Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của chính phủ
MIỄN PHÍ
Số trang
36
Kích thước
236.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
848

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của chính phủ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 3

Phần I: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường 4

I. Ưu thế và khuyết tật của thị trường 4

1. Khái niệm cơ chế thị trường 4

2. Ưu thế của thị trường 5

3. Những khuyết tật của cơ chế thị trường 6

II. Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường 6

1. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô 7

2. Chức năng kinh tế của chính phủ 7

3. Các công cụ điều tiết của chính phủ 12

Phần II: Vị trí kinh tế của chính phủ ở nước CHXHCN Việt Nam trong giai

đoạn “từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa “đất nước 17

I. Vị trí kinh tế của chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế 17

II. Vị trí kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn “từng bước công

nghiệp hóa và hiện đại hóa “đất nước 20

1. Công nghiệp hóa và hiện đạI hóa ở Việt Nam 20

2. Vai trò của chính phủ trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa

ở nước ta 22

3. Các chính sách kinh tế mà chính phủ áp dụng trong giai đoạn

“công nghiệp hóa và hiện đại hóa “ 26

4. Những vấn đề chính phủ phải giải quyết trong giai đoạn

“công nghiệp hóa và hiện đại hóa “ 31

Phần III: Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam và vai trò của

chính phủ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay 33

I. Thực trạng nền kinh tế và vai trò của chính phủ trong điều tiết vĩ mô nền

kinh tế 33

1. Thực trạng của nền kinh tế 33

2. Thực trạng quản lý kinh tế của nhà nước ta 34

II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của chính phủ 35

Kết luận 37

Danh mục tài liệu tham khảo 38

1

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế thị trường từng là động lực thúc đẩy nền kinh tế tư bản phát triển vô

cùng nhanh chóng từ khi nó ra đời.Thực tế đã chứng minh cơ chế thị trường làm cho

nền kinh tế trở nên năng động và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nền kinh tế thị trường

luôn là sự cạnh tranh giữa các hãng sản suất với nhau do đó họ phải luôn tìm tòi,sáng

tạo các phương thức sản suất mới để mang lại lợi nhuận cao trong kinh doanh. Chính

vì thế nó làm cho nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển và phồn thịnh.Tuy

nhiên cơ chế thị trường không phải là một hoạt động kinh tế hoàn hảo mà nó mang

trên mình mặt trái của nó như:sự cạnh tranh không hoàn hảo; vấn đề ngoại ứng; sự

phân hoá giàu nghèo...và các vấn đề xã hội khác. Chính vì vậy, nhà nước đã tham gia

vào quá trình hoạt động của nền kinh tế để giảm nhẹ hoặc khắc phục những hậu quả

của nó. Nhưng trên thực tế không thể tồn tại một nền kinh tế chỉ được điều hành bằng

mệnh lệnh và cũng không có nền kinh tế nào hoạt động trên cơ sở tự nguyện mà

không có sự điều tiết của nhà nước. Chính phủ ngày càng khẳng định được vai trò của

mình trong quá trình hoạt động của nền kinh tế. Đặc biệt là đối với Việt Nam-một

nước mới chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị

trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nên còn có nhiều điều mới mẻ và bỡ ngỡ

nên chính phủ Việt Nam lại càng có vai trò to lớn trong việc hướng nền kinh tế đi theo

đúng mục tiêu đã chọn.Với hiểu biết của một sinh viên mới được hướng dẫn học tập

môn học này, em xin được trình bày những hiểu biết của mình về vai trò của chính

phủ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đồng thời liên hệ đến vị trí kinh tế của chính

phủ ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong giai đoạn “từng bước công nghiệp hoá

và hiện đại hoá” đất nước.

2

PHẦN I : VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I.Ưu thế và khuyết tật của thị trường:

Để hiểu rõ vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường, trước hết ta phải

hiểu khái niệm về thị trường và cơ chế thị trường.

1.Khái niệm cơ chế thị trường:

a.Thị trường: Có rất nhiều khái niệm về thị trường tuỳ theo mỗi quan điểm,mỗi

góc độ khác nhau song một khái niệm tương đối khái quát nhất là: “Thị trường là một

quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng tác động qua lại nhau để xác

định giá cả và số lượng hàng “(Paul A.Samuelson).

Thị trường là yếu tố cơ bản của môi trường kinh doanh, là nơi hình thành các

quan hệ kinh tế. Các quan hệ kinh tế này là cơ sở quan trọng để hình thành cơ cấu

kinh tế. Thông qua thị trường các quan hệ kinh tế giữa các ngành, các khu vực kinh tế

mới được biểu hiên. Thị trường có khả năng dự báo và hướng dẫn ngưới sản suất và

tiêu dùng trong hành vi kinh tế. Nói một cách khác,trong nền kinh tế hàng hoá tất

nhiên tồn tại một cơ chế thị trường.

b.Cơ chế thị trường (Sự vận động của thị trường ): “Cơ chế thị trường là một

hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà doanh nghiệp

tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định 3 vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế

“(Paul A. Samuelson ). Ba vấn đề trung tâm đó là: sản xuất ra cái gì; sản xuất như thế

nào và sản xuất cho ai.

Sản xuất cái gì: Nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và còn do khả

năng kỹ thuật và chi phí sản xuất quyết định. Trong nền kinh tế thị trường,việc sản

xuất ra cái gì khác so với nền kinh tế tự nhiên ở chỗ:trong nền kinh tế tự nhiên họ sản

xuất ra những gì mà họ cần để phục vụ cho mục đích tiêu dùng trực tiếp của mình,

còn trong nền kinh tế thị trường các nhà doanh nghiệp sản xuất ra những mặt hàng mà

thị trường cần. Cho nên giá cả chính là tín hiệu tập trung nhất mách bảo cho người ta

sản xuất ra cái gì. Người tiêu dùng sẽ bỏ phiếu bằng tiền cho những gì cần sản xuất

Sản xuất như thế nào: Là do cạnh tranh giữa những người sản xuất quyết định.

Để có sự cạnh tranh về giá cả và lợi nhuận thì các nhà doanh nghiệp phải biết sử dụng

hợp lý nguồn lực mà mình có để tạo ra chi phí đầu vào thấp và chi phí đầu ra hợp lý

mà thị trường chấp nhận được

Sản xuất cho ai: Trong nền kinh tế thị trường, các hãng sản xuất ra những loại

hàng hoá và dịch vụ cho những người có nhu cầu và có khả năng thanh toán cho

những nhu cầu đó. Đối với người tiêu dùng, giá cả quyết định quy mô tiêu dùng và do

đó quyết định mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trong xã hội.

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!