Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
748.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1780

Những giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn hiện tượng trốn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Những giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn

hiện tượng trốn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn TP.HCM

Học viên : Trịnh Thị Thu Thủy

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRỊNH THỊ THU THỦY

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁP LÝ

NHẰM NGĂN CHẶN HIỆN TƯỢNG

TRỐN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Luật Kinh Tế

Mã số : 60-38-50

Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Văn Vân

TP HỒ CHÍ MINH - 10/2007

Những giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn

hiện tượng trốn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn TP.HCM

Học viên : Trịnh Thị Thu Thủy

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn cao học “Những giải pháp pháp lý nhằm

ngăn chặn hiện tượng trốn Thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Toàn bộ nội dung được

trình bày cũng như các kết quả đạt được của luận văn này do chính tôi thực hiện

dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Văn Vân. Tôi xin chịu hoàn

toàn trách nhiệm đối với lời cam đoan của mình.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2007

Tác giả

Trịnh Thị Thu Thủy

Những giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn

hiện tượng trốn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn TP.HCM

Học viên : Trịnh Thị Thu Thủy

LỜI CẢM ƠN

Để đạt được thành quả tốt đẹp này, tôi xin chân thành cảm ơn :

Tập thể các thầy cô giảng dạy chương trình đào tạo thạc sĩ lớp Cao học

Luật Thành ủy - khóa I năm 2004, đã truyền đạt những kiến thức quý báu giúp

tôi thực hiện tốt luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Vân người đã tận tình hướng

dẫn tôi thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn Ban Tổ Chức Thành ủy, Ban giám hiệu trường

Đại học Luật Tp.HCM, Ban giám hiệu trường Cán Bộ Tp.HCM trong thời gian

qua đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt chương trình đào tạo thạc sĩ và giúp

đỡ rất nhiều trong việc học tập, nghiên cứu của tôi.

Xin cảm ơn Bà Nguyễn Thị Phương Dung - Anh Hùng Lao Động trong

thời kỳ đổi mới - Cục trưởng Cục thuế Tp.HCM và Ban Lãnh đạo Cục Thuế

Tp.HCM. Xin cảm ơn tập thể đồng nghiệp của tôi hiện công tác tại phòng Quản

lý Thuế thu nhập cá nhân, luôn quan tâm đến quá trình học tập của tôi và đóng

góp nhiều ý kiến giúp nội dung luận văn trở nên phong phú và sinh động.

Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các anh chị công tác tại các Sở ngành của

Thành phố là học viên của lớp Cao học Luật khoá I - Thành ủy, đã cùng chia sẻ

với tôi những thuận lợi và khó khăn trong suốt thời gian theo học tại trường Đại

học Luật Tp.HCM

Những giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn

hiện tượng trốn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn TP.HCM

Học viên : Trịnh Thị Thu Thủy

DANH MỤC VIẾT TẮT

Thu nhập cá nhân TNCN

Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM

Ngân sách Nhà nước NSNN

Thu nhập doanh nghiệp TNDN

Văn phòng đại diện VPĐD

Mã số thuế MST

Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Sở LĐ-TB-XH

Sở Kế hoạch – Đầu tư Sở KH-ĐT

Sở Thương mại STM

Sở Văn hóa – Thông tin Sở VH-TT

Sở Công An Sở CA

Kho bạc Nhà nước KBNN

Đầu tư nước ngoài ĐTNN

Nghị định Chính Phủ NĐ-CP

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

(Official Development Adis)

Tổng sản lượng nội địa (Gross Domestic Product)

ODA

GDP

Những giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn

hiện tượng trốn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn TP.HCM

Học viên : Trịnh Thị Thu Thủy

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP

CÁ NHÂN VÀ HÀNH VI TRỐN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ................... 1

1.1. Khái niệm, vai trò của thuế thu nhập cá nhân ....................................................1

1.1.1. Khái quát về thuế thu nhập cá nhân...........................................................1

1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân..........................................................2

