Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh
MIỄN PHÍ
Số trang
86
Kích thước
371.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1201

Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử phát triển của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, nguồn

nhân lực luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, là một

trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế -

xã hội.

Trong xu thế mở cửa và hội nhập, với nhiều lợi thế về vị trí địa lý tự

nhiên, từ lâu Lạng Sơn đã trở thành điểm hội tụ, giao lưu kinh tế quan

trọng ở phía Bắc. Là một tỉnh biên giới có cửa khẩu quốc tế, là cầu nối

giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước trên thế giới cho việc hợp tác

cùng phát triển.

Tuy nhiên, để có thể phát huy hết mọi lợi thế, duy trì tốc độ phát

triển ổn định, Lạng Sơn cần phải xây dựng được nguồn nhân lực có trình

độ chuyên môn kỹ thuật, có tác phong lao động hiện đại. Có thể nói,

nguồn nhân lực là một xuất phát điểm quan trọng cho mọi hoạt động kinh

tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay.

Trung bình mỗi năm, Lạng Sơn có trên 4 nghìn người bước vào độ

tuổi lao động. Đây là nguồn lực rất lớn để phát triển, nhưng cũng là những

thách thức không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.

Tình trạng lao động chưa qua đào tạo vẫn còn ở mức khá cao; tại khu vực

biên giới, tình trạng lao động lưu trú không kiểm soát được; người lao

động tiếp tay cho buôn lậu; hiện tượng người lao động tự sang nước bạn

Trung Quốc tìm việc làm... đang là những vấn đề bức xúc đòi hỏi chính

quyền địa phương phải có biện pháp giải quyết.

Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã chọn đề tài:

1

"Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu

quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao

thương kinh tế "

2. Mục đích nghiên cứu

- Góp phần nghiên cứu một số vấn đề về lý luận trong lĩnh vực quản

lý và sử dụng nguồn nhân lực.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở

vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn.

- Nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường

quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới của tỉnh

Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế đến năm 2010.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực.

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý và sử dụng

nguồn nhân lực ở vùng biên giới của tỉnh Lạng Sơn (bao gồm 05 huyện:

Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Lãng và Tràng Định); đặt trong điều

kiện giao thương kinh tế với Trung Quốc.

Về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu thực tế các năm từ 2003 đến

2005 để phân tích.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ đạo là duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử - là cơ sở chung cho mọi nhận thức trong quá

trình nghiên cứu.

Đồng thời, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp:

- Phương pháp thống kê;

2

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh dựa vào tài liệu thứ cấp;

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

- Phương pháp quan sát;

- Phương pháp chuyên gia.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được trình bày trong

3 chương:

Chương 1. Sự cần thiết quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân

lực trong điều kiện giao thương kinh tế ở vùng biên giới.

Chương 2. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực

ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế.

Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả

nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao

thương kinh tế đến năm 2010.

3

CHƯƠNG 1

SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ

NGUỒN NHÂN LỰC TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO

THƯƠNG KINH TẾ Ở VÙNG BIÊN GIỚI

1.1. Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực trong phát

triển kinh tế

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người, là một trong

những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội. nguồn

nhân lực khác với các nguồn lực khác (nguồn lực tài chính, nguồn lực vật

chất, nguồn lực công nghệ.v.v..) là ở chỗ trong quá trình vận động nguồn

nhân lực chịu sự tác động của yếu tố tự nhiên (sinh, chết...) và yếu tố xã

hội (việc làm, thất nghiệp...). Vì vậy, nguồn nhân lực là một khái niệm

khá phức tạp và được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.

Nguồn nhân lực có thể được hiểu như là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và

cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển.

Xét trên bình diện quốc gia hay địa phương, nguồn nhân lực được

xác định là "tổng thể các tiềm năng lao động ở một nước hay một địa

phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau)

sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao

động có nguồn năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng

được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá". (Phạm Minh Mạc, 2001: 269).

Theo cách hiểu này, nguồn nhân lực là nguồn lao động sẵn sàng

tham gia lao động trong phạm vi quốc gia, vùng hay địa phương.

4

Theo Viện nghiên cứu con người, nguồn nhân lực là tổng thể các

tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong

thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính

năng động xã hội của con người, nhóm người, tổ chức, địa phương, vùng,

quốc gia. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con

người thành vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển.

Một cách chung nhất, có thể hiểu nguồn nhân lực là bộ phận dân số

trong độ tuổi nhất định theo quy định của luật pháp có khả năng lao động.

Độ tuổi lao động được quy định cụ thể ở mỗi nước không giống nhau. Ở

Việt Nam hiện nay, theo quy định của Bộ luật lao động, tuổi lao động của

Nam từ 15 đến 60 và của Nữ từ 15 đến 55 tuổi.

1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh nguồn nhân lực

* Nguồn lao động:

Trên các giác độ nghiên cứu khác nhau, có nhiều khái niệm khác

nhau về nguồn lao động. Theo giáo trình Kinh tế lao động của Trường Đại

học Kinh tế quốc dân Hà Nội, thì khái niệm Nguồn lao động là toàn bộ

dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.

* Lực lượng lao động:

Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về lực lượng lao động

(hay còn gọi là Dân số hoạt động kinh tế):

Lực lượng lao động có thể được hiểu là toàn bộ những người lao

động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và tiềm tàng (có khả

năng lao động).

Lực lượng lao động cũng có thể được hiểu là số lượng và chất lượng

những người lao động được quy đổi theo các tiêu chuẩn trung bình về khả

năng lao động có thể sử dụng.

5

- Theo quan niệm của ILO: Lực lượng lao động là một bộ phận dân

số trong độ tuổi quy định (tuỳ thuộc từng quốc gia) thực tế đang có việc

làm và những người thất nghiệp.

Các nước thành viên của tổ chức ILO về cơ bản đều thống nhất với

quan niệm của ILO. Giữa các nước chỉ có sự khác nhau về độ tuổi quy

định. Ở đây có hai sự khác biệt. Khác biệt trong quy định về giới hạn tối

thiểu, ví dụ: Braxin là 10 tuổi, Ôxtralia là 15 tuổi, Mỹ là 16 tuổi. Hiện nay

phần lớn các nước đã lấy tuổi tối thiểu là 15 tuổi. Khác biệt thứ hai trong

quy định giới hạn tuổi tối đa. Tuỳ theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội

của mỗi nước mà quy định tuổi tối đa khác nhau, ví dụ: Đan Mạch, Thuỵ

Sĩ, Na Uy quy định là 74 tuổi. Ai cập, Malaysia quy định là 65 tuổi... các

trị số tối đa về tuổi thường trùng với tuổi về hưu.

Ở Việt Nam cũng có những quan niệm khác nhau về lực lượng lao

động. Theo giáo trình kinh tế lao động của trường Đại học Kinh tế quốc

dân Hà Nội thì lực lượng lao động: là bộ phận của nguồn lao động, bao

gồm những người trong độ tuổi lao động đang làm việc trong nền kinh tế

quốc dân và những người không có việc làm song có nhu cầu tìm việc làm.

Trong cuốn thực trạng lao động việc làm 2005, lực lượng lao động

được hiểu là dân số hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ những người từ đủ

15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu

làm việc và sẵn sàng làm việc. Theo quan niệm này lực lượng lao động

mở rộng hơn, không giới hạn tuổi tối đa phải nằm trong độ tuổi lao động.

1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế

Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, giữ

vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội: Vai trò đó bắt nguồn

từ vai trò của yếu tố con người. Con người mục tiêu và động lực của sự

phát triển kinh tế xã hội.

6

Con người không những là động lực của sự phát triển mà còn là mục

tiêu, cái đích cuối cùng phải đạt được của sự phát triển kinh tế xã hội

nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người, làm cho cuộc sống

ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng phát triển, văn minh.

Nhu cầu của con người hết sức đa dạng, phong phú và không ngừng

tăng lên, bao gồm cả nhu cầu vật chất - tinh thần, điều đó đã tác động tới

quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quá trình phát triển, con người không chỉ có mong muốn và

thực hiện được việc chế ngự tự nhiên, mà còn có mong muốn và thực hiện

được sự cải tạo, hoàn thiện bản thân. Lịch sử tiến hoá, phát triển của loài

người đã chứng minh điều này. Con người lần lượt đi qua những giai đoạn

phát triển từ thấp đến cao để trở thành con người như ngày nay. Và không

chỉ dừng lại ở đấy, qua mỗi giai đoạn phát triển, con người lại hoàn thiện

hơn về mọi mặt và theo đó là sự tăng lên của khả năng chế ngự tự nhiên,

thêm động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của nhân tố con người, Đảng

ta coi việc phát huy nhân tố con người như một nguồn lực quan trọng nhất.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, tuyên bố lấy con người và nguồn nhân lực

là 1 trong 3 khâu đột phá đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:

"Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc

đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn

lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh

và bền vững" (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001: 108 - 109).

1.1.4. Phân loại nguồn nhân lực

1.1.4.1. Căn cứ vào sự hình thành

Nguồn nhân lực được chia làm 3 loại:

- Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số:

7

Bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động, có khả

năng lao động, không kể đến trạng thái làm việc hay không làm việc.

- Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế hay còn gọi là dân

số hoạt động kinh tế:

Bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm

hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.

- Nguồn nhân lực dự trữ:

Bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động, nhưng vì lý do

khác nhau, chưa có công ăn việc làm trong xã hội.

1.1.4.2. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực

Chia ra thành 3 loại:

- Nguồn lao động chính: Đây là bộ phận nguồn nhân lực nằm trong

độ tuổi lao động và là bộ phận quan trọng nhất.

- Nguồn lao động phụ.: Đây là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao

động có thể và cần phải tham gia và nền sản xuất xã hội đặc biệt ở các

nước kém phát triển. Ở nước ta quy định số người dưới tuổi lao động

thiếu từ 1-3 tuổi và trên tuổi lao động vượt từ 1-5 tuổi thực tế có tham gia

lao động được quy đổi ra lao động chính với hệ số quy đổi là 1/3 và ½

ứng với người dưới tuổi và trên tuổi. Hiện nay có ý kiến cho rằng không

nên tính số trẻ em dưới tuổi lao động và nguồn nhân lực

- Nguồn lao động bổ sung:Là bộ phận nguồn nhân lực được bổ sung từ

các nguồn khác (số người hết hạn nghĩa vụ quân sự, số người trong độ tuổi

lao động thôi học ra trường, số người lao động ở nước ngoài trở về….)

1.2. Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực

1.2.1. Quản lý nguồn nhân lực

Quản lý nguồn nhân lực ở cấp vĩ mô hiện nay:

8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!