Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
90
Kích thước
696.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1371

Người làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HÀ NGỌC QUỲNH ANH

NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Kim Oanh

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn “Người làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam”

là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các phân tích và đánh giá, kết quả nghiên

cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình

nào khác.

Tác giả

Hà Ngọc Quỳnh Anh

3

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1. BLHS Bộ luật hình sự

2. BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

3. HVLL Hoàng việt luật lệ

4. QTHL Quốc triều hình luật

5. THTT Tiến hành tố tụng

6. TTHS Tố tụng hình sự

7. TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

4

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG

TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

5

1.1. Khái niệm người làm chứng trong tố tụng hình sự 5

1.1.1. Định nghĩa người làm chứng 5

1.1.2. Đặc điểm của người làm chứng trong tố tụng hình sự 7

1.1.3. Vị trí, vai trò của người làm chứng trong tố tụng hình sự 9

1.1.4. Phân loại, ý nghĩa phân loại người làm chứng 12

1.2. Lược sử hình thành và phát triển của các quy định về người

làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam trước năm 2003 18

1.2.1. Quy định về người làm chứng trong tố tụng hình sự từ thời

phong kiến đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự

năm 1988 18

1.2.2. Quy định về người người làm chứng trong tố tụng hình sự từ

năm 1988 đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự

năm 2003 22

1.3. Quy định về người làm chứng trong Luật Tố tụng hình sự của

một số nước trên thế giới 24

1.3.1. Quy định về người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự

Cộng hòa Pháp 24

1.3.2. Quy định về người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự

Cộng hòa Liên bang Đức 26

1.3.3. Quy định về người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự

Liên bang Nga 28

5

Chương 2. PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

33

2.1. Pháp luật thực định về quyền của người làm chứng và thực

tiễn áp dụng

33

2.1.1. Pháp luật thực định về quyền của người làm chứng 33

2.1.2. Thực tiễn áp dụng quyền của người làm chứng 38

2.2. Pháp luật thực định về nghĩa vụ của người làm chứng và thực

tiễn áp dụng

43

2.2.1. Pháp luật thực định về nghĩa vụ của người làm chứng 43

2.2.2. Thực tiễn áp dụng về nghĩa vụ của người làm chứng 46

2.3. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả áp dụng quyền và nghĩa vụ

của người làm chứng 48

2.3.1. Nguyên nhân từ pháp luật 48

2.3.2. Nguyên nhân từ ý thức của người làm chứng 51

2.3.3. Nguyên nhân từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng 53

Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA

NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

57

3.1. Nhu cầu hoàn thiện quy định pháp luật về người làm chứng

trong tố tụng hình sự 57

3.1.1. Xuất phát từ nhu cầu bảo đảm quyền của người làm chứng –

một trong những yêu cầu cải cách tư pháp 57

3.1.2. Xuất phát từ hạn chế của luật thực định và vướng mắc trong

áp dụng pháp luật 60

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò người làm chứng trong

giai đoạn hiện nay 64

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 64

3.2.2. Giải pháp khác 68

Kết luận 79

6

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, sự nghiệp xây dựng và

phát triển đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh

vực: kinh tế phát triển, đời sống của mọi người dân ngày càng nâng cao, quyền con

người được tôn trọng, quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế được mở rộng, tình hình

chính trị, xã hội khá ổn định.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tình hình tội phạm có xu

hướng ngày càng phát triển, phương thức và thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi và

nguy hiểm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức. Hoạt động tố tụng ở nước ta cũng như ở

một số nước trên thế giới hiện nay đang gặp phải không ít khó khăn và trở ngại, đặc

biệt khi có sự tác động của tội phạm đối với người làm chứng và người thân của họ.

Các hình thức đe dọa cưỡng bức người làm chứng để họ không hợp tác với cơ quan

tiến hành tố tụng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Tình trạng trên do nhiều

nguyên nhân, trong đó các có nguyên nhân sau: ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm

của người dân chưa cao, quy định của luật còn nhiều điều bất hợp lý, chưa đảm bảo

được quyền và lợi ích hợp pháp của người làm chứng cũng như người thân của họ

trong quá trình làm chứng và đặc biệt là chưa phát huy hết vai trò của người làm

chứng trong quá trình tham gia tố tụng.

Mục tiêu của cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền là đảm bảo

quyền con người. Việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, trong đó có chế định

người làm chứng phải đặt trong bối cảnh đó.

Giải quyết vụ án hình sự là một quá trình tố tụng hình sự khó khăn và phức

tạp, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải sử dụng nhiều biện pháp hợp pháp,

trong đó có những biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định. Một trong những

nhiệm vụ bao quát của tố tụng hình sự là thu thập chứng cứ và phát huy tối đa vai trò

của những người tham gia tố tụng, trong đó đặc biệt quan trọng là người làm chứng.

Chế định về người làm chứng ở nước ta đã trải qua những thăng trầm nhất

định. Hiện nay, các quy định về người làm chứng trong tố tụng hình sự còn nhiều

vấn đề chưa cụ thể, bất cập khiến người làm chứng phải e dè hoặc ngại phiền phức

khi tham gia tố tụng, trốn tránh việc làm chứng, ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh

7

phòng chống tội phạm, đến trật tự an toàn xã hội. Bộ luật Tố tụng hình sự

(BLTTHS) được sửa đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện, chế định người làm

chứng đã được sửa đổi theo hướng nhân đạo hóa mối quan hệ giữa nhà nước với

người làm chứng, mở rộng quyền của họ và những biện pháp bảo đảm cho các

quyền đó. Tuy nhiên, việc quy định về địa vị pháp lý của người làm chứng trong

BLTTHS năm 2003 vẫn chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và phù hợp để khuyến khích

người làm chứng tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân của mình - hợp tác với Nhà

nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm; chưa thực sự bảo đảm các quyền, lợi

ích chính đáng của người làm chứng; việc quy định về vấn đề bảo vệ người làm

chứng và thân nhân của họ còn chung chung…

Theo kế hoạch, việc sửa đổi BLTTHS được thực hiện trong 3 năm, dự kiến

trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10/2014. Vì vậy, hoàn thiện các quy định pháp luật

tố tụng hình sự về người làm chứng đang đặt ra nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và

thực tiễn. Những phân tích trên là lý do khiến tác giả chọn đề tài “Người làm chứng

trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn cao học của mình. Kết quả nghiên cứu,

tác giả hy vọng sẽ góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS mới theo tinh thