Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những cách tân nghệ thuật trong truyện của A. P. Sêkhôp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Những cách tân nghệ thuật trong truyện của
A. P. Sêkhôp
Chuyên ngành: Văn học Nga
Mã số: 62.22.30.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Minh Loan
Người hướng dẫn: 1. GS Nguyễn Hải Hà
2. PGS.TS Hà Thị Hòa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 chứng kiến rất nhiều biến
động lớn. Với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta để thực hiện một xã hội thực dân
kiểu mới, Mỹ đã đổ quân ồ ạt vào miền Nam, cùng với đô la, gái điếm tràn ngập.
Miền Nam quay cuồng trong cơn lốc Mỹ. Tất cả tạo nên một đời sống bất an, hoảng
hốt trong xã hội. Người ta cảm giác có một sự phá sản về tinh thần mà không có cách
nào cứu vãn được đang hiện hữu và ám ảnh ngày đêm. Mặc dù người Mỹ dùng nhiều
biện pháp, cả kinh tế và chính trị để cố gắng tái ổn định xã hội nhưng vẫn không hiệu
quả. Những mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Đây là lí do dẫn đến những
cuộc đấu tranh đòi tự do, cơm áo, đòi dân chủ, dân sinh, dân quyền, đấu tranh bảo vệ
văn hóa dân tộc ngày càng phát triển.
Sự thay đổi về đời sống chính trị, kinh tế là cơ sở dẫn đến những thay đổi
trong ý thức con người. Cùng với đời sống Mỹ thì tâm lí Mỹ, văn hóa Mỹ xuất hiện
khắp mọi nơi. Các ấn phẩm văn hoá phương Tây tràn ngập miền Nam, từ các biệt
thự sang trọng cho đến những “mảnh chiếu” ở vỉa hè. Những triết thuyết khác hoàn
toàn với ý thức hệ truyền thống cũng góp mặt trên những giá sách và trong các cuộc
tranh luận văn chương. Các ấn phẩm hữu hình và vô hình ấy đã ảnh hưởng sâu sắc
đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đô thị miền Nam. Trước thực
trạng đó, những người có lòng yêu nước, có tinh thần dân tộc, trân trọng vẻ đẹp văn
hoá… không thể khoanh tay dứng nhìn.
Và như một tất yếu, từ trong đời sống sục sôi của quần chúng, Phong trào
Bảo vệ văn hoá dân tộc được hình thành và ngày càng phát triển. Ngày 9/10/1966,
tại hội trường Quốc gia âm nhạc, 112 - Nguyễn Du - Sài Gòn, Ban chấp hành Trung
ương Lực lượng Bảo vệ văn hoá dân tộc đã chính thức ra mắt “trước đông đảo thành
phần các giới đến dự...”. Lực lượng lấy tạp chí (sau đổi thành Nguyệt san) Tin Văn
làm cơ quan ngôn luận, do Vũ Hạnh làm Tổng biên tập. Nội dung, đường lối,
phương thức hoạt động của Lực lượng hết sức rõ ràng: “Nhấn mạnh đến các phẩm
chất tiêu biểu của nền văn hoá Việt Nam, nhiệm vụ cụ thể mà Lực lượng phải thực
hiện, kêu gọi phát huy một niềm tự hào dân tộc chính đáng, dựa vào sức mạnh và sự
tự vệ của giống nòi trong cơn sóng to gió lớn đang đe doạ cuộc đời dân tộc”. Lực
lượng khẳng định quyết tâm “trên lập trường dân tộc, những gì phù hợp với văn hoá
dân tộc, tất phải được đón nhận, những gì phá hoại, tất phải được bài trừ” [442, 22].
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
2
Sự lớn mạnh của Phong trào Bảo vệ văn hoá dân tộc đã ghi nhận sự trưởng
thành của những cây bút như Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Vũ Hạnh, Lữ Phương,
Nguyễn Trọng Văn, Nguyễn Ngọc Lương, Nguyễn Văn Xuân, Tô Nguyệt Đình,
Tường Linh, Trần Cao Bằng, Trương Đình Cử, Lê Nhân Phủ… Những tên tuổi này
đã có những đóng góp đáng kể vào việc xây dựng một cơ sở lí luận và tạo sự ảnh
hưởng sâu rộng đến tình hình văn học; đồng thời họ đã góp phần không nhỏ vào việc
đấu tranh chống lại khuynh hướng văn học đồi truỵ, làm sống dậy ngọn lửa đấu tranh
giải phóng dân tộc ở các đô thị miền Nam. Phong trào Bảo vệ văn hoá Dân tộc thực
sự trở thành một làn sóng văn hóa thâm nhập vào đời sống xã hội và ảnh hưởng đến
các sáng tác văn chương. Và Vũ Hạnh chính là cái tên sáng giá nhất.
Vũ Hạnh (tên thật là Nguyễn Đức Dũng) sinh năm 1926, tại Quảng Nam. Ông
vừa là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, vừa là nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Người ta
biết đến Vũ Hạnh không chỉ với các bút danh như Cô Phương Thảo, Nguyên Phủ,
Minh Hữu, Hoàng Thành Kì…, làm việc không mệt mỏi trên lĩnh vực văn học nghệ
thuật, mà còn biết đến ông như một nhà cách mạng giàu lòng yêu nước, dũng cảm,
khôn khéo hoạt động trong lòng địch.
Vốn sinh trưởng trong một gia đình trí thức Nho học, từ nhỏ Vũ Hạnh đã say
mê văn học. Trong thời gian ra Huế học tập, ông đã từng có thơ đăng trên báo Sông
Hương khi mới 18 tuổi. Trước cách mạng tháng 8 - 1945, Vũ Hạnh đã từng hoạt
động trong phong trào Việt Minh. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, ông phụ trách
ban kịch tuyên truyền kháng chiến. Từ 1946 - 1954, ông vừa hoạt động nghệ thuật
phục vụ cách mạng vừa dạy học tại quê nhà (trường trung học Thăng Bình).
Sau ngày hoà bình lập lại 1954, ông không tập kết ra Bắc mà ở lại quê nhà
hoạt động. Năm 1955, ông bị chính quyền Mỹ Diệm bắt giam. Giữa năm 1956, ông
được trả tự do. Vũ Hạnh vào Sài Gòn và hoạt động rất hăng hái trên mặt trận văn
học, nghệ thuật và báo chí. Năm 1960, ông gia nhập Mặt trận Dân tộc và Giải phóng
miền Nam Việt Nam. Trong giai goạn này, ông được giao nhiệm vụ hoạt động công
khai đấu tranh chống văn hoá nô dịch, đồi truỵ của địch ở vùng Sài Gòn - Gia Định.
Trong 10 năm hoạt động, Vũ Hạnh đã bị bắt giam năm lần, nhưng ông vẫn luôn giữ
vững tinh thần, mưu trí, dũng cảm, kiên trì trong đấu tranh vì mục tiêu cách mạng.
Ông từng được bầu làm Tổng biên tập tạp chí Tin văn, cơ quan ngôn luận của Lực
luợng Bảo vệ Văn hoá Dân tộc. Tờ báo đã được các tầng lớp thanh niên học sinh,
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
3
sinh viên đón chào nhiệt liệt. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông được
bầu làm Tổng thư ký Hội văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Trong quá trình đấu tranh gian khổ ấy, Vũ Hạnh không chỉ nổi tiếng với
những sáng tác như Người chủ tiệm, Một giấc chiêm bao, Thưa biết rồi ạ! (kịch);
Vượt thác (tập truyện ngắn, 1963), Chất ngọc (tập truyện ngắn, 1964), Ngôi trường
đi xuống (tập truyện, 1966), Lửa rừng (tiểu thuyết, 1966), Con chó hào hùng
(truyện, 1973), Cô gái Xa Niêng (truyện, 1973), Những người còn lại (truyện, 1974)
…, mà ông còn nổi tiếng với các tiểu luận Đọc lại Truyện Kiều (1960), Tìm hiểu văn
nghệ (1970), Người Việt cao quý (1965, bút hiệu A. Pazzi, nghĩa là bất di bất dịch,
không thay đổi lập trường)…
Vũ Hạnh thực sự là một tên tuổi đặc biệt. Trong những cuộc đối thoại văn
chương, trong sự tranh luận về văn hóa dân tộc, trong việc điểm xuyết công trình có
giá trị, nhà văn xuất hiện với một sự cần mẫn và gan dạ hiếm có. Chính điều đó làm
cho đời sống văn nghệ miền Nam có thêm một sức sống mới. Sau bao nhiêu ồn ào,
người ta lại được nhìn thấy ở trong nhà văn này một chính kiến, một tư thế tiếp cận
nghệ thuật ở một tầm cao văn hóa. Chính bởi thế, ngày hôm nay, trên đường tìm lại
những giá trị văn học của dân tộc, ta không thể không nhắc đến Vũ Hạnh. Thực hiện
đề tài này, luận án hướng tới các mục đích sau:
- Trước hết là để hiểu và tổng kết một cách toàn diện các thành tựu văn học
của Vũ Hạnh về tất cả các mặt lí luận, phê bình, nghiên cứu và sáng tác văn học.
- Qua nghiên cứu di sản văn học của Vũ Hạnh, chúng tôi có điều kiện để hiểu
rõ hơn về Phong trào Bảo vệ văn hóa dân tộc nói riêng và văn học ở đô thị miền
Nam giai đoạn 1954 - 1975 nói chung.
- Hiện nay, chúng ta đang xây dựng một nền văn học tiên tiến, hiện đại thì
việc nghiên cứu toàn diện về Vũ Hạnh không những có ý nghĩa với lí luận, phê bình,
nghiên cứu văn học mà phần nào còn có ý nghĩa đối với việc sáng tác và giảng dạy
văn học ở phổ thông và đại học hiện nay.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của luận án là những công trình lí luận, nghiên cứu, phê bình, biên
khảo và những tác phẩm văn học của Vũ Hạnh. Các quan điểm, nhận định, đánh giá
và sáng tác văn học của ông từ 1975 trở về trước, là đối tượng chính của luận án.
2.1. Sách báo hữu quan về lí luận văn học của Vũ Hạnh
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
4
- Tìm hiểu văn nghệ, Trí Đăng xuất bản, Sài Gòn, năm 1970 (bản sử dụng
nghiên cứu); các bài trong Tìm hiểu văn nghệ xuất hiện lần đầu là Chín điểm trong
văn nghệ, TC Tin Văn, Sài Gòn, năm 1966, các số 1, 2, 4, 5, 11.
- Người Việt cao quý (bản dịch của Hồng Cúc), Khai Trí xuất bản, Sài Gòn,
năm 1965.
2.2. Sách báo phê bình văn học của Vũ Hạnh
- Hoàn cảnh sáng tác và điều kiện sống hiện thời của văn nghệ sĩ, tạp chí
Bách khoa thời đại, Sài Gòn, số 120, ngày 01/01/1962, trang 33-50.
- Mười năm cầm bút (hồi kí), tạp chí Bách khoa thời đại, Sài Gòn, các số 241,
242, 243, tháng 1,2/1967.
- Một hiện tượng lạ, “Sáu tầng mây biếc” của Phan Đào, tạp chí Bách khoa
thời đại, Sài Gòn, số 323, ra ngày 15/6/1970.
- Văn hoá và mạo hoá, tạp chí Bách khoa thời đại, số 350, 351, 8/1971.
- Bàn về con đường của Từ Thức, tạp chí Bách khoa thời đại, Sài Gòn, số 65,
ra ngày 15/9/1959.
- Viễn tượng văn nghệ miền Nam, tạp chí Bách khoa thời đại, Sài Gòn, số 88,
ra ngày 01/9/1960.
- Một vài nhận xét về tình hình văn chương và báo chí năm 1959, tạp chí
Bách khoa thời đại, số 73, ra ngày 15/01/1960.
- Tình hình văn nghệ trong năm 1960, tạp chí Bách khoa thời đại, Sài Gòn, số
97, ra ngày 15/01/1961.
- Tiểu thuyết trong năm 1961, tạp chí Bách khoa thời đại, Sài Gòn, số 121, ra
ngày 15/01/1962.
- Sinh hoạt văn học 1963 có gì lạ? tạp chí Bách khoa thời đại, Sài Gòn, số
169, ra ngày 15/1/1964.
- Vài nhận xét về Đề cương văn hoá của GS. Phạm Đình Ái, tạp chí Bách
khoa thời đại, Sài Gòn, số 178, ra ngày 01/6/1964.
- Nhận định về những mâu thuẫn trong quyển “Lược khảo văn học I” của
Nguyễn Văn Trung, tạp chí Bách khoa thời đại, Sài Gòn, số 179, ra ngày 15/6/1964.
- Chu Tử và tác phẩm, hiện tượng sách bán chạy của Chu Tử trong năm 1963
có ý nghĩa gì? phụ trang tạp chí Tin văn, số 13, 15/12/1966.
Ngoài ra còn hơn hai mươi bài phê bình có giá trị như: Phê bình Người yêu tôi
khóc của Thế Viên (1959); Thi nhân Việt Nam hiện đại của Phạm Thanh (1959);
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
5
Trăng treo đầu súng của Tường Linh (1959); Đêm không hết của Nguyễn Phúc
(1959); Siu cô nương của Mặc Đỗ (1959); Dì Mơ của Đỗ Thúc Vịnh (1959); Kí thác
của Bình Nguyên Lộc (1960); Men chiều của Nguyễn Thị Vinh (1960); Những người
áo trắng của Nhật Tiến (1960; Viết và đọc tiểu thuyết của Nhất Linh (1962); Thành
Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan (1962); Kỉ niệm văn thi sĩ hiện đại của Bàng Bá
Lân (1962); Mùa ảo ảnh của Đỗ Thúc Vịnh (1963); Chim quyên xuống đất của Sơn
Nam (1963); Người viễn khách thứ mười của Nghiêm Xuân Hồng (1963); Hình bóng
cũ của Sơn Nam (1964)...
2.3. Sách báo nghiên cứu văn học của Vũ Hạnh
- Đọc lại Truyện Kiều, Cảo Thơm xuất bản, Sài Gòn, 1966.
- Tính chất phi thường trong con người bình thường Thuý Kiều, tạp chí Bách
khoa thời đại, Sài Gòn, số 329, ra ngày 15/9/1970.
- Khách viễn phương, người là ai?, tạp chí Bách khoa thời đại, số 381,
15/11/1972.
- Hai nàng Thuý Kiều, tạp chí Bách khoa thời đại, số 381, 15/11/1972.
- Điểm sách “Kim tiền” của Vi Huyền Đắc, tạp chí Bách khoa thời đại, Sài
Gòn, số 77, ra ngày 15/3/1960.
2.4. Các sáng tác văn học
- Tiểu thuyết đường rừng, NXB Văn học, năm 2007 (bản nghiên cứu chính)
và bản do Văn nghệ TpHCM xb, gồm các tiểu thuyết Lửa rừng (1960) và Cô gái Xa
Niêng (1973).
- Con chó hào hùng, xuất hiện lần đầu năm 1973 nhưng không tìm được bản
này, vì vậy, luận án sử dụng cuốn Con chó hào hùng (tái bản), NXB Phụ nữ, 2007.
- Tiếng hú trên đỉnh non Chà Hóc, đăng tải lần đầu trên tuần báo Thiếu nhi
năm 1967, sau này mới được Nhà xuất bản Trẻ - thành phố Hồ Chí Minh in thành
sách, năm 1989.
- Tính sổ cuộc đời (tên đầu tiên đăng trên nhật báo Tin sáng những năm 1970
- 1971 là Cú đấm) nhưng chúng tôi không có bản này, luận án sử dụng cuốn do NXB
Tổng hợp Nghĩa Bình (tái bản), năm 1990.
- Chất ngọc (tuyển truyện ngắn), NXB trẻ TP HCM, năm 2011 (tài liệu sử
dụng để nghiên cứu).
- Ngôi trường lý tưởng (trích Ngôi trường đi xuống), tạp chí Bách khoa thời
đại, Sài Gòn, số 229, số ra ngày 15/7/1966.
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
6
- Đại lộ nối dài, khởi đăng từ Tin văn số 1 đến số 7, năm 1966.
- Ba ông giáo mới (truyện ngắn), tạp chí Tin Văn, Sài Gòn, số 12, số ra ngày
30/11/1966, trang 35-40.
- Một chuyện bể dâu (trích Ngôi trường đi xuống), tạp chí Bách khoa thời đại,
Sài Gòn, số 237, ra ngày 15/11/1966, trang 54-65.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận án hướng tới giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong quan điểm lí luận văn học của Vũ Hạnh để
nhìn nhận, so sánh và đánh giá những điểm mạnh, yếu trong nhận thức lí luận của ông.
- Tìm hiểu những vấn đề về phê bình văn học, chúng tôi khái quát sự nghiệp
của tác giả và xác định những đặc sắc trong nghệ thuật phê bình.
- Đánh giá đúng mức những sách báo nghiên cứu di sản văn học cổ điển và
đầu thế kỉ XX của Vũ Hạnh.
- Tìm hiểu nội dung và giá trị nghệ thuật trong các sáng tác của Vũ Hạnh
nhằm đánh giá được những cống hiến của ông cho nền văn học hiện đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở
cho hoạt động nghiên cứu. Việc nhìn nhận, đánh giá tác giả Vũ Hạnh thuộc khuynh
hướng văn học yêu nước ở đô thị miền Nam trong dòng chảy chung của văn học dân
tộc sẽ được nhìn nhận một cách toàn diện. Xác định như vậy, chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp lịch sử
Đây là một phương pháp nghiên cứu vừa có tính thực tiễn vừa có có giá trị
phương pháp luận. Sự hình thành phát triển văn nghiệp của Vũ Hạnh đều chịu tác
động sâu sắc của những biến cố lịch sử. Nghiên cứu các hiện tượng văn học ở trong
quá khứ, nhất là văn học đô thị miền Nam 1954-1975 nếu không đứng trên quan điểm
lịch sử thì chúng ta rất dễ sa vào tư tưởng phiến diện, lạc hậu. Cho nên, coi trọng
quan điểm lịch sử cũng là để chúng ta đảm bảo nguyên tắc nhận thức đối tượng theo
hướng khoa học, hiện đại. Đánh giá toàn diện nền văn học quá khứ trên quan điểm
lịch sử sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi có cái nhìn biện chứng và đầy đủ nhất về lí luận
- phê bình văn học của Vũ Hạnh trong hệ tư tưởng văn nghệ ở miền Nam 1954-1975.
4.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thống - cấu trúc
Văn học miền Nam và văn nghiệp của Vũ Hạnh là một hệ thống cấu trúc gồm
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
7
nhiều phương diện, nhiều yếu tố có mối liên hệ phức tạp và luôn biến động. Việc tìm
hiểu Vũ Hạnh như một hệ thống - cấu trúc có nghĩa là phải thấy văn nghiệp của ông
bao gồm nhiều bộ phận: lí luận, phê bình, nghiên cứu và sáng tác văn học. Các bộ phận
ấy không độc lập mà lại hoàn toàn có thể được chia thành những yếu tố nhỏ hơn như
phê bình văn học lại có thể tách thành phê bình truyện, thơ, kịch; hoặc nghiên cứu văn
học có thể chia thành nghiên cứu văn học cổ điển và văn học đầu thế kỉ. Cho nên, việc
hệ thống hóa lại những quan điểm và tư tưởng thẩm mĩ sẽ là một công việc vô cùng ý
nghĩa đối với người nghiên cứu nói riêng và đối với việc định vị giá trị của văn học
miền Nam nói chung.