1.1.3. Những nội dung pháp lý cơ bản về thuế thu nhập cá nhân..........................3

1.1.4. Vai trò thuế thu nhập cá nhân, xu thế phát triển thuế thu nhập cá nhân,

nhận thức của xã hội về thuế thu nhập cá nhân..................................................10

1.2. Một số vấn đề lý luận chung về hành vi trốn thuế TNCN................................14

1.2.1. Hành vi vi phạm pháp luật .......................................................................14

1.2.2. Nhận diện hành vi trốn thuế TNCN ..........................................................15

1.2.3. Biểu hiện của hành vi trốn thuế TNCN....................................................20

1.2.4. Các vấn đề về xử lý vi phạm .....................................................................23

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNCN VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN

TRỐN THUẾ TNCN HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH ................ 25

2.1. Khái quát về công tác quản lý thuế TNCN tại TP. Hồ Chí Minh .....................25

2.1.1 Cơ cấu tổ chức, nhân sự, chức năng, nhiệm vụ của Phòng quản lý Thuế

thu nhập cá nhân - Cục Thuế TP.HCM ..............................................................25

2.1.2. Tình hình thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong những

năm qua trên địa bàn TP.HCM..........................................................................27

2.2 Những kết quả và hạn chế ................................................................................31

2.2.1 Kết quả đạt được.......................................................................................31

2.2.2 Những hạn chế ..........................................................................................34

2.3. Biểu hiện hành vi trốn thuế TNCN trong thời gian qua trên địa bàn TP.HCM.40

2.3.1. Không đăng ký thuế, kê khai thuế ............................................................40

2.3.2. Tổ chức chi trả thu nhập không khấu trừ tại nguồn ..................................41

Những giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn

hiện tượng trốn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn TP.HCM

Học viên : Trịnh Thị Thu Thủy

2.3.3. Kê khai các khoản thu nhập không đầy đủ................................................43

2.3.4. Gian lận trong việc hoàn trả thuế.............................................................46

2.3.5 Tính chính xác trong kê khai thu nhập chịu thuế .......................................47

2.3.6. Cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin ......................................................49

2.3.7. Cơ chế theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nước ngoài để

khấu trừ theo các cam kết tránh đánh thuế hai lần.............................................49

CHƯƠNG III:NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM NGĂN CHẶN

HIỆN TƯỢNG TRỐN THUẾ TNCN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH.. 51

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật, tăng cường công tác chống thất thu

thuế nhằm ngăn chặn hiện tượng trốn thuế TNCN. ................................................51

3.2. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý thuế TNCN tại TP.HCM ........................52

3.3 Hoàn thiện pháp luật về đăng ký kê khai mã số thuế cho từng cá nhân.............56

3.4. Hoàn thiện pháp luật về sổ sách, chứng từ, hóa đơn .......................................57

3.5. Hoàn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra. ....................................................57

3.6. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

TNCN....................................................................................................................60

3.7. Giải pháp để quản lý người lao động hành nghề tự do, người có thu nhập từ

nhiều nơi................................................................................................................60

3.8. Giải pháp quản lý thuế TNCN đối với các khoản thu nhập của người nước ngoài 62

3.9. Các giải pháp bổ trợ ........................................................................................65

3.9.1. Từng bước hạn chế các giao dịch bằng tiền mặt, khuyến khích mở tài

khoản, thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát thu nhập của cá nhân. ..............65

3.9.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật thuế TNCN dưới mọi

hình thức............................................................................................................67

3.9.3 Tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý thuế TNCN

tại các nước .......................................................................................................67

Những giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn

hiện tượng trốn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn TP.HCM

Học viên : Trịnh Thị Thu Thủy 1

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ HÀNH VI

TRỐN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

1.1. Khái niệm, vai trò của thuế thu nhập cá nhân

1.1.1. Khái quát về thuế thu nhập cá nhân

* Khái niệm:

