Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận diện những yếu tố chi phối thực tế trong mối quan hệ công ty mẹ - công ty con
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TÌM HIỂU KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TÌM KIẾM
VIỆC LÀM THÊM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC MỞ
TP.HCM VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện: Võ Thị Tú Anh
Đoàn Minh Hồng
Lê Thị Ánh Nguyệt
Người hướng dẫn: ThS. Đoàn Thị Thanh Thúy
TP. Hồ Chí Minh, 2013
TÌM HIỂU KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM THÊM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM VÀ GIẢI PHÁP
Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Để tìm ra những nguyên nhân dẫn tới sự khó khăn trong việc tìm kiếm việc
làm của sinh viên.
- Để tìm ra các giải pháp để khắc phục những khó khăn trên.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: sinh viên đang theo học hệ Đại Học chính quy tại trường Đại
Học Mở
- Phạm vi nghiên cứu: 200 sinh viên các khóa 2009, 2010, 2011, 2012 thuộc
10 khoa chính tại trường Đại học Mở đó là Khoa Tài chính- Ngân hàng,
Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa kế toán- kiểm toán, Khoa Kinh tế- luật,
Khoa Ngoại ngữ, Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Công nghệ sinh học,
Khoa Xây dựng điện, Khoa Đông Nam Á- Xã hội học và Chương trình đào
tạo đặc biệt.
- Phạm vi thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 10/2012- tháng 4/ 2013
3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Sinh viên tìm kiếm việc làm thêm từ các kênh thông tin nào?
- Sinh viên mong nhận được thông tin như thế nào từ các kênh thông tin trên?
- Những khó khăn nào sinh viên gặp phải khi tìm kiếm việc làm thêm?
- Nguyên nhân khiến họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm thêm là
gì?
- Để giúp sinh viên vượt qua những khó khăn trên, cần các giải pháp như thế
nào?
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Các phương pháp nghiên cứu mà nhóm sử dụng: phương pháp định lượng;
phỏng vấn; thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Nguồn thứ cấp: sách, các trang web, báo điện tử.
+ Nguồn sơ cấp: khảo sát bằng bảng câu hỏi.
TÌM HIỂU KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM THÊM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM VÀ GIẢI PHÁP
Trang 2
5. Cấu trúc bài nghiên cứu: gồm các chương sau:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Phương pháp nghiên cứu
Chương III: Phân tích
Chương IV: Đề xuất giải pháp
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm chính:
Ông Đinh Văn Hường - chủ nhiệm Khoa Báo Chí trường Đại Học Khoa Học
Xã Hội và Nhân Văn thuộc trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho rằng “ Việc làm
thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay
khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình với
mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cọ sát hơn
với thực tế cuộc sống…”. Riêng, anh Quách Minh Cường - quản lý nhân sự công ty TV
Plus lại cho rằng “ Việc làm thêm theo quan điểm của tôi chỉ đơn giản chính là các bạn
sinh viên chủ động tham gia các hoạt động xã hội ở các tổ chức trong và ngoài trường
để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân”.( theo Nhóm sinh viên trường Đại Học Bách
Khoa TP. Hồ Chí Minh, đề tài “ Điều tra về tình hình đi làm thêm của sinh viên tại TP.
HCM”, năm 2004)
1.2. Các nghiên cứu trước về lĩnh vực đang nghiên cứu :
Đã có nhiều nghiên cứu trước tìm hiểu về các vấn đề xung quanh sinh viên và
việc làm thêm như tình hình làm thêm của sinh viên, về sự cần thiết cũng như nhu cầu
làm thêm của sinh viên. Dưới đây là một số đề tài mà nhóm đã tổng hợp nhằm phục vụ
cho nghiên cứu đề tài:
TÌM HIỂU KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM THÊM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM VÀ GIẢI PHÁP
Trang 3
Kết quả điều tra đề tài “Điều tra về tình hình đi làm thêm của sinh viên tại
TP.HCM” do sinh viên Đại Học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh đã thực hiện cuối năm
2004, thực hiện trên 200 mẫu, trong đó bao gồm những sinh viên không đi làm thêm
cho thấy :
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc chọn việc làm thêm là thu nhập.
