Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Văn
MIỄN PHÍ
Số trang
59
Kích thước
339.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1067

Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Văn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU

Qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, kinh tế Yên Bái đã phát

triển và tăng trưởng với tỷ lệ khá cao và ổn định so với các tỉnh thuộc miền

núi phía Bắc (tốc độ tăng trưởng GDP/người từ 1986-2000 đạt 7.81%) cơ

cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, đời sống nhân dân tiếp tục được cải

thiện.

Bên cạnh những kết quả đạt được Yên Bái là tỉnh miền núi còn

gặp nhiều khó khăn, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, vẫn là tỉnh nghèo,

kinh tế hàng hoá chậm phát triển.

Văn Yên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Yên Bái, với tốc độ

tăng trưởng và phát triển ngần như tương ứng với sự phát triển chung của

toàn tỉnh.

Bên cạnh đó Huyện Văn Yên vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Yên Bái,

khả năng tận dụng hết nguồn lực để phát triển kinh tế chưa phát huy được

tối đa. Đời sống của nhân dân còn nhiều hạn chế và thiếu thốn. Tình hình

trên do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân đáng quan tâm là do chúng

ta chưa xem xét đầy đủ đến một chiến lược phát triển toàn diện mà trong đó

kế hoạch 5 năm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng phát

triển kinh tế xã hội.

Xuất phát từ luận cứ trên cùng với thời gian thực tập ở phòng Tài

Chính – Kế hoạch của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, em đã tìm hiểu về

chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh từ 2001-2010 cũng như kế hoạch 5

năm 2006 -2010 của huyện Văn Yên.

Từ đó em lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp là:

“ Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ”

SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B 1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Do khả năng có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những

thiếu xót và sai xót nhất định. Em kính mong các thầy cô và bạn đọc góp ý,

bổ sung để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kế Hoạch -

Phát Triển, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Ngọc Sơn đã hướng dẫn và giúp

đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các

cô chú trong phòng Tài chính – kế hoạch đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn

thành chuyên đề này.

SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B 2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN CỦA KẾ HOẠCH

5 NĂM

I) CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM:

1. Kế hoạch 5 năm trong hệ thống phát triển kinh tế - xã hội:

Việt Nam đã và đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế

đóng sang nền kinh tế thị trường. Thực chất trong quá trình này là giảm bớt

tính tập chung, tính mệnh lệnh và đồng thời tính thị trường được thể hiện rõ

nét trong phát triển kinh tế bên cạnh đó có sự điều tiết của nhà nước để đảm

bảo cho thị trường luôn phát triển ổn định, do thị trường vẫn còn nhiều

khuyết tật.

Cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà

nước có nghĩa là:

- Trước hết nền kinh tế phải được vận động và phát triển theo cơ chế

thị trường. Thị trường tham gia vào việc giải quyết những vấn đề, như sản

suất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Như vậy những nguồn

lực khan hiếm của xã hội được phân bổ một cách có hiệu quả tuỳ theo xu

hướng của thị trường.

- Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì thị trường bên trong nó cũng

chứa đựng nhiều khuyết tật, như vậy đòi hỏi Nhà Nước phải có biện pháp

can thiệp vào nền kinh tế để hạn chế thấp nhất những khuyết tật của thị

trường. Điều này cũng có nghĩa là đòi hỏi Nhà nước phải tham gia vào việc

giải quyết các vấn đề trong hoạt động của nền kinh tế.

Vì vậy việc Nhà Nước can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế để

hạn chế khuyết tật là một yếu tố khách quan. Nhà Nước thường sử dụng

các công cụ để điều tiết thị trường đó là một trong những công cụ sau: luật

pháp các chính sách kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, kế hoạch phát triển kinh

tế – xã hội và huy động các lực lượng kinh tế của Nhà Nước.

SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B 3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trong hệ thống những công cụ nói trên thì kế hoạch phát triển kinh tế – xã

hội có nhiệm vụ xác định được những mục tiêu cũng như các phương

hướng phát triển nền kinh tế và đưa ra những giải pháp để thực hiện được

các phương hướng và mục tiêu đó.

Dựa vào những định hướng về phát triển kinh tế xã hội mà nhà nước

đã sử dụng đồng bộ những công cụ khác nhau nhằm thực hiện và đạt được

những mục tiêu đã vạch ra, sao cho hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện

của đất nước ta.

a. Khái niệm về kế hoạch hoá:

Kế hoạch hoá là sự thể hiện ý đồ phát triển của chủ thể quản lý đối

với một đối tượng quản lý và phương thức tác động để đạt được các mục

tiêu đặt ra: làm gì? làm như thế nào? ai làm? khi nào?

Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là một trong những phương thức

quản lý của nhà nước bằng mục tiêu. Nó thể hiện ở việc chính phủ cần xác

định về các mục tiêu kinh tế – xã hội cần phải hướng đến một trong những

một thời kỳ nhất định (trong một năm, 5 năm) và cách thức để đạt được

những mục tiêu đó thông qua những chính sách, những biện pháp và định

hướng cụ thể .

Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là một trong nhiều công cụ

chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động, hướng dẫn, kiểm soát

hoạt động của tư nhân để đảm bảo sự thống nhất của khu vực tư nhân với

các mục tiêu phát triển trong dài hạn. Nó thể hiện sự cần thiết của chính

phủ trong phải thiết lập các mối quan hệ giữa nhu cầu của Xã Hội với các

giới hạn nguồn lực để chọn một phương án tốt nhất nhằm đáp ứng được tối

đa nhu cầu của Xã Hội trong điều kiện sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố

nguồn lực hiện có.

Nó bao gồm 2 vấn đề:

SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B 4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Lập kế hoạch: là quá trình tính toán và đưa ra các phương án có

thể có để xác định một phương án tốt nhất cho quá trình phát triển. Điều đó

có nghĩa là chúng ta cần phải xây dựng nhiều phương án rồi từ đó lựa chọn

ra một phương án tối ưu nhất.

- Tổ chức thực hiện:

+ Cụ thể hơn bằng các chỉ tiêu. Đưa ra những biện pháp cho mục

tiêu đó.

+ Đưa ra các phương thức thực hiện các mục tiêu đã đề ra và các

chính sách được áp dụng.

b. Đặc điểm

Khác với kế hoạch hoá của nước ta trong nền kinh tế tập chung, quan

liêu, bao cấp, kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội trong nền kinh tế thị

trường có những đặc điểm sau:

+ Thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ của kế hoạch : Kế hoạch

được hình thành từ đòi hỏi trong hoạt động của thị trường, xuất phát từ thị

trường. Những kế hoạch đúng phải là những kế hoạch phản ánh được lợi

ích của các bên tham gia quan hệ trên thị trường.

Mặt khác thị trường chỉ có thể giải quyết được các vấn đề có tính

chất ngắn hạn, lâu dài, bền vững. Do đó việc sử dụng kế hoạch như một

công cụ để Nhà nước hướng dẫn thị trường và điều chỉnh thị trường nhằm

kết hợp giữa lợi ích ngắn hạn với lợi ích dài hạn, giữa sự phát triển trước

mắt với sự phát triển bền vững của đất nước.

+ Kế hoạch có tính linh hoạt, mềm dẻo: kế hoạch trong nền kinh tế thị

trường không phải là kế hoạch cứng nhắc mà là kế hoạch hết sức mềm dẻo

và linh hoạt thích hợp với điều kiện của thị trường. Điều đó có nghĩa là tuỳ

theo tình hình biến đổi của thị trường mà phải có kế hoạch thích ứng sao

cho phù hợp với yêu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của

kế hoạch. Vì vậy cần đảm bảo theo yêu cầu của kế hoạch.

SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B 5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!