Hệ thống thuế của một quốc gia thường được cấu trúc bởi ba nhóm thuế:

thuế đánh trên thu nhập, thuế đánh trên hành vi tiêu dùng và thuế đánh trên tài

sản. Dựa vào đó mà các sắc thuế được thiết lập. Thuế đánh vào tiêu dùng thường

được sử dụng là thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế đánh vào của

cải như thuế tài sản. Đối với loại thuế đánh vào thu nhập thì hiện nay trên thế

giới, hầu hết các nước sử dụng hai sắc thuế là thu nhập doanh nghiệp và thu

nhập cá nhân. Các sắc thuế này thường phức tạp, khó thu hơn thuế tiêu dùng

nhưng nó được xem là sắc thuế bình đẳng bởi người có thu nhập cao nộp thuế

nhiều, người có thu nhập thấp nộp thuế ít.

Có thể định nghĩa về thuế Thu nhập cá nhân như sau: Thuế TNCN là một

sắc thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập thường xuyên và không thường xuyên

của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định.

* Hoàn cảnh ra đời:

Với lịch sử hình thành cách đây hơn 200 năm, thuế TNCN ra đời từ cuối

thế kỉ 18, khi nước Anh lâm vào sự thâm hụt ngân sách tài chính một cách trầm

trọng do phải vay mượn tài chính để trang trải cho cuộc chiến tranh với Pháp.

Năm 1798, thủ tướng Anh – ông William Pit (1759 – 1806) ban hành một sắc

thuế mới đánh vào thu nhập của một số người có thu nhập cao nhằm trang trải

Những giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn

hiện tượng trốn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn TP.HCM

Học viên : Trịnh Thị Thu Thủy 2

chiến phí. Năm 1801, thủ tướng William Pit từ chức, thủ tướng kế nhiệm Henry

Addington (1757 – 1844) đã ra sắc lệnh huỷ bỏ sắc thuế này vào năm 1802.

Năm 1803, cuộc chiến với Pháp lại bùng nổ và thuế TNCN lại được ban

hành. Thuế TNCN của Addington đánh thuế theo bậc và theo hai nguyên tắc mà

thuế TNCN hiện đại vẫn đang áp dụng: khấu trừ tại nguồn và thuế đánh trên

từng loại thu nhập. Sau đó, thuế TNCN lại bị hủy bỏ một lần nữa khi chiến tranh

với Pháp chấm dứt.

Như vậy trong giai đoạn đầu, thuế TNCN là loại thuế không phổ biến và

vai trò đóng góp nguồn thu ngân sách mang tính tình thế. Chỉ từ cuối thế kỉ XIX

(năm 1880 ở Anh) thì loại thuế này mới trở thành một nguồn thu ổn định và

được luật hóa trong hệ thống thu hàng năm. Sau Anh, thuế TNCN được áp dụng

ở hàng loạt các nước khác trên thế giới: Nhật (1887), Đức (1899), Mỹ (1903),

Pháp (1916), Liên Bang Xô Viết (1922). 

Ở các nước phát triển, nguồn thu ngân sách chủ yếu dựa vào thuế trực thu,

vì vậy thuế TNCN chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng thu ngân sách về thuế (Hoa

Kỳ 56.35%, Canada 50.98%). Ở các nước đang phát triển, nguồn thu ngân

sách chủ yếu lại dựa vào thuế gián thu. Nguyên nhân vì ở các quốc gia này nền

kinh tế - xã hội kém phát triển, thu nhập bình quân tính trên đầu người rất thấp,

ý thức và trình độ hiểu biết để chấp hành nộp thuế theo Pháp luật chưa cao, tình

trạng trốn thuế phổ biến; do vậy số thuế thu được từ các sắc thuế trực thu không

đáng kể, trong khi chi phí hành thu lại rất cao.

1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân.

- Thuế TNCN là thuế trực thu. Đối tượng kê khai nộp thuế cũng chính là

người chịu thuế, cho nên thuế trực thu luôn gây cảm giác gánh nặng thuế, bên

cạnh đó thuế TNCN có tác động rất lớn, ảnh hưởng đến mọi thành viên trong xã



Kath Nightimgale,Taxation-Theory and Protecr, 2000

 Arthur Andersen,Asia and the pacific- A Tax Tour 2000

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!