Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Nhập Khẩu Hàng Hóa Của Công Ty Dịch Vụ.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LUẬN VĂN:
Những giải pháp hoàn thiện hoạt
động nhập khẩu hàng hóa của
Công ty Dịch vụ Thương mại số I
trong những năm tới
Lời mở đầu
Mỗi quốc gia phát triển ổn định không thể tách rời hoạt động thương mại
quốc tế. Giữa các quốc gia có sự trao đổi của thương mại quốc tế thông qua hành vi
mua bán, hay là hành vi kinh doanh xuất nhập khẩu, hành vi mua bán này phản ánh
mối quan hệ lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia.
Thương mại quốc tế mang tính chất sống còn cho mỗi quốc gia vì nó mở rộng
khả năng tiêu dùng của một nước, phát huy được lợi thế so sánh của một quốc gia
so với các nước khác. Thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình phân công lao động
xã hội một cách hợp lý và tạo nên sự chuyên môn hoá trong nền sản xuất nhằm
nâng cao hiệu quả của nhiều ngành.
Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng của quá trình tái
sản xuất xã hội, nó làm thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm và làm thay đổi hàng hóa
lưu thông giữa các quốc gia. Bởi vậy, quan hệ mua bán quốc tế đã xuất hiện và trở
nên quan trọng ở Việt Nam. Từ một nước nhập siêu mà chủ yếu qua con đường viện
trợ thì nay đã vươn lên thành nước xuất khẩu và tiến tới cân bằng các cân thanh toán
xuất nhập khẩu.
Trong sự lớn mạnh của lĩnh vực xuất nhập khẩu của đất nước, các doanh
nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng vì đó là
các doanh nghiệp cấu thành nên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong bối
cảnh đó Công ty Dịch vụ Thương mại số I đã và sẽ góp phần không nhỏ trong quá
trình mở rộng và tăng cường hiệu quả kinh tế- xã hội, đẩy mạnh công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, cùng
với sư giúp đỡ hướng dẫn của Thầy giáo, PGS,TS Hoàng Minh Đường và các cán
bộ phòng nghiệp vụ 2, em đã chọn đề tài:
“giai phap hoan thien hoat dong nhap khau hang hoa cua cong ty dich vu
thuong mai so i (trasco)”
làm chuyên đề tốt nghiệp. Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận của hoạt động nhập khẩu hàng hoá của doanh
nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường.
Phần II: Phân tích thực trạng nhập khẩu hàng hóa của Công ty Dịch vụ
Thương mại số I.
Phần III: Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của
Công ty Dịch vụ Thương mại số I trong những năm tới.
Do trình độ kinh nghiệm có hạn, thời gian thực tập không nhiều, đồng thời đây
cũng là vấn đề phức tạp nên chuyên đề này còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộ ở Công ty và đóng góp
của những người có tâm huyết với vấn đề xuất nhập khẩu hàng dệt may và nguyên
vật liệu chính cho sản xuất hàng dệt may.
Em xin chân thành cảm ơn PGS, TS Hoàng Minh Đường và các cô chú
phòng Nghiệp vụ II, Công ty Dịch vụ Thương mại số I đã tận tình giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Phần I
Cơ sở lý luận của hoạt động nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp
thương mại trong cơ chế thị trường
I. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường.
1. Khái niệm nhập khẩu.
Nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế. Có thể hiểu nhập
khẩu là sự mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận.
Kinh doanh nhập khẩu là sự trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các chủ thể thuộc
các quốc gia khác nhau thông qua hành vi mua nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước
hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc
gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới, nó cũng quyết
định sự sống còn của một nền kinh tế.
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Hoạt động nhập khẩu nhìn chung có những vai trò chủ yếu sau:
Thứ nhất, nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi nước, cho phép
tiêu dùng một lượng hàng hóa nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước, nghĩa là làm
tăng mức sống của người dân. Đồng thời nhập khẩu làm tăng đa dạng hoá mặt hàng
về chủng loại, quy cách, cho phép thoả mãn nhu cầu một cách tốt hơn.
Thứ hai, nhập khẩu góp phần vào việc đưa các tiến bộ khoa học công nghệ
hiện đại của thế giới vào trong nước. Thông qua nhập khẩu các công nghiệp hiện
đại. Các sáng kiến kỹ thuật sẽ được chuyển giao giữa các quốc gia, do đó nó tạo ra
sự phát triển vượt bậc của các nhà sản xuất trong nước. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với các nước kém phát triển.
