Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1758

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG TRẦN KHA

NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM

QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM

QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Phạm Quang Phúc

Học viên : Đặng Trần Kha

Lớp : Cao học Luật, Khóa 32

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi.

Mọi lý luận, nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, phân tích dưới sự

hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, trích dẫn, ví dụ đều có nguồn

gốc rõ ràng, bảo đảm độ tin cậy, khách quan, chính xác.

Người cam đoan

Đặng Trần Kha

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật Hình sự

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự

CHXHCNVN : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

TNHS : Trách nhiệm Hình sự

TTHS : Tố tụng Hình sự

VAHS : Vụ án Hình sự

VNDCCH : Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

XHCN : Xã Hội Chủ Nghĩa

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM

QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI THEO LUẬT TỐ TỤNG

HÌNH SỰ VIỆT NAM.............................................................................................7

1.1. Nhận thức về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội

theo luật tố tụng hình sự .....................................................................................7

1.1.1. Một số thuật ngữ liên quan người bị buộc tội..........................................7

1.1.2. Khái niệm về quyền bào chữa của người bị buộc tội.............................10

1.1.3. Khái niệm về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội

theo luật tố tụng hình sự..................................................................................12

1.2. Cơ sở của việc quy định nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người

bị buộc tội...........................................................................................................14

1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội xuất phát từ

nội dung của quyền con người.........................................................................14

1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội hình thành

từ bản chất của Nhà nước ta ...........................................................................16

1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội xuất phát từ

nhiệm vụ và thực tiễn của tố tụng hình sự .......................................................18

1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm

quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự Việt Nam ..19

1.3.1. Giai đoạn từ sau khi Cách mạng tháng Tám – 1945 đến trước khi Bộ

luật tố tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực thi hành.........................................19

1.3.2. Giai đoạn từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực đến trước

khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực............................................21

1.3.3. Giai đoạn từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực đến trước

khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực............................................23

1.3.4. Giai đoạn từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực cho đến

hiện nay ...........................................................................................................25

1.4. Quy định của điều ước quốc tế và một số nước trên thế giới về nguyên

tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội........................................27

1.4.1. Quy định của điều ước quốc tế về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa

của người người bị buộc tội ............................................................................27

1.4.2. Quy định của một số nước trên thế giới về nguyên tắc bảo đảm quyền

bào chữa của người bị buộc tội.......................................................................28

Kết luận Chương 1 ................................................................................................30

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC

BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI THEO LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM........................................................................31

2.1. Nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội

theo luật tố tụng hình sự Việt Nam ..................................................................31

2.1.1. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa................................................31

2.1.2. Người bị buộc tội có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa......40

2.1.3. Trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội của các cơ

quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng..................................................48

2.2. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị

buộc tội theo luật tố tụng hình sự Việt Nam....................................................53

2.2.1. Những kết quả đạt được.........................................................................53

2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong quá trình

thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật

tố tụng hình sự Việt Nam.................................................................................56

Kết luận chương 2 .................................................................................................70

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ GIẢI

PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC

BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI......................71

3.1. Định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm thực

hiện có hiệu quả nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội

............................................................................................................................71

3.1.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa và tiếp tục thực hiện

tinh thần của cải cách tư pháp do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng .......71

3.1.2. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện mục tiêu bảo đảm quyền con người ...74

3.1.3. Tiếp tục hoàn thiện cải cách tư pháp, bảo đảm tranh tụng công bằng và

tôn trọng sự thật của vụ án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự..............74

3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo

đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội.....................................................75

3.2.1. Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự...75

3.2.2. Một số giải pháp khác ...........................................................................81

Kết luận chương 3 .................................................................................................86

KẾT LUẬN............................................................................................................87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quyền bào chữa là quyền đã được ghi nhận trong các Công ước quốc tế, hễ

khi nào có sự buộc tội xảy ra thì quyền bào chữa sẽ xuất hiện. Đây là một quyền có

ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm cho mọi người đều được xét xử công

bằng. Bảo đảm quyền bào chữa cũng chính là bảo đảm quyền con người. Bảo đảm

quyền bào chữa chính là một trong các vấn đề cần phải thực hiện khi chúng ta đang

trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.

Nhiều văn kiện quan trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam khi đề cập về vấn

đề cải cách tư pháp đã lưu ý đến tầm quan trọng của hoạt động bào chữa. Chúng ta

có thể kể đến Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một

số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới xác định: “Việc phán

quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ

sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào

chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích

hợp pháp. Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia

vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh

luận dân chủ tại phiên tòa”. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ

Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” khẳng định “nâng cao

chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt

động tư pháp”.

Những chủ trương đó của Đảng ta đã được luật hóa vào trong hệ thống

pháp luật một cách chi tiết. Điều này được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến

pháp trước đây, đặc biệt là trong Hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tại Khoản 4 – Điều 31 như sau: “Người bị

bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa,

nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” và tại Khoản 7 – Điều 103 quy định như

sau: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của

đương sự được bảo đảm”.

Như vậy, việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội xuất hiện từ rất

sớm (ngay cả trong giai đoạn tiền tố tụng) và trải dài cho đến khi kết thúc việc xét

xử và với việc quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật tối cao của của

Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã góp phần khẳng định nội

2

dung bảo đảm quyền bào chữa chính là một “kim chỉ nam” cho tất cả các đạo luật

có liên quan đến quyền bào chữa.

Để cụ thể hóa những nội dung trên, Điều 16 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm

2015 (BLTTHS 2015) đã quy định về việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị

buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự như sau: “Người bị

buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan,

người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo

đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa,

quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Quy định trên với vai trò là một quy phạm pháp luật mang tính nguyên tắc

căn bản của BLTTHS 2015 đã khẳng định một lần nữa, rằng việc bảo đảm quyền

bào chữa của người bị buộc tội là một nội dung căn bản, quan trọng và không thể

thiếu trong tố tụng hình sự tiến bộ, theo định hướng xây dựng nhà nước Pháp quyền

Xã Hội Chủ Nghĩa. Và một khi nó đã là nguyên tắc căn bản thì việc bảo đảm thực

hiện nguyên tắc này phải hết sức nghiêm ngặt, chỉnh chu, nhằm bảo đảm quyền lợi

của một chủ thể yếu (người bị buộc tội) trước các cơ quan có thẩm quyền tiến hành

tố tụng. Hơn nữa, trong BLTTHS 2015 đã quy định tách biệt hẳn một chương dành

cho chế định bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

(Chương V) đã góp phần cho thấy các nhà làm luật đã rất quan tâm đến việc bảo

đảm quyền bào chữa cũng như góp phần bảo đảm hơn nữa số phận pháp lý của một

con người không bị oan, sai cũng như không bỏ lọt tội phạm trước sự buộc tội của

cơ quan tiến hành tố tụng hữu quan.

Tuy nhiên, trong tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay vẫn còn một

số vướng mắc trong việc bảo đảm quyền bào chữa cần phải giải quyết như: một số

quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng làm cho việc thực hiện ở mỗi nơi mỗi khác

hoặc hiểu sai tinh thần của quy phạm pháp luật; nhận thức của một số cơ quan tiến

hành tố tụng ở một số địa phương còn theo lối mòn, chủ quan duy ý chí, chưa thể

thay đổi nên dẫn đến làm ảnh hưởng đến quyền bào chữa của người bị buộc tội, dẫn

đến tình trạng làm oan, sai người vô tội và bỏ lọt tội phạm, làm ảnh hưởng đến

quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân.

Từ các quan điểm nêu trên, có thể thấy việc nghiên cứu về mặt lý luận các

quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong Luật tố tụng Hình

sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng là rất quan trọng trước yêu cầu cải cách tư pháp,

3

góp phần vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ

những lý do trên, người viết chọn nghiên cứu đề tài “Nguyên tắc bảo đảm quyền

bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự Việt Nam”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội phải là một vấn

đề khoa học pháp lý đã được rất nhiều tác giả, học giả nghiên cứu, có thể điểm qua

một số công trình nghiên cứu sau:

* Các công trình nghiên cứu:

Luận án Tiến sỹ của Lương Thị Mỹ Quỳnh: “Bảo đảm quyền có người bào

chữa của người bị buộc tội – So sánh giữa luật Tố tụng Hình sự giữa Việt Nam,

Đức và Mỹ”

Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thành Công “Quyền của người bào chữa theo

luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” năm 2020.

Luận văn Thạc sỹ của Đặng Văn Hùng, Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa

của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, năm 2012.

Luận văn thạc sỹ của Nguyễn, Hữu Thế Trạch: “Bảo đảm quyền bào chữa

của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt

Nam” năm 2009.

Luận văn thạc sĩ của Lương Thị Mỹ Quỳnh “Nguyên tắc bảo đảm quyền bào

chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam và Thụy

Điển”, năm 2004.

* Sách chuyên khảo:

GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh và Luật sư, TS. Phan Trung Hoài (đồng chủ biên),

Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (xuất bản lần thứ hai), Nxb

Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, năm 2019.

TS. Nguyễn Văn Tuân, Quyền bào chữa và vai trò của Luật sư trong tố tụng

hình sự, Nxb Dân Trí, năm 2018.

TS.Luật sư Phan Trung Hoài, Những điểm mới về chế định bào chữa trong

Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2015, Nxb Chính Trị Quốc Gia, 2016.

TS. Võ Thị Kim Oanh (Chủ biên), Bình luận những điểm mới cơ bản của Bộ

Luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Nxb Hồng Đức, năm 2016.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!