4.3. Phương pháp văn hóa học
Đây là một phương pháp quan trọng mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu dòng
văn học này. Văn hóa là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và việc đặt lí luận - phê bình
văn học của Vũ Hạnh trong bối cảnh văn hóa - xã hội miền Nam có một ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Phương pháp này sẽ cho chúng ta thấy sự phát triển của văn hóa tư
tưởng trong sự tiếp biến và ảnh hưởng, trong sự đa tạp và thừa hưởng của các hệ tư
tưởng chính thống và phi chính thống, trong sự phồn tạp của các kiểu phong tục, các
kiểu lối sống, các kiểu diễn xướng văn hóa... tất cả sẽ được nhìn nhận trong sự sinh
động vốn có của nó.
Tuy nhiên, việc xác định phương pháp nghiên cứu văn hóa học còn có một ý
nghĩa lớn là xác định tính chân thực và tính chất dân tộc của văn hóa văn nghệ miền
Nam trên quan điểm và những giá trị dân tộc - hiện đại.
4.4. Các thao tác phân tích, so sánh, phân loại...
Phân tích là một thao tác cơ bản của khoa nghiên cứu văn học. Những vấn đề
văn học sử và lí luận văn học sẽ thiếu sáng tỏ nếu không được phân tích cụ thể. So
sánh, phân loại… cũng vậy. Nhà văn Vũ Hạnh là một tác giả lớn và đa dạng, nên khi
nghiên cứu cần phải có sự phân tích, đối chiếu… thì mới thấy hết những nét tiêu biểu,
độc đáo của tác giả.
5. Đóng góp mới của luận án
Lần đầu tiên nghiên cứu Vũ Hạnh một cách toàn diện và có hệ thống, luận án
đã có những đóng góp sau:
- Trình bày và lí giải những vấn đề cơ bản trong các công trình lí luận văn
nghệ của Vũ Hạnh.
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
8
- Khái quát và hệ thống lại những đóng góp về phê bình văn học từ nội dung
đến phong cách của Vũ Hạnh.
- Phân tích nội dung và giá trị trong việc nghiên cứu di sản văn học cổ điển và
văn học đầu thế kỉ XX của Vũ Hạnh.
- Phân tích và lí giải những đặc điểm trong sáng tác của Vũ Hạnh.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm năm chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về Vũ Hạnh
Chương 2: Lí luận văn học
Chương 3: Phê bình văn học
Chương 4: Nghiên cứu văn học
Chương 5: Sáng tác văn học
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VŨ HẠNH
Trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt nên việc nghiên cứu nhà văn Vũ Hạnh
trước năm 1975 có sự phân biệt ra thành tình hình nghiên cứu ở miền Bắc và ở miền
Nam; tình hình nghiên cứu trên cả nước sau khi thống nhất. Việc định hướng như
vậy giúp cho ta có cái nhìn toàn diện, từ đó xác định được hướng tiếp cận của luận
án. Khảo sát tình hình nghiên cứu đề tài, chúng tôi chia thành các phần cơ bản sau:
1.1. Tình hình nghiên cứu ở miền Bắc trước 1975
Trước hết, thiết tưởng cũng nên điểm qua tình hình nghiên cứu của các tác giả
ở miền Bắc về văn học ở đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, vì nó là hậu thuẫn
cho việc nghiên cứu tác giả Vũ Hạnh.
Tình hình kinh tế, chính trị miền Nam đã tác động sâu sắc đến đời sống chính
trị và xã hội, văn hóa và văn nghệ. Hoạt động nghệ thuật có những bước chuyển dữ
dội trong khoảng mấy mươi năm. Nhiều người đã nhận thấy các triết lí văn nghệ
truyền thống phương Đông không còn phù hợp với cách nhìn của con người ngày
nay nữa. Sự suy thoái ấy khiến một số người cảm thấy tiếc nuối và xót xa. Bởi vì,
những tư tưởng thay thế không có vẻ gì là tích cực hơn mà dường như càng khiến
cho đời sống nghệ thuật trở nên u ám, mờ mịt hơn. Nhiều người thấy tương lai phía
trước giống như một ảo ảnh mịt mờ mà người ra không biết đi đâu, về đâu.
Trong giai đoạn ấy, khi nói về văn học miền Nam, nhiều học giả miền Bắc đã
có những đánh giá khá nghiêm túc: Nguyễn Văn Hoàn với Chung quanh về Phạm
Quỳnh, Ngô Đức Kế và Truyện Kiều ở miền Nam (Văn học, số 7/1964); Hà Mậu
Nhai Những độc tố trong thứ văn học phục vụ chiến tranh tâm lí của Mĩ và tay sai ở
miền Nam (Văn học, số 7/1966)…Nguyễn Đức Đàn với Những diễn biến mới trong
văn học miền Nam vùng tạm bị chiếm những năm gần đây (Văn học, số 7/1969); Bùi
Công Hùng Một thứ văn học vì mục đích đồng tiền (Văn học, số 3/1969); Phan Đắc
Lập Đồi trụy, một trong những đặc điểm của văn học thực dân mới ở miền Nam Việt
Nam (Văn học số 4/1974)…
Trong các học giả miền Bắc nhận định về sách báo và đời sống văn học ở đô
thị miền Nam, Thạch Phương đã để lại những nhận định khá khách quan về đời sống
văn nghệ, đặc biệt là khi nói về Lữ Phương. Trong Lữ Phương với văn học yêu nước
và tiến bộ vùng đô thị miền Nam (Văn học số 6/1973)… nhà nghiên cứu thấy Lữ
Phương đã tuyên chiến với những tác phẩm văn nghệ phản dân tộc, đi ngược lại ước
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
10
mơ, khát vọng của công chúng, chúng không chỉ là những cặn bã mà còn là độc
dược, không chỉ rẻ tiền mà còn dịch bệnh... [294, 52].
Nhưng người đi trước Lữ Phương và tạo được ấn tượng đậm nét trong đời
sống văn nghệ ở đô thị miền Nam chính là Vũ Hạnh. Ở nhà văn này, nhiều người đã
có những đánh giá tích cực, thiện chí ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp của ông.
Khi nhận định về tác giả Vũ Hạnh, các nhà nghiên cứu văn học miền Bắc đã
nhìn ông bằng cái nhìn khách quan nhưng cũng đầy khích lệ. Đa số họ đều thấy giữa
“rừng văn nghệ” miền Nam vẫn có những “cây to” vươn cao lên đón ánh sáng mặt
trời, mặc dù dưới chân nó là “đêm tối và bùn lầy nhơ nhớp”. Vũ Hạnh được các học
giả miền Bắc xem như một cây bút hiếm hoi đã dám nói lên tiếng nói thẳng thắn
đánh thẳng vào “xã hội” văn nghệ đô thị miền Nam. Khi viết cuốn Lịch sử văn học
Việt Nam, tập 6, Nxb Giáo dục, nhóm nghiên cứu của Đại học Sư phạm Hà Nội gồm
Huỳnh Lý, Lê Hoài Nam… đã có những đánh giá khách quan về tác phẩm Bút máu
của Vũ Hạnh. Các ý kiến thống nhất cho rằng đây là tác phẩm tiến bộ, đã tạo dựng
được không gian dã sử và thể hiện được trách nhiệm lớn lao của người cầm bút.
Lương Sinh ở trong tác phẩm thực sự là một bi kịch của kẻ đánh mất mình.
Nhưng có thể nói, người đầu tiên nhận thấy sự khoẻ khoắn của ngòi bút Vũ
Hạnh là Đặng Thai Mai. Ngay từ những bài đầu tiên trong sự nghệp, nhà phê bình đã
dành được cảm tình đặc biệt của ông. Trên tạp chí Văn học, số 7, 1962, khi nhà
nghiên cứu tìm hiểu về Văn học miền Nam dưới chế độ Mỹ - Diệm, đã dành cho Cô
Phương Thảo sự lưu ý đặc biệt (Cô Phương Thảo: Ngọn cỏ thơm cô độc ở phương
Nam; ở đây, tác giả tưởng bút danh này là một người nữ). Ông viết: “Cô Phương
Thảo hình như là một ngòi bút phê bình được tín nhiệm của một số độc giả Sài Gòn.
Cô… đã chú ý nhiều hơn về tình hình tác phẩm tiểu thuyết, thơ, kịch, truyện nhi
đồng…” [193, 11]. Theo Đặng Thai Mai, Cô… là một trong những cây bút phê bình
có chất lượng đầu tiên ở miền Nam này.
Về phần văn học trên báo chí, sau khi kiểm điểm qua tình hình văn học theo
lối biên khảo, tác giả đã lưu ý độc giả về sự phát triển của tờ Phụ nữ Diễn đàn, về
tình trạng “sống dở, chết dở” của tờ này, sự “thoát xác” của tờ kia, sự xuất hiện và
biến đi “như một chuỗi cười vụt tắt vì bỗng nghẹn ngào” của tờ Vui Sống…[193,
12]. Với bài Một vài nhận xét về tình hình văn chương và báo chí 1959, Vũ Hạnh đã
giới thiệu gần như tổng thể cái diện mạo âm u và trì trệ của sự phát triển của văn học
miền Nam trong năm vừa qua. Đặng Thai Mai cho rằng Vũ Hạnh đã nêu rõ sự thất bại
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
11
của “chủ trương văn nghệ phi không gian và thời gian, văn nghệ hũ nút tối tăm, lập dị”.
Ông còn nhận thấy tác giả của Một vài nhận xét về tình hình văn nghệ năm 1959 đã
đánh giá khá xác đáng sự “thành công” của các tờ báo văn nghệ khác “chỉ là những sự
thành công của một… phương thức thương mại mà thôi” [193, 12].
Qua sự tổng kết của Vũ Hạnh, Đặng Thai Mai đã nhận được xu hướng rệu rã
của nền văn học miền Nam. Ông dựa vào ý của nhà văn để tổng kết thêm một lần
nữa: Nói đến văn học trên báo chí, tác giả của bài Tình hình văn học năm 60 cũng chả
thấy gì sáng sủa hơn: Cuộc sống “bấp bênh” của báo chí, “tâm lý ăn xổi ở thì” của
người văn nghệ, mối liên hệ bị đứt đoạn giữa người viết và người đọc… là những lý
do làm cho “phần đông ngòi bút chỉ biết phiêu lưu trong cõi sống cá nhân bẩn chật, cố
tình quên các vấn đề thực tế một cách đại cương, để tự dối mình” [193, 18].
Sau hai năm, cũng trên tạp chí Văn học, số 7 (1964), Đặng Thai Mai khi đi
tìm Lối thoát của văn học công khai vùng Mỹ kiểm soát ở miền Nam, lại xác nhận
Vũ Hạnh “là nhà bình luận khá nghiêm túc” [195, 1]. Ông giới thiệu, đây là một
người tổng kết có bản lĩnh và đi đầu trong các vấn đề văn học: “Người tìm hiểu văn
học miền Nam lại có dịp gặp Cô Phương Thảo dưới một bài tổng kết nhan đề Sinh
hoạt văn học 1963 có gì lạ?” [195, 4].
Đặng Thai Mai thấy, Vũ Hạnh đã tinh tế nhận ra cái “khua động ồn ào giả
tạo” của văn học đầu năm dường như để cho hợp với bao chuyển biến chính trị rồi
nó lại lắng xuống và “tiêu điều” hơn trước. Cả phê bình lẫn sáng tác đều nhuốm màu
ảm đạm. Tác giả nhấn mạnh, “thì cũng là bấy nhiêu nhận định của Cô Phương Thảo
và các bạn đồng nghiệp ba bốn năm về trước. Cái đặc biệt chỉ là nhận xét của Cô lần
này lại chán chường hơn mà thôi” [195, 100]. Như thế, ông đã xác nhận tính chân
thực của ngòi bút Vũ Hạnh.
Đặng Thai Mai còn nhận thấy trong cách phê bình, Vũ Hạnh đã bộc lộ thái độ
khách quan khá rõ mà trong thời điểm đó, ít có cây bút tiến bộ nào ở miền Nam đạt
được. Ông viết: “Ngay với sáng tác, Cô Phương Thảo đã muốn thấy trong sự phát
triển của báo chí những ngày loạn quân loạn quan một “triệu chứng đáng mừng”,
nhưng Cô dường như… lại thất vọng hơn trước” [195, 100]. Đặng Thai Mai còn chỉ
rõ: Trong bài viết của mình, Cô Phương Thảo lí giải vấn đề chính trị, xã hội, với một
cái nhìn khá khoa học.
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
12
Ngoài những bài viết của các tác giả ở trên, hoạt động nghiên cứu, phê bình
về văn học ở đô thị miền Nam khá phong phú, nhưng riêng tác giả Vũ Hạnh, chúng
tôi chưa thấy có thêm sự khái quát nào đáng kể.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở miền Nam trước 1975
Cũng cần lưu ý trước tiên rằng, trong sự phát triển của ý thức dân tộc, nhiều
học giả miền Nam đã thể hiện quan điểm nghệ thuật tiến bộ khá rõ. Thời điểm đó
không chỉ có Vũ Hạnh mà còn có Nguyễn Hiến lê, Nguyễn Ngọc Lương, Viễn
Phương… Mỗi học giả đều thể hiện cách nhận thức đa dạng về đời sống nhưng nhìn
chung đều hướng tới dân tộc tính. Trên Tin văn số 5, 1966, Hoàng Hà có bài “Bảo
tồn và phát huy văn nghệ dân tộc là trách nhiệm của tất cả chúng ta”. Ông cho rằng
thái độ đó có thể được xem như “hoa thơm đẩy lùi cỏ dại”, “từ vài tác phẩm văn
chương lành mạnh, vài sáng tác nghệ thuật hương xa, vài mẩu phê bình tiến bộ hiện
diện lẻ loi, bướng bỉnh trước bão táp vùi dập của văn nghệ ngoại lai, đồi trụy đến
nay, trên văn đàn, trên sân khấu nghệ thuật, trên sách báo, hiện tượng văn nghệ dân
tộc đã trở thành một thực tại phổ cập. Sinh hoạt văn nghệ thành thị miền Nam đang
hít thở luồng gió mới hương sắc của hoa thơm...” [224, 109].
Bài viết đã nhận thức rất rõ vai trò của người nghệ sĩ. Văn nghệ và những
người hoạt động văn nghệ cần phải có bổn phận phát huy giá trị tâm hồn và truyền
thống tinh thần của dân tộc, đẩy lùi sức phá hoại tàn tệ của văn nghệ ngoại lai, đồi
trụy. Tác giả nhận thức được rằng “Văn nghệ, sinh hoạt tinh thần tác động sâu xa
vào tâm hồn con người, bài trừ ảnh hưởng đầu độc, phá hoại của văn nghệ đồi trụy
ngoại lai phải là một công việc thực thi cách mạng đầy cương quyết và nhẫn nại. Vả
lại, văn nghệ đồi trụy ngoại lai vẫn tồn tại như một thế lực hiển nhiên, hằng ngày
đang gây tai ương, thảm họa, thì ý hướng xây dựng một nền văn nghệ dân tộc sẽ chỉ
là ảo tưởng nếu như không đặt sự bài trừ, phản kháng là nhiệm vụ hàng đầu. Một
vườn hoa văn nghệ dân tộc đang thành hình giữa rừng cỏ dại, tiếp tục khai quang
quét sạch cỏ độc” [224, 178].
Tư tưởng tiến bộ trong văn học miền Nam đã được nhiều nhà văn vun đắp,
xây dựng. Từ những người coi văn nghệ là vũ khí như Lữ Phương, Nguyễn Trọng
Văn đến những tác giả vừa sáng tác vừa phê bình như Đoàn Thêm, Nguyễn Ngu Í, từ
những người vừa biểu diễn vừa sáng tác như Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng...
đều nói về ý thức dân tộc với một niềm tin tha thiết.
Trong bối cảnh đó, Vũ Hạnh xuất hiện như một điểm sáng tư tưởng. Đánh giá
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
13
về tác giả này, nhiều nhà nghiên cứu miền Nam đã thể hiện một thái độ chân thành,
thẳng thắn. Đa số đều cho rằng: Vũ Hạnh là một cây viết nhiệt tình và giàu nghị lực.
Từ những năm 1958 - 1964, ông liên tục xuất hiện trên tạp chí Bách khoa thời đại
với những bút danh khác nhau: Ngoài Vũ Hạnh, Minh Hữu chủ yếu ở phần sáng tác,
còn có Cô Phương Thảo, Nguyên Phủ chuyên về phê bình. Nhà văn đã thực sự để lại
ấn tượng đậm nét trong tư tưởng của người đọc đô thị miền Nam. Suốt những năm
1960 - 1965, người miền Nam đã trở nên quen thuộc với những bài phê bình mạnh
mẽ, sắc sảo và kịp thời của ông. Cho nên, hồi tưởng lại khi còn viết bài phê bình cho
Bách khoa, Vũ Hạnh bày tỏ: “Một số nhà văn dù bị những sự phê phán có ít thiện
cảm của tôi vẫn bày tỏ sự niềm nở, tín nhiệm làm tôi rất xúc động… có những độc
giả ở tận bên Pháp gửi lời về thăm sức khoẻ, mong cho tôi được mạnh giỏi để mà…
phê bình” [93, 88]. Điều đó chứng tỏ những bài viết của tác giả có chất lượng và tạo
được uy tín sâu rộng trong lòng người đọc và giới cầm bút. Tuy nhiên những ý kiến
nhận định về ông còn lại không nhiều, bởi chúng chỉ ở dạng thư từ hoặc tản mác trên
các tạp chí bị đình bản thường xuyên, cho đến giờ hầu như không thể tìm lại được.
Nhìn chung, những nhận xét về Vũ Hạnh ở miền Bắc và miền Nam, ngoài những
người cùng chí hướng, còn có sự khác nhau về thái độ, lập trường, tư tưởng. Nhưng
dù ít, dù nhiều, các nhà nghiên cứu đã thấy được những đặc điểm cơ bản trong cây
bút lí luận, phê bình Vũ Hạnh.
Ở đây, trước hết, để cho thật sự khách quan, chúng tôi xin điểm qua ý kiến
của những người ít nhiều đã phản đối Vũ Hạnh hoặc chí ít cũng từng bị ông phê
bình. Đầu tiên phải kể đến Phạm Thanh. Bài nhận định về Thi nhân Việt Nam hiện
đại (của Phạm Thanh) đã khiến cho người bị phê bình “tái mặt” và phải bày tỏ đôi
lời phân trần ngay sau đó. Ông Phạm Thanh nhận rằng, từ khi Thi nhân Việt Nam
hiện đại được phát hành tới nay, “tôi đã nhận được nhiều sự chỉ giáo của các bậc chí
giả có tâm với văn nghệ nước nhà … và lại được ông Nguyên Phủ đọc tới và đặc biệt
phê bình”. Ông Phạm Thanh cũng thành thực “tôi xin ghi nhận tất cả các ý kiến của
ông Nguyên Phủ tuy ông đã đọc sách của tôi qua một ống kính riêng của ông” [340,
59]. Tác giả của Thi nhân Việt Nam hiện đại cố thanh minh một cách yếu ớt, “tôi
cũng biết trước trong sự lựa chọn của tôi có sự lầm lẫn, nên khi soạn tập sách này tôi
đã nhờ một số văn hữu lựa chọn giúp và cho tôi tài liệu về các thi nhân... Riêng về
thi sĩ Quách Thoại,… “thật tình tôi không hề có ý xúc phạm tới hương hồn của thi sĩ,
nhất là làm tổn thương tới danh dự của nhà thơ đã khuất”. Còn về ảnh của các nhà
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.
TRIAL VERSION
Purchase from http://www.axommsoft.com to remove limitations of demo.