Thứ ba, nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt đề nền kinh tế
đóng, chế độ tự cung tự cấp. Nhập khẩu các hàng hoá dịch vụ vào trong nước, nghĩa
là làm cho nguồn cung cấp đa dạng hơn, do đó bắt buộc các nhà sản xuất trong
nước phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu, tình trạng độc quyền phải xoá bỏ.
Thứ tư, nhập khẩu góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Thông qua nhập khẩu các
máy móc thiệt bị nguyên vật liệu sẽ được nhập về, những yếu tố này sẽ nâng cao
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm của xuất khẩu. Trên góc độ này, nhập khẩu đã
góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ năm, nhập khẩu góp phần làm nâng cao hiệu qủa của nền kinh tế trong
nước. Như chúng ta đã biết, nhập khẩu nhất thiết dẫn đến cạnh tranh trong nước và
cạnh tranh sẽ là yếu tố quan trọng để thanh lọc các chủ thể kinh doanh kém hiệu
qủa, đồng thời quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được
thường xuyên hơn và có ý thức hơn.
Thứ sáu, nhập khẩu đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của sản
xuất và tiêu dùng, đặc biệt là đối với các hàng hóa quý hiếm hoặc hiện đại mà trong
nước không thể sản xuất được. Thông qua nhập khẩu, sự mất cân đối giữa sản xuất
và tiêu dùng, giữa cung và cầu sẽ dần dần được khắc phục. Nghĩa là nó góp phần
làm cho quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra một cách thường xuyên, ổn định.
Thứ bảy, nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong và
ngoài nước với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho phân công lao động và hợp tác
quốc tế, phát huy được các lợi thế so sánh của quốc gia trên cơ sở chuyên môn hóa.
* Đối với Việt Nam hiện nay, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội khắc
phục những hậu quả của chiến tranh, các chiến lược quan liêu bao cấp thì ngoài
những vai trò trên, nhập khẩu còn có những vai trò lớn như:
+ Nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh vì hoạt động
nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế 60%-100% nguyên nhiên vật liệu chính yếu,
mặt khác nhập khẩu đem lại cho đất nước những công nghệ ở nhiều trình độ khác
nhau. Phù hợp với từng vùng, từng địa phương và mỗi quy mô hay khả năng sản
xuất nhất định, nhờ đó trình độ sản xuất được nâng cao, năng suất lao động tăng lên
đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
+ Nhập khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá, thúc đầy cơ
giới hoá nông nghiệp, tác động đẩy mạnh thủy lợi hóa, sinh học hoá, phục vụ phát
triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản để nâng cao chất lượng hàng xuất
khẩu. Thúc đẩy sự ra đời của công nghiệp lắp ráp điện tử, công nghiệp may mặc,
phục vụ phát triển đa dạng các ngành nghề, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có gía trị
cao.
+ Hoạt động nhập khẩu có vai trò trong việc cải thiện và nâng cao mức sống
của nhân dân, bởi thông qua nhập khẩu sản xuất trong nước mới đủ nguyên liệu vật
liệu, thiết bị máy móc hoạt động nên công nhân mới có công ăn việc làm, có thu
nhập. Mặt khác nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhập sách báo khoa học và văn hóa sẽ
góp phần nâng cao dân trí cho nhân dân.
Như vậy hoạt động nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và có ý nghĩa quyết
định đến sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu với mục đích thay thế những
hàng hóa mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ. Hai là nhập khẩu bổ sung và
nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân
đối của nền kinh tế đất nước. Trong đó cân đối trực tiếp các yếu tố của quá trình sản
xuất (chủ yếu là đối tượng lao động và tư liệu lao động). Đó chính là vai trò quan
trọng nhất của nhập khẩu.
3. Các hình thức hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Hoạt động xuât nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng thường
chỉ tiến hành ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp. Do tác động của điều
kiện kinh doanh, môi trường thực tế, sự sáng tạo của người kinh doanh mà đã tạo ra
nhiều hình thức nhập khẩu đa dạng khác nhau. Dưới đây là một vài hình thức thông
dụng đang được áp dụng trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nước Việt Nam
hiện nay như sau:
a. Nhập khẩu uỷ thác:
* Khái niệm nhập khẩu uỷ thác:
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu phải thông qua bên trung gian mà
bên trung gian là người có quyền nhập khẩu trực tiếp để giao dịch ký kết với nước
ngoài trên cơ sở hợp đồng uỷ thác.
Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác là hợp đồng hình thành giữa một doanh nghiệp
trong nước có vốn ngoài tệ riêng và có nhu cầu muốn nhập khẩu một số loại hàng
hóa nhưng lại không có quyền tham gia các hoạt động nhập khẩu trực tiếp đã uỷ
thác cho một doanh nghiệp khác làm nhiệm vụ giao dịch trực tiếp và tiến hành nhập
khẩu hàng hóa theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán
với đối tác nước ngoài và làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo yêu câù của bên uỷ
thác. Bên nhận uỷ thác sẽ được hưởng một phần thù lao được gọi là phí uỷ thác.
* Nhập khẩu uỷ thác có những đặc điểm sau:
-Bên nhận uỷ thác (doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu):
Không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên
cứu thị trường do không phải tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu mà chỉ đứng ra đại diện
cho bên uỷ thác để tìm và giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký kết hợp đồng và
làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi thường với
bên nước ngoài khi có tổn thất hay sự vi phạm hợp đồng.
Khi nhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp nhận uỷ thác được hưởng một phần thủ
lao gọi là chi phí uỷ thác trị giá từ 0.5% đến 1.5% tổng gía trị hợp đồng và phải nộp
thuế thu nhập trên nguồn thu này, khi tiến hành nhập khẩu doanh nghiệp nhận uỷ
thác chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không được tính vào doanh số và nộp
thuế giá trị gia tăng (VAT) trước đó là thuế doanh thu.
b. Nhập khẩu trực tiếp.
* Khái niệm nhập khẩu trực tiếp.
Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp,
trực tiếp nghiên cứu thị trường, tính toán chi phí, ký kết và thực hiện hợp đồng, chịu
trách nhiệm về lỗ, lãi đảm bảo đúng phương hướng chính xác luật pháp quốc gia
cũng như quốc tế.
* Hoạt động nhập khẩu trực tiếp có những đặc điểm cơ bản như sau:
+ Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý về mọi mặt hoạt động, phải tự
nghiên cứu thị trường, chịu mọi chi phí giao dịch, giao nhận lưu kho, quảng cáo, chi
phí tiêu thụ hàng hóa và chịu thuế GTGT.
+ Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim ngạch nhập khẩu và
khi tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu sẽ được tính doanh số và doanh số đó phải chịu
thuế GTGT.
+ Thông thường doanh nghiệp chỉ cần một hợp đồng với bên nước ngoài (bên
nhập khẩu) còn hợp đồng bán hàng trong nước thì có thể lập khi hàng về hay khi
tìm được nơi tiêu thụ.
c. Nhập khẩu liên doanh
* Khái niệm nhập khẩu liên doanh:
Nhập khẩu liên doanh là hình thức nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở liên kết
một cách tự nguyện trong đó được ít nhất một doanh nghiệp được phép xuất nhập
khẩu trực tiếp nhằm cùng phối hợp kỹ năng, cùng giao dịch và để ra các chủ trương
biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này, phát triển
theo hướng có lợi cho cả hai bên cùng hưởng lợi nhuận và cùng chịu rủi ro.
* Hoạt động nhập khẩu liên doanh có những đặc điểm sau:
+ Doanh nghiệp nhập khẩu chịu rủi ro (nếu có) sẽ ít hơn bởi mỗi doanh nghiệp
liên doanh nhập khẩu chỉ phải góp một phần vốn nhất định, đồng thời quyền hạn và
trách nhiệm của hai bên, cũng tỷ lệ theo số vốn góp. Việc phân chia chi phí, thuế
doanh thu theo tỷ lệ vốn góp, lãi và lỗ hai bên phân chia theo thoả thuận dựa trên
vốn góp cộng với phần trách nhiệm mà mỗi bên gánh vác.
+ Doanh nghiệp đứng ra nhập hàng sẽ được tính kim ngạch XNK nhưng đến
khi tiêu thụ thì chỉ được tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chỉ
chịu thuế GTGT trên doanh số đó.
+ Doanh nghiệp XNK trực tiếp trong liên doanh phải lập hai hợp đồng, một
hợp đồng mua hàng với nước ngoài và một hợp đồng liên doanh vơi các doanh
nghiệp khác nhưng không nhất thiết phải là doanh nghiệp nhà nước.
d. Nhập khẩu đối lưu
* Khái niệm nhập khẩu hàng đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại
nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu.
Nó là một hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu. Thanh toán trong
trường hợp này không phải dùng tiền mà bằng chính hàng hóa. ở đây mục đích của
nhập khẩu không những chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhập khẩu
được hàng hóa để thu lãi.