Yếu tố thứ hai là thời gian có phù hợp với lịch học tại trường hay không. Loại công
việc được ưa chuộng nhất là gia sư, kế tiếp là là PG, PB cho các doanh nghiệp. Các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên: việc làm, thông tin và thủ
tục dễ dàng, môi trường, con người,…
Trong đó 62% sinh viên tìm được thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn
bè; 14% qua các trung tâm giới thiệu việc làm có tính phí trên thị trường và 5.1% tìm
việc qua các phương tiện truyền thông.
Bên cạnh đó, năm 2012, nhóm sinh viên Đại Học Ngoại thương thực hiện
nghiên cứu đề tài điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương với
mẫu nghiên cứu là 100 người và kết quả mà nhóm đạt được:
Nguyên nhân và các yếu tố tác động trực tiếp đến vấn đề đi làm thêm của sinh
viên Đại Học Ngoại Thương: đa số do sinh viên không đủ tiền tiêu vặt từ trợ cấp gia
đình, còn lại do muốn tăng kinh nghiêm thực tế, rèn luyện kỹ năng, có thêm tiền tiêu
vặt, ý thức về giá trị đồng tiền và biết cách chi tiêu.
Tìm hiểu về mức độ hài lòng của sinh viên đối với công việc và điều kiện làm
việc thì rút ra được nhận định mức độ hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào điều kiện
làm việc cụ thể.
Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của các bạn đang làm thêm: đa
số sinh viên có thời gia làm việc trong một tuần khoảng 8 tiếng nên việc làm thêm
không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập; một số trường hợp cá biệt có kết uqa3 học
tập giảm sút là do làm thêm quá nhiều.
TÌM HIỂU KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM THÊM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM VÀ GIẢI PHÁP
Trang 4
Kế đến là đề tài “Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại Học
Cần Thơ” do nhóm sinh viên trường Đại Học Cần Thơ thực hiện với cỡ mẫu 50, đối
tượng là sinh viên của trường Đại Học Cần Thơ và kết quả mà nhóm đạt được:
Tìm hiểu về nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại Học Cần Thơ thấy
được rằng nhiều sinh viên cảu trường có nhu cầu đi làm thêm nhưng thực tế số lượng
sinh viên có đi làm ít hơn số lượng chưa có việc làm.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu làm thêm: lương, thời gian, tính
chất công việc. Sinh viên thuộc các khoa khác nhau có nhu cầu và lựa chọn công việc
khác nhau
Tìm hiểu các kênh tìm việc của sinh viên Đại học Cần Thơ, nhóm đã cho thấy
phần lớn sinh viên tìm việc thông qua người quen chiếm 62% và trên các thông báo
tuyển dụng 58%, thông qua kênh internet là 38% và 38% cũng lựa chọn kênh trung tâm
giới thiệu việc làm,các kênh khác chiếm tỷ lệ ít hơn (chỉ 2%). Bên cạnh đó, nhóm còn
xác định rằng trong quá trình đi tìm việc, sinh viên gặp nhiều khó khăn nhưng ảnh
hưởng nhiều nhất là không sắp xếp được thời gian ( chiếm 76%). Bên cạnh đó có đến
42% do không chịu được áp lực vừa học vừa làm, không có phương tiện chiếm 40% và
việc thiếu thông tin là 38%. Và cuối dùng nhóm đã đề xuất một số giải pháp giúp sinh
viên tìm được việc làm thêm phù hợp.
Trên đây là tóm lược nội dung và kết quả mà các nhóm nghiên cứu ở các
trường khác đã thực hiện xung quanh các vấn đề liên quan đến sinh viên và việc làm
thêm trong các năm vừa qua. Đây là cơ sở nền tảng để nhóm chúng em xác định hướng
nghiên cứu cho đề tài của mình.
1.2.1. Kết luận chung về kết quả các nghiên cứu trước:
Ngày nay, hình ảnh sinh viên đi tìm việc làm thêm hay đi làm thêm không còn
xa lạ đối với mỗi cá nhân sinh viên nói riêng hay toàn xã hội nói chung. Xuất phát từ
những hoàn cảnh và nhu cầu khác nhau mà mục đích làm thêm của sinh viên cũng khác
nhau. Hầu hết sinh viên nước ta chủ yếu từ các tỉnh thành lên thành phố học, không