Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong luật đầu tư năm 2005
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
-----------------------
Đặng Hoàng Quốc Bảo
NGUYEÂN TAÉC KHOÂNG PHAÂN BIEÄT ÑOÁI XÖÛ
TRONG LUAÄT ÑAÀU TÖ NAÊM 2005
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 60.38.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. L Vũ Nam
TP.Hồ Chí Minh-Năm 2007
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Đặng Hoàng Quốc Bảo
Trang 3
T¸c gi¶ xin bµy tá lßng biÕt ¬n ®Õn TS. Lª Vò Nam, ngêi ®· gîi
më nh÷ng ý tëng khoa häc vµ sù chØ b¶o tËn t×nh cho t¸c gi¶ trong qu¸
tr×nh nghiªn cøu.
T¸c gi¶ ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c ThÇy, C« gi¸o vµ c¸c b¹n cïng líp
Cao häc LuËt Kho¸ 8 - §¹i häc LuËt Tp. Hå ChÝ Minh vÒ sù hç trî vµ
gióp ®ì ®Ó t¸c gi¶ hoµn thµnh luËn v¨n nµy.
V× kh¶ n¨ng vµ ®iÒu kiÖn nghiªn cøu cña t¸c gi¶ cã h¹n, nªn luËn
v¨n ch¾c ch¾n cßn thiÕu sãt vµ h¹n chÕ. T¸c gi¶ mong nhËn ®îc sù tiÕp tôc
®ãng gãp ý kiÕn gióp ®ì cña c¸c ThÇy, C« gi¸o vµ c¸c b¹n ®Ó luËn v¨n
®îc hoµn thiÖn.
Xin tr©n träng c¶m ¬n!
Trang 4
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
ASEM : Diễn đàn hợp tác Á - Âu
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
MFN : Đối xử tối huệ quốc
NT : Đối xử quốc gia
KPBĐX : Không phân biệt đối xử
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
Trang 5
MỤC LỤC
-----------------------
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC KHÔNG
PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG QUAN HỆ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
9
1.1. Tổng quan về nguyên tắc KPBĐX trong quan hệ đầu tư quốc tế 9
1.1.1. Sự cần thiết, ý nghĩa và nội hàm của nguyên tắc KPBĐX trong
quan hệ đầu tư quốc tế 10
1.1.2. Nguyên tắc KPBĐX trong một số Hiệp định của Tổ chức thương
mại thế giới WTO 12
1.1.2.1. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade
and Service - GATS) 13
1.1.2.2. Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Trade
Related Investment Measures - TRIMS) 14
1.1.2.3 Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ (Trade Related Intellectual Property Rights – TRIPS) 16
1.1.2.4. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (The Agreement on
Subsidies and Countervailing Measures – ASCM) 17
1.1.3. Nguyên tắc KPBĐX trong các cam kết quốc tế khác mà Việt Nam
đã ký kết, gia nhập 19
1.1.3.1. Các cam kết song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư 19
1.1.3.2. Các cam kết quốc tế đối với các tổ chức, diễn đàn khu vực 21
1.2. Quá trình hình thành và phát triển nguyên tắc KPBĐX trong
quan hệ đầu tư tại Việt Nam 24
1.2.1. Giai đoạn trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 24
1.2.2. Giai đoạn từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986
đến nay 27
1.2.2.1. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1996 27
1.2.2.2. Giai đoạn từ năm 1997 đến nay 29
Trang 6
Chương II SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
TRONG LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2005 33
2.1. Hình thức, lĩnh vực và nguồn vốn đầu tư 34
2.1.1. Hình thức đầu tư 34
2.1.1.1. Đầu tư trực tiếp 34
2.1.1.2. Đầu tư gián tiếp 38
2.1.2. Lĩnh vực đầu tư 40
2.1.3. Nguồn vốn đầu tư 44
2.2. Các quy định về biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư 49
2.2.1. Vốn và tài sản đầu tư 49
2.2.2. Quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ 50
2.2.3. Chi phí đầu tư 52
2.2.4. Loại bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 53
2.2.5. Vấn đề giải quyết tranh chấp trong đầu tư 55
2.2.6. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư 56
2.3. Một số quy định khác liên quan đến hoạt động đầu tư 57
2.3.1. Chính sách lao động, tổ chức quản lý doanh nghiệp 58
2.3.2. Hoạt động xuất nhập khẩu 60
2.3.3. Chính sách đất đai liên quan đến hoạt động đầu tư 62
2.3.4. Chính sách quản lý ngoại hối 65
2.3.5. Chính sách thuế 66
2.4. Thủ tục đầu tư 69
2.5. Một số kiến nghị hoàn thiện Luật Đầu tư 2005 để phù hợp với
nguyên tắc KPBĐX trong quan hệ đầu tư quốc tế 75
2.5.1. Đánh giá chung về sự thể hiện nguyên tắc KPBĐX trong Luật
Đầu tư 2005 75
2.5.2. Mục tiêu, yêu cầu và những định hướng cơ bản 76
2.5.2.1. Mục tiêu, yêu cầu 76
2.5.2.2. Những định hướng cơ bản 78
Trang 7
2.5.3. Một số kiến nghị cụ thể hoàn thiện Luật đầu tư 2005 và những
văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan 79
2.5.3.1. Hoàn thiện các quy định về mở cửa thị trường 80
2.5.3.2. Mở rộng một số quyền cho nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh 82
2.5.3.3. Hoàn thiện quy định về ưu đãi và đảm bảo đầu tư 84
2.5.3.4. Thủ tục đầu tư và vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư 86
KẾT LUẬN 88
Trang 8
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó,
Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế,
chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở
cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong hơn hai thập kỷ đổi mới vừa qua
bước đầu đã mang lại cho Việt Nam những thành quả rất đáng phấn khởi, được
toàn dân hưởng ứng và thế giới đánh giá rất cao. Việt Nam đã tạo ra được một môi
trường kinh doanh có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần phát triển tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động
các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế trở nên
thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất nhập, từng bước hội nhập vào
nền kinh tế quốc tế.
Sở dĩ nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên là
nhờ vào chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong suốt thời gian qua. Để
thực hiện chính sách mở cửa Việt Nam đã không ngừng tăng cường hợp tác quốc
tế, tích cực tham gia ký kết các Hiệp định song phương với các đối tác, từng bước
hội nhập sâu vào các tổ chức quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of South East Asian Nations – ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation – APEC), Diễn
đàn hợp tác Á – Âu (Asia Europe Summit Meeting – ASEM), và gần đây nhất là
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO). Một trong
những nguyên tắc lâu đời và cơ bản nhất đã được nhắc đến rất nhiều trong các cam
kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết chính là nguyên tắc không phân biệt
đối xử (KPBĐX) được thể hiện qua hai quy chế đối xử tối huệ quốc (Most
Trang 9
Favoured Nation - MFN) và đối xử quốc gia (National Treatment-NT).
Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước xây dựng khung pháp lý
nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc đối xử bình đẳng trong thương mại quốc tế và
quan hệ đầu tư mà nước ta đã cam kết với các nước trong các khuôn khổ hợp tác
song phương và đa phương. Chúng ta đã từng bước giảm và huỷ bỏ các quy định
có tính phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của nước ta với nước
ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn tiếp tục tiến hành rà soát các văn bản pháp lý để
tìm ra những quy định không phù hợp hoặc vi phạm quy chế MFN và NT để tiếp
tục điều chỉnh hoặc huỷ bỏ nhằm hướng đến hội nhập nền kinh tế quốc tế trong
tương lai.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới theo hướng khuyến khích các
nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX – năm 2004 và Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 3, thứ 5, thứ 9 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX mục tiêu được đề
ra là hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến các hoạt động đầu tư
theo hướng tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển niềm tin của các
nhà đầu tư. Để thực hiện điều đó, pháp luật về đầu tư cần phải bảo đảm thực hiện
nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với mọi chủ thể kinh doanh, không phân biệt hình
thức sở hữu, phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã
ký kết, đặc biệt là đáp ứng các yêu cầu của WTO, đồng thời phải thiết lập nên một
lộ trình thực hiện từng bước sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội nước ta
trong từng thời kỳ.
Nhằm thể chế hoá các chủ trương, đường lối, chính sách trên, Luật đầu tư
2005 đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có
hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006. Bằng việc ban hành Luật Đầu tư 2005 Nhà nước
Việt Nam đã tạo ra bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến môi trường đầu tư,
tạo thêm nhiều cơ chế thông thoáng, gợi mở, khuyến khích các nhà đầu tư phù hợp
với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Luật đầu tư 2005 là cơ sở để đối xử bình đẳng
giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa đầu tư nước ngoài từ các quốc
gia, vùng lãnh thổ khác nhau và chính là công cụ hữu hiệu để nội luật hoá NT và
MFN trong lĩnh vực đầu tư trong các cam kết quốc tế vào trong pháp luật đầu tư