Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
ÑAËNG VAÊN HUØNG
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ
TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
ÑAËNG VAÊN HUØNG
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ
TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luaät hình söï và tố tụng hình sự - Maõ soá: 60380104
Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc: TS. Phan Trung Hoài
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, bằng công
sức của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, số
liệu thu thập của cá nhân bảo đảm tính khách quan và trung thực.
Tác giả
Đặng Văn Hùng
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VÀ NỘI DUNG CỦA
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ TẠM
GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM ................................................................................................................. 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo .......................................... 5
1.1.2. Khái niệm về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo ....................................................................................................... 7
1.2. Cơ sở của việc quy định nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ............................................................................... 9
1.2.1. Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo’’ đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con người ........................................................ 9
1.2.2. Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo’’ thể hiện bản chất của Nhà nước ta ................................................................. 11
1.2.3. Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo’’ đáp ứng yêu cầu thực tiễn của tố tụng hình sự ............................................... 12
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam ...... 13
1.3.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa thể hiện qua giai đoạn từ sau
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
có hiệu lực thi hành .................................................................................................. 13
1.3.2. Giai đoạn từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực thi hành
đến năm 20003 ......................................................................................................... 18
1.3.3. Giai đoạn từ khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đến nay ......... 19
1.3.4. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển nguyên tắc bảo đảm quyền
bào chữa của người bị tình nghi phạm tội một số nước trên thế giới ..................... 20
1.4. Nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo ........................................................................................................... 22
1.4.1. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa ...................... 23
1.4.2. Bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa .......................................... 31
1.4.3. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ..................................... 40
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM
QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO .. 46
2.1. Nội dung pháp luật thực định có liên quan đến nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo .......................................... 46
2.1.1. Những quy định trong Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
.................................................................................................................................. 46
2.1.2. Những quy định trong các văn bản dưới luật, các Nghị quyết của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao .............................................................. 47
2.2. Những kết quả đạt được ...................................................................... 49
2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền tự bào chữa của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ............................................................................... 49
2.2.2. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền nhờ người khác
bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ........................................................ 50
2.3. Một số bất cập trong việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ............................................................ 53
2.3.1. Những bất cập từ phía cơ quan, người tiến hành tố tụng ................... 53
2.3.2. Những bất cập từ phía người bào chữa .............................................. 61
2.3.3. Những bất cập từ phía người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ..................... 63
2.4. Nguyên nhân của những bất cập trên ................................................ 64
2.4.1. Nguyên nhân về pháp luật ................................................................... 64
2.4.2. Nguyên nhân về nhận thức .................................................................. 70
2.4.3. Nguyên nhân từ cơ chế và mô hình tố tụng hình sự ............................ 71
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GÓP PHẦN THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM
QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO ........... 74
3.1. Nhu cầu hoàn thiện các quy định liên quan nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo .......................................... 74
3.1.1. Xuất phát từ chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và cải
cách tư pháp do Đảng khởi xướng ........................................................................... 74
3.1.2. Xuất phát từ nhu cầu bảo đảm quyền con người ................................ 76
3.1.3. Xuất phát từ nhu cầu dân chủ hóa hoạt động tố tụng hình sự ............ 77
3.2. Định hướng hoàn thiện, cụ thể hóa các quy định trong Bộ luật tố
tụng hình sự nhằm thực thi nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo ............................................................................................ 78
3.2.1. Định hướng chung ............................................................................... 78
3.2.2. Định hướng về mặt lập quy ................................................................. 79
3.2.3. Định hướng về hoàn thiện các thể chế và cơ chế phối hợp ................ 79
3.3. Một số giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quả nguyên tắc bảo
đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ................................. 81
3.3.1. Các yêu cầu của giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quả nguyên tắc
bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ............................... 81
3.3.2. Các giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quả nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo .............................................. 82
KẾT LUẬN .......................................................................................... 91
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là thực thể của xã
hội. Con người là vốn quý của xã hội, là động cơ mục đích của sự phát triển
xã hội. Do vậy, con người cho dù bị luật pháp buộc tội, họ vẫn cần được đánh
giá và nhìn nhận đúng, được giáo dục để khôi phục lại giá trị của mình. Bảo
vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
bị buộc tội trong tố tụng hình sự nói riêng luôn được xem là nhiệm vụ trọng
tâm của Nhà nước ta.
Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một quyền quan
trọng của công dân khi tham gia tố tụng với tư cách là người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc Hiến định
được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp đã ban hành của nước ta, đồng
thời đây cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự.
Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế đã góp phần không nhỏ vào việc
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án giải quyết vụ án một cách
khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng cho thấy “Nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo’’ chưa được nhận thức và
thực hiện triệt để trong quá trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng vẫn còn xem nhẹ nguyên tắc này,
tình trạng vi phạm các quyền tố tụng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vẫn
còn xảy ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn đế thực trạng trên như: Do cơ chế pháp
lý quy định trong luật tố tụng hình sự để bảo đảm quyền bào chữa của người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa đầy đủ và rõ ràng; nhận thức chưa đúng của
người tiến hành tố tụng về việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo chưa cao; nhận thức về pháp luật của bản thân người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo chưa cao; nhận thức chưa đúng của người bào chữa về
quyền được bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo…
2
Với những lý do trên, học viên chọn đề tài “Nguyên tắc bảo đảm quyền
bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt
Nam’’ làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan
về đề tài “Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo’’ như:
- Luận văn cử nhân về “Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị
can, bị cáo trong tố tụng hình sự’’ của tác giả Mai Thị Mỹ Hạnh, năm 1999.
- Luận văn thạc sĩ về “Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam và Thụy Điển’’ của
tác giả Lương Thị Mỹ Huỳnh, năm 2004.
Các công trình nghiên cứu trên cũng đã bàn luận, làm rõ và giải quyết
nhiều vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn về nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, nhiều vấn đề bất cập
quy định trong luật tố tụng hình sự cũng như thực tiễn áp dụng, cần tiếp tục
nghiên cứu để có những kiến nghị và giải pháp nhằm làm cho “Nguyên tắc
bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo’’ được thực hiện
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự một cách triệt để. Điều này nhằm đáp
ứng tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết 08/NQ - TW của Bộ chính trị
về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị
quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện
nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, tác
giả nêu lên những bất cập, đề xuất một số kiến nghị và những giải pháp cụ thể
nhằm bảo đảm cho nguyên tắc được thực hiện.
- Đối tượng nghiên cứu
3
Luận văn nghiên cứu nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện nguyên
tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng
hình sự Việt Nam, từ đó tìm hiểu những bất cập trong quá trình thực hiện
nguyên tắc, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả trong việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng chủ
nghĩa Mác – Lê nin; quan điểm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Việc nghiên cứu về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, kết quả nghiên
cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập của sinh
viên Trường Luật, những người hành nghề luật, đồng thời cũng có thể là cơ
sở tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục, danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung chính gồm có ba chương:
- Chương 1: Nhận thức chung và nội dung của nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong luật tố tụng hình sự
Việt Nam.
- Chương 2: Thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa
của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
4
- Chương 3: Định hướng hoàn thiện và một số giải pháp góp phần thực
hiện có hiệu quả nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo.