
SVTH: PHAN THÚY HẰNG viii
DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Chỉ tiêu khả năng sinh lợi trên tổng tài sản – ROA và vốn cổ phần – ROE
của HDBank, 2008 – 2012 ...............................................................................................25
Biểu đồ 2.2. Tổng nguồn vốn huy động của HDBank, 2008 - 2012 ..................................26
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn huy động của HDBank phân theo
loại tiền gửi huy động, 2008 – 2012 .................................................................................27
Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay của HDBank, 2008 – 2012....................................................31
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của HDBank, 2008 - 2012 ......................33
Biểu đồ 2.6. Vốn điều lệ của HDBank và một số ngân hàng năm 2008 và 2012 ...............36
Biểu đồ 2.7. Tổng tài sản của HDBank và một số ngân hàng năm 2008 và 2012 ..............37
Biểu đồ 2.8. Lợi nhuận sau thuế của HDBank và một số ngân hàng, 2010 – 2012 ............38
Biểu đồ 2.9. Tăng trưởng tiền gửi khách hàng của HDBank
và một số ngân hàng, 2008 – 2012 ...................................................................................40
Biểu đồ 2.10. Tăng trưởng dư nợ cho vay của HDBank
và một số ngân hàng, 2008 – 2012 ...................................................................................40
Biểu đồ 2.11. Tỷ trọng các nhóm nợ trong tổng nợ xấu của HDBank, 2008 - 2012...........44
Biểu đồ 2.12. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo sản phẩm
tại HDBank năm 2012......................................................................................................45
Biểu đồ 2.13. Tỷ trọng cho vay vào lĩnh vực BĐS trong tổng dư nợ cho vay
của HDBank, 2008 – 2012 ...............................................................................................48
Biểu đồ 2.14. Tỷ lệ quỹ DPRR trên tổng nợ xấu của HDBank, 2008 - 2012 .....................51
Biểu đồ 2.15. Tỷ lệ quỹ DPRR trên tổng nợ xấu của HDBank
và một số ngân hàng, 2008 – 2012 ...................................................................................54
BÁO CÁO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
SVTH: PHAN THÚY HẰNG 1
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hoạt động tín dụng đối với các ngân hàng xưa nay vẫn được xem là hoạt động quan
trọng nhất, mang lại nguồn thu nhập lớn nhất, song đây cũng là hoạt động mang lại
rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một
số NHTM đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách
hàng, chiếm lĩnh thị phần. Nhưng điều này không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp
các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, bỏ sót những
thông tin sai lệch… mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để giảm tỷ lệ nợ
xấu, tránh tổn thất cho ngân hàng. Những khoản cho vay không thu hồi được cả gốc
và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh
vực tín dụng BĐS, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Do vậy, kiểm soát chất lượng tín dụng với mục tiêu đảm bảo cho hoạt động này
được an toàn, hiệu quả là một khâu không thể thiếu trong quản trị ngân hàng, nhất
là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế trong nước đã và đang chịu ảnh
hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng suy giảm kinh tế trên toàn cầu đã khiến cho hoạt
động của hệ thống NHTM Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách
thức. Chính vì vậy, vấn đề cấp bách được đặt ra hiện nay chính là làm thế nào để
hạn chế, quản lý và xử lý nhanh chóng, dứt điểm các khoản nợ xấu đang tồn tại và
ngày càng lan rộng trong hệ thống ngân hàng.
Ý thức được điều này, Ngân hàng TMCP Phát Triển Tp. Hồ Chí Minh – HDBank đã coi
quản trị nợ xấu là một trong những việc cần được giải quyết hàng đầu nhằm nghiêm
túc đưa ra những giải pháp giảm thiểu nợ xấu, loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn từ nợ
xấu, góp phần tăng cường một cách toàn diện hiệu quả hoạt động tín dụng ngân
hàng, giúp tạo ra điểm tựa vững chắc trong quá trình thực hiện đổi mới, hiện đại hóa
ngân hàng. Chính vì lí do này, tác giả xin chọn đề tài: “NỢ XẤU VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH – HDBANK” để viết luận văn tốt nghiệp.
BÁO CÁO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
SVTH: PHAN THÚY HẰNG 2
Mục tiêu thực hiện đề tài và các câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng nợ xấu tại HDBank trong giai
đoạn 2008 – 2012 kết hợp với đánh giá mức độ nợ xấu tại HDBank so với một số
đối thủ cạnh tranh cùng ngành, tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ xấu đồng thời đánh
giá những mặt tốt và hạn chế trong hoạt động quản trị nợ xấu tại ngân hàng trong
thời gian qua từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản trị nợ xấu
cho HDBank.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trong bài khóa luận này cần đi vào giải quyết các
câu hỏi nghiên cứu sau:
Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, tình hình nợ xấu đang diễn ra
phức tạp như thế nào và nguyên nhân phát sinh nợ xấu là gì?
Mức độ và ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động của HDBank như thế nào? Vì
sao lại xuất hiện nợ xấu ở HDBank? So với các ngân hàng khác thì nợ xấu tại
HDBank cao hơn hay thấp hơn?
Hoạt động quản trị nợ xấu trong thời gian qua tại HDBank đã được triển khai
như thế nào? Giải pháp nào góp phần củng cố và hoàn thiện những hạn chế đang
tồn tại trong hoạt động quản trị nợ xấu tại HDBank?
Phương pháp thực hiện đề tài
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp được
thực hiện trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu gồm:
Thu thập dữ liệu về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn ngân hàng và những dữ
liệu về ngành tài chính ngân hàng thông qua báo, tạp chí, Internet… để có những
nhận định chung về bối cảnh hoạt động của ngân hàng HDBank
Sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp, cụ thể là số liệu
trong 05 năm gần nhất để làm rõ thực trạng nợ xấu hiện nay tại HDBank và hệ
thống ngân hàng Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị giải quyết vấn đề