Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Nhiệm vụ và quyền hạn của hải quan trong tố tụng hình sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐINH NGỌC THẮNG
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HẢI QUAN
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HẢI QUAN
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ KIM OANH
Học viên: ĐINH NGỌC THẮNG
Lớp: Cao học Luật hình sự và TTHS, khóa 20
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, không có bất
kỳ sự sao chép nào từ các công trình nghiên cứu khác.
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý
báu và hữu ích từ phía Thầy Cô, Gia đình, bạn bè.
Qua đây, cho phép tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Võ Thị Kim Oanh,
Trưởng khoa Luật hình sự & TTHS, người đã định hướng cũng như tận tình giúp đỡ
tác giả để hoàn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Đinh Ngọc Thắng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật TTHS BLTTHS
TTHS TTHS
Viện kiểm sát VKS
Vụ án hình sự VAHS
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Phụ lục 1: Th ng kê vụ việc vi phạm bị bắt giữ từ năm 2010 đến tháng 6 2016.
Phụ lục 2: Danh mục hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện
quản lý chuyên ngành.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA
HẢI QUAN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ...................................................................... 6
1.1. Khái niệm về nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong Tố tụng hình sự.........6
1.2. Cơsở của việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quantrong Tố tụng hình sự.....11
1.2.1 Tính chất đặc thù của lĩnh vực hoạt động Hải quan ................................11
1.2.2. Xuất phát từ nhiệm vụ của Luật Tố tụng hình sự ....................................12
1.3. Sơ lƣợc hình thành và phát triển về nhiệm vụ quyền hạn của Hải quan
trong pháp luật Tố tụng hình sự........................................................................... 14
1.3.1. Quy định pháp luật tố tụng hình sự v nhiệm vụ quy n hạn của Hải quan
từ 1945 đến trước 1988......................................................................................14
1.3.2. Quy định v nhiệm vụ quy n hạn của Hải quan trong ộ luật Tố tụng
hình sự n m 1988 đến n m 2003.......................................................................19
1.4. Nhiệm vụ quyền hạn của Hải quan trong pháp luật Tố tụng hình sự của
một số quốc gia trên thế giới ................................................................................. 22
CHƢƠNG 2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HẢI QUAN TRONG PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG............................................. 27
2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong pháp luật Tố tụng hình sự năm
2015.......................................................................................................................... 27
2.1.1. Nhiệm vụ quy n hạn của Cơ quan Hải quan trong giai đoạn khởi tố vụ
án hình sự...........................................................................................................27
2.1.2. Nhiệm vụ quy n hạn của cơ quan Hải quan trong giai đoạn đi u tra vụ
án hình sự...........................................................................................................31
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong
pháp luật Tố tụng hình sự ..................................................................................... 35
2.2.1. Kết quả Công tác đấu tranh phòng chống tooij phạm của Hải quan trong
thời gian qua......................................................................................................35
2.2.2. Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ quy n hạn của Hải quan trong quyết định
khởi tố vụ án hình sự..........................................................................................36
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
QUAN HẢI QUAN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ....................................................... 47
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan Hải quan....................................... 47
3.1.1 Xuất phát từ nhiệm vụ cải cách tư pháp và mục tiêu phòng chống tội phạm .47
3.1.2. Yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của Hải quan...51
3.2. Các giải pháp cụ thể........................................................................................ 52
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự......................................52
3.2.2. Nhóm giải pháp khác ...............................................................................59
KẾT LUẬN............................................................................. Error! Bookmark not defined.6
-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. L do chọn đề tài
Trong b i cảnh xã hội có nhiều biến đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời
s ng kinh tế - xã hội, từ kết quả đổi mới chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước.
Để tiếp tục đổi mới kinh tế, phát huy nội lực và thu hút đầu tư nước ngoài, Đảng
và Nhà nước ta tiến hành cải cách hành chính và cải cách tổ chức, hoạt động
của các cơ quan tư pháp. Việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các
cơ quan bảo vệ pháp luật là cần thiết và cấp bách. Vì vậy, việc đổi mới tính chất
và hoạt động của các cơ quan tư pháp được quan tâm và đã được đưa vào các
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn qu c của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 26/11/2003 BLTTHS sửa đổi đã được Qu c hội khóa 11 kỳ họp thứ
2 thông qua có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình
sự sửa đổi đã được Ủy ban thường vụ Qu c hội thông qua ngày 20/8/2004 có
hiệu lực từ ngày 1/10/2004 là một bước tiếp tục luật hóa đường l i chính sách của
Đảng. Cơ quan Hải quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan, một
lĩnh vực luôn gắn chặt với hoạt động đ i ngoại, kinh tế đ i ngoại, an ninh qu c gia
và an ninh cộng đồng . Do tính chất đặc thù của lĩnh vực Hải quan trên địa bàn
là các cửa khẩu biên giới, những khu thương mại, khu kinh tế cửa khẩu,... hoạt
động kinh tế sôi động, mặt khác tình hình tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới diễn ra ở đâu cũng phức tạp. Để đáp ứng được yêu
cầu đấu tranh phòng, ch ng tội phạm xảy ra trong lĩnh vực Hải quan, ngay từ khi
thành lập, Hải quan Việt Nam đã trở thành lực lượng quan trọng trong công tác đấu
tranh phát hiện, ngăn chặn và điều tra xử lý đ i với các tội phạm buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Hải quan được
thể hiện ở 2 điều luật là Điều 104, Điều 111 của BLTTHS năm 2003. Theo đó,
cơ quan Hải quan có thẩm quyền khởi t , điều tra tội phạm trong lĩnh vực quản
lý của mình. Theo th ng kê thì Bộ luật hình sự có tới 14 tội danh liên quan đến
lĩnh vực quản lý của Hải quan. Trong khi đó Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự
lại giới hạn cơ quan Hải quan chỉ được tiến hành khởi t , điều tra hai tội danh
là tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
-2-
Pháp luật TTHS quy định trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ rõ
ràng, ít nghiêm trọng thì cơ quan Hải quan tiến hành điều tra, hoàn thành hồ sơ
chuyển cho VKS. Nhưng thực tế cơ quan Hải quan khi kiểm tra sau thông quan còn
phát hiện trường hợp không phải phạm tội quả tang nhưng chứng cứ rõ ràng và ít
nghiêm trọng thì cũng không cần thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra để tiếp tục
điều tra mà cần được nghiên cứu, xem xét giao cho cơ quan Hải quan điều tra,
hoàn thành hồ sơ chuyển cho VKS có thẩm quyền truy t . Có thể nói rằng, với
quy định hiện hành cơ quan Hải quan chưa có cơ hội thực hiện hết khả năng
của mình và những bất cập trong quy định về thẩm quyền điều tra, phạm vi điều
tra, thẩm quyền tiến hành các biện pháp điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn
chặn…Vì vậy, hiệu quả đấu tranh phòng, ch ng tội phạm của cơ quan Hải quan
không cao. Hải quan Việt Nam nói riêng và Hải quan các nước trên thế giới nói
chung là lực lượng tiên phong trong đấu tranh phòng, ch ng tội phạm xuyên qu c
gia. Để làm được điều đó, chúng ta cần nghiêm túc xem xét chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của cơ quan này trong TTHS, tạo điều kiện cho Hải quan ph i hợp
với Hải quan các qu c gia khác trong đấu tranh phòng, ch ng tội phạm qu c tế.
Xét thấy đây là thời điểm thích hợp cho việc nghiên cứu một cách khoa học để
tìm hiểu những nguyên nhân tồn tại trong việc thực thi nhiệm vụ điều tra tội phạm
của cơ quan Hải quan. Mặt khác, Hải quan thực hiện các cam kết qu c tế và ph i hợp
với các qu c gia trong đấu tranh phòng, ch ng tội phạm qu c tế, góp phần đưa nước
ta hội nhập với cộng đồng qu c tế. Đây cũng là lý do mà tác giả quyết định chọn đề
tài “Nhiệm vụ và quyền hạn của Hải quan trong TTHS” để làm luận văn thạc sỹ
luật học, chuyên ngành luật hình sự, TTHS.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Hải quan trong TTHS là vấn đề không
chỉ những người làm công tác nghiên cứu mà những người làm công tác thực
tiễn quan tâm, nhất là lực lượng điều tra ch ng buôn lậu của Hải quan. Qua
nghiên cứu, tìm hiểu tác giả có dịp tiếp xúc với một s công trình khoa học trong
nước được nghiên cứu dưới các mức độ và góc độ khác nhau có nội dung liên
quan như:
Nguyễn Đình Long, (2000) “Quy n hạn đi u tra của ộ đội iên phòng, Hải
quan Kiểm lâm trong TTHS” luận văn thạc sỹ luật học.