Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NHỊP SINH HỌC: SỰ THÍCH NGHI ĐẶC BIỆT CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NHỊP SINH HỌC: SỰ THÍCH NGHI ĐẶC BIỆT CỦA SINH VẬT VỚI
MÔI TRƯỜNG SỐNG
Môi trường sống của mọi sinh vật trên trái đất đều thay đổi có tính chu kỳ,
chủ yếu là chu kỳ mùa và chu kỳ ngày đêm. Khả năng phản ứng của sinh
vật một cách nhịp nhàng với những thay đổi có tính chu kỳ của môi trường
là nhịp sinh học.
Càng xa vùng xích đạo thì dao động mùa về khí hậu (nhiệt độ và ánh
sáng...) càng lớn. Ở những vùng có băng tuyết vào mùa đông phần lớn cây
xanh rụng lá và sống ở trạng thái chết giả, chỉ một số ít cây như thông vẫn
xanh tươi trong băng tuyết. Động vật biến nhiệt thường ngủ đông. Khi đó
trao đổi chất của cơ thể con vật giảm đến mức thấp nhất, chỉ đủ để sống. Các
hoạt động sống của chúng sẽ diễn ra sôi động ở mùa ấm (xuân, hè). Một số
thú như gấu, chồn khi thức ăn trở nên khan hiếm cũng ngủ đông. Chim và
thú thay lông trước khi mùa đông tới. Thú thay một bộ lông dài có lớp lông
tơ dày, chim cũng phát triển bộ lông tơ. Phản ứng tích cực để qua đông cũng
khác nhau tuỳ nhóm động vật: sóc tích trữ thức ăn để qua đông còn chó sói
vẫn hoạt động kiếm mồi tích cực vào mùa đông. Một số loài động vật khác,
đặc biệt là chim, có bản năng di trú, rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn