Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Nguyên tắc không tạo ra rào cản trong hiệp định TBT qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THÚY DIỄM
NGUYÊN TẮC KHÔNG TẠO RA RÀO CẢN
TRONG HIỆP ĐỊNH TBT QUA THỰC TIỄN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế. Mã số: 60.38.50
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Trần Việt Dũng
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tiến sĩ Trần Việt Dũng. Mọi ý
kiến, quan điểm, số liệu, nội dung tham khảo
được trích dẫn đầy đủ, trung thực và chính xác
trong luận văn. Những kết luận của luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thúy Diễm
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DOC Ủy ban Thương mại
DPCIA Đạo luật Thông tin Người tiêu dùng Bảo vệ Cá heo
DS Giải quyết tranh chấp (Số hiệu vụ tranh chấp)
DSB Cơ quan Giải quyết Tranh chấp
DSU Thỏa thuận ghi nhận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh
việc Giải quyết Tranh chấp
EC Cộng đồng Châu Âu
ETP Vùng biển Đông nhiệt đới Thái Bình Dương
FDA Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm
FFDCA Đạo luật về Mỹ phẩm và Thuốc, Thực phẩm Liên bang
FSPTCA Đạo luật Kiểm soát Thuốc lá và Ngăn ngừa Hút thuốc trong
Gia đình
GATS Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
IATTC Ủy ban Cá ngừ Nhiệt đới Vùng Bắc Nam Mỹ
IDCP Chương trình Bảo tồn Cá heo Quốc tế
IEC Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế
ISO Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa
ITO Tổ chức Thương mại Thế giới
Luật TCQC Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật
MFN Đãi ngộ Tối huệ quốc
NSDUH Cuộc Khảo sát Quốc gia về Sức khỏe và Sử dụng Thuốc
NT Đãi ngộ Quốc gia
SPS Hiệp định về Áp dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch
Động Thực vật
TBT Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại
TRIPS Hiệp định về Các Khía cạnh Liên quan đến Thương mại
của Quyền Sở hữu Trí tuệ
USC Bộ luật Mỹ
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH TBT VÀ
CÁC NGUYÊN TẮC LIÊN QUAN ............................................................................... 6
1.1. Khái quát về Hiệp định TBT .............................................................................. 6
1.1.1. Sự ra đời của Hiệp định TBT ....................................................................... 6
1.1.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định TBT ........................................................... 7
1.1.3 Vai trò của Hiệp định TBT ......................................................................... 12
1.2. Các nguyên tắc trong Hiệp định TBT .............................................................. 15
1.2.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử .......................................................... 15
1.2.2. Nguyên tắc không tạo ra rào cản.............................................................. 19
1.2.3. Nguyên tắc hài hòa hóa ............................................................................ 24
1.2.4. Nguyên tắc minh bạch............................................................................... 27
1.3. Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc không tạo ra rào cản trong Hiệp định TBT
........................................................................................................................................... 30
1.3.1. Đối với Hiệp định TBT .............................................................................. 30
1.3.2. Đối với thương mại quốc tế ...................................................................... 32
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO ĐỐI VỚI
NGUYÊN TẮC KHÔNG TẠO RA RÀO CẢN .......................................................... 35
2.1. Tình hình thực thi nguyên tắc không tạo ra rào cản ..................................... 35
2.1.1. Tình hình thực thi nguyên tắc không tạo ra rào cản của các quốc gia trên
thế giới qua các tranh chấp tại WTO ...................................................................... 35
2.1.2. Tình hình thực thi nguyên tắc không tạo ra rào cản trong Hiệp định TBT
của Việt Nam ............................................................................................................ 41
2.2. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc không tạo ra rào cản trong Hiệp định TBT
qua các tranh chấp tại WTO ..................................................................................... 45
2.2.1. Tranh chấp Mỹ – Các biện pháp ảnh hưởng đến việc sản xuất và kinh
doanh thuốc lá điếu chứa đinh hương (clove cigarettes) (DS406) .......................... 45
2.2.2. Tranh chấp Mỹ – Các biện pháp liên quan đến việc nhập khẩu, xúc tiến và
kinh doanh cá ngừ (Tuna) và sản phẩm cá ngừ (Tuna products) (DS381) ............. 62
2.2.3. Nhận xét chung .......................................................................................... 78
2.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tiếp cận nguyên tắc không tạo ra rào
cản ............................................................................................................................. 79
2.3.1. Nhận biết một Quy chuẩn kỹ thuật ............................................................ 80
2.3.2. Tính hợp pháp của mục tiêu mà quy chuẩn kỹ thuật theo đuổi ................. 81
2.3.3. Tính cần thiết cho sự tồn tại của quy chuẩn kỹ thuật ................................ 82
2.4. Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về xây dựng, ban hành
và áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo nguyên tắc không tạo ra rào cản ........... 85
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tại lời nói đầu Hiệp định Marraket đã đưa ra sáu mục tiêu của WTO là
Nâng cao mức sống; Bảo đảm đầy đủ việc làm; Bảo đảm một khối lượng thu
nhập và nhu cầu thực tế lớn và phát triển ổn định; Mở rộng sản xuất, thương mại
hàng hóa và dịch vụ; Phát triển bền vững; Bảo vệ và duy trì môi trường. Đồng
thời, Hiệp định cũng đưa ra phương thức đạt được những mục tiêu này, đó là
giảm đáng kể thuế và các rào cản thương mại khác và theo hướng loại bỏ sự phân
biệt đối xử trong các mối quan hệ thương mại quốc tế. Đối phó với hàng rào phi
thuế quan là quá trình khó khăn và lâu dài hơn nhiều với việc giảm rào cản thuế
quan. Các công cụ pháp lý được GATT/WTO ban hành nhằm chống lại hàng rào
phi thuế quan có thể liệt kê như Điều XI Hiệp định GATT về triệt tiêu chung các
hạn chế về số lượng; Điều VII Hiệp định GATT về Hiệp định về việc thực hiện
Điều VII về trị giá tính thuế quan; Điều VIII GATT về phí và các thủ tục xuất
nhập khẩu; Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật về
các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS); Hiệp định về hàng rào
kỹ thuật trong thương mại về các rào cản kỹ thuật (Hiệp định TBT)…Đã có
những hàng rào bị cấm sử dụng, nhưng vẫn còn một số hàng rào ở một chừng
mực nhất định được phép sử dụng trong thương mại quốc tế, và chính yếu tố này
khiến cho các hàng rào đang tồn tại được tận dụng một cách tối đa, đồng thời nó
cũng tiềm ẩn nguy cơ trở thành phương tiện bảo hộ thị trường nội địa.
Trong số các rào cản này, đáng phải nói đến là những biện pháp kỹ thuật
đang được các quốc gia khai thác tối đa với nhiềumục đích là bảo vệ sức khỏe
con người, bảo vệ môi trường…Đối mặt với vấn đề này, yêu cầu tuân thủ việc
xây dựng, ban hành và áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo quy định của Hiệp
định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại càng phải được đảm bảo nhằm thực
thi một nền thương mại cạnh tranh công bằng, không bị bóp méo. Thể hiện cụ thể
nhất mục tiêu hướng đến một nền thương mại cạnh tranh công bằng chính là
nguyên tắc không tạo ra rào cản đối với thương mại quốc tế, cũng là một trong
những ranh giới quan trọng xác định một biện pháp được áp dụng là hợp pháp
hay không. Tuy nhiên, vấn đề là quy định liên quan đến việc xác định thế nào là
không tạo ra rào cản còn chung chung, vì vậy với thực tế áp dụng đa dạng các
biện pháp kỹ thuật, việc nhận biết một biện pháp kỹ thuật có tuân thủ nguyên tắc
2
này hay không là rất khó khăn và thực tế đây là một trong những nguyên tắc xảy
ra nhiều tranh chấp nhất tại WTO của Hiệp định TBT cho đến thời điểm hiện nay.
Đối với Việt Nam, ngay từ khi đàm phán gia nhập WTO đã có những bước
đi cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO và cho đến hiện nay, nhiều văn
bản pháp luật đã được ban hành phù hợp với các quy định của Hiệp định TBT.
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là mục tiêu gia nhập WTO không phải chỉ dừng lại ở
chỗ Việt Nam đã thực hiện cam kết như thế nào, có tuân thủ các quy định của
WTO hay chưa, mà quan trọng hơn là chúng ta phải vận dụng những quy định
của pháp lụât WTO như thế nào để mang lại lợi ích cho quốc gia nhất. Thực tế,
các biện pháp kỹ thuật của Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp và đơn giản, không
phải là một hàng rào đáng lo ngại cho các quốc gia. Điều này có nghĩa rằng, Việt
Nam vẫn chưa chủ động trong vận dụng các quy định của Hiệp định TBT để phục
vụ lợi ích cho thị trường nội địa mà chỉ thi hành một cách bị động.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “NGUYÊN TẮC KHÔNG TẠO RA
RÀO CẢN TRONG HIỆP ĐỊNH TBT QUA THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TẠI WTO”. Đề tài, trên cơ sở phân tích các tranh chấp tại cơ
quan giải quyết tranh chấp của WTO, việc giải thích nguyên tắc không tạo ra rào
cản của cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như lập luận của các bên để từ đó rút
kinh nghiệm cho Việt Nam khi xây dựng các biện pháp kỹ thuật vừa phục vụ lợi
ích cho mình vừa đảm bảo không vi phạm nguyên tắc không tạo ra rào cản, cũng
như học hỏi kinh nghiệm các bên tranh chấp khi tham gia vào các vụ việc liên
quan.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu các quy định của Hiệp định TBT trong thời gian qua ở
Việt Nam cũng khá nhiều, nhưng chủ yếu phân tích một cách tổng quan Hiệp
định mà vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu nguyên tắc không tạo
ra rào cản trong Hiệp định, đặc biệt là phân tích trên cơ sở thực tiễn giải thích
nguyên tắc này của cơ quan giải quyết tranh chấp trong những tranh chấp cụ thể
để từ đó rút kinh nghiệm cho Việt Nam. Có thể nêu ra một số công trình nghiên
cứu khoa học có liên quan Hiệp định TBT, việc thực thi Hiệp định TBT của Việt
nam sau:
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc sử dụng hàng rào tiêu chuẩn
kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
3
Đề tài là công trình Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật tại Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 của Trần Thụy Đan Thanh. Công trình tiếp
cận Hiệp định với tư cách là một trong những rào cản thương mại trong quan hệ
thương mại quốc tế, giới thiệu tổng quát về hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật trong
thương mại, nội dung Hiệp định, các biện pháp kỹ thuật; quy định của pháp luật
Việt Nam về tiêu chuẩn kỹ thuật thương mại và đưa ra đề xuất đối với những quy
định còn mâu thuẩn Hiệp định.
- Vấn đề sử dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Việt
Nam
Đề tài là công trình nghiên cứu của Hà Thị Thanh Bình trên tạp chí Khoa
học pháp lý năm 2008. Bài viết giới thiệu các quy định của WTO liên quan đến
việc sử dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng hóa gồm Hiệp định TBT
và SPS, giới thiệu các quy định cơ bản trong xây dựng, ban hành và áp dụng các
biện pháp kỹ thuật; về biện pháp kiểm dịch động thực vật. Tiến hành xem xét quy
định pháp luật Việt Nam về các quy định liên quan đến các biện pháp kỹ thuật
của Hiệp định TBT, đánh giá việc sử dụng hàng rào kỹ thuật của Việt Nam và
đưa ra đề xuất nhằm vận dụng các hàng rào kỹ thuật được phép hiệu quả cho Việt
Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài (Các kết quả cần đạt được):
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về Hiệp định TBT như hoàn
cảnh, mục đích ra đời, vai trò của Hiệp định; nhận diện được các nguyên
tắc của Hiệp định, đặc biệt là nội dung, vai trò của nguyên tắc không tạo ra
rào cản.
- Làm rõ nội dung của các vụ tranh chấp, cách thức lập luận các bên trong
bảo vệ quan điểm của mình liên quan đến áp dụng nguyên tắc không tạo ra
rào cản; cách thức giải thích của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm về
nguyên tắc để rút ra các kết luận chi tiết hơn về nội dung nguyên tắc.
- Rút ra được các kinh nghiệm cho Việt Nam khi tiếp cận nguyên tắc không
tạo ra rào cản trong Hiệp định TBT.
- Đề xuất các quan điểm, phương hướng nhằm hoàn thiện các quy định pháp
luật liên quan đến xây dựng, ban hành và áp dụng các biện pháp kỹ thuật,
đặc biệt là các quy chuẩn kỹ thuật nhằm tránh tạo ra rào cản.
4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Như tên gọi của đề tài, Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu nguyên tắc
không tạo ra rào cản trong Hiệp định TBT nhằm rút kinh nghiệm cho Việt Nam
qua việc phân tích các tranh chấp tại cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
Theo đó, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu Hiệp định TBT, các nguyên tắc của Hiệp
định, đặc biệt là nguyên tắc không tạo ra rào cản tại Điều 2.2 Hiệp định TBT và
các báo cáo giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm, cơ quan phúc thẩm tại cơ
quan giải quyết tranh chấp liên quan đến nguyên tắc này. Đồng thời, tác giả cũng
dựa vào các quy định cơ bản liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẫn kỹ thuật liên
quan của Việt Nam nhằm đưa ra đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên
quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Theo đó, nhằm đạt
được kết quả nghiên cứu chính xác và khách quan nhất, tác giả đã kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu cơ bản như phương pháp phân tích, giải thích, đánh giá,
so sánh, tổng hợp,…cùng với các phương pháp suy luận logic, thống kê…nhằm
làm rõ nguyên tắc không tạo ra rào cản qua các nhận định, kết luận của cơ quan
giải quyết tranh chấp trong các vụ việc cụ thể rút kinh nghiệm cho Việt Nam.
6. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết
Đề tài gồm hai chương sẽ lần lượt làm rõ các vấn đề về mặt lý luận và thực
tiễn của nguyên tắc không tạo ra rào cản trong Hiệp định TBT
- Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về Hiệp định TBT và các
nguyên tắc liên quan
Chương I sẽ giải quyết các vấn đề về mặt lý luận của đề tài, đó là tìm hiểu
khái quát về Hiệp định TBT và các nguyên tắc của nó. Làm sáng tỏ sự ra đời, vai
trò của Hiệp định TBT trong việc đảm bảo một nền thương mại cạnh tranh công
bằng, không bị bóp méo, trong đó, để thực hiện điều này không thể thiếu vai trò
của các nguyên tắc áp dụng trong việc chuẩn bị, ban hành và xây dựng các biện
pháp kỹ thuật, đặc biệt là nguyên tắc không tạo ra rào cản.
- Chương II: Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO đối với nguyên tắc
không tạo ra rào cản
5
Chương II sẽ giải quyết các vấn đề về mặt thực tiễn áp dụng của nguyên tắc
không tạo ra rào cản trên cơ sở cách thức giải thích của Ban hội thẩm, Cơ quan
phúc thẩm đối với việc áp dụng nguyên tắc không tạo ra rào cản trong các trường
hợp cụ thể để từ đó đưa ra cách nhìn cụ thể hơn về nguyên tắc, đồng thời rút kinh
nghiệm cho Việt Nam khi tiếp cậnnguyên tắc cũng như hoàn thiện hệ thống pháp
luật có liên quan. Như vậy, chương này phải giải quyết được vấn đề là phân tích
các tranh chấp, lập luận các bên tham gia tranh chấp, các báo cáo của cơ quan giải
quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích thực tế áp dụng nguyên tắc không
tạo ra rào cản, tổng hợp các cách giải thích của cơ quan giải quyết tranh chấp, từ
đó đúc kết kinh nghiệm cho Việt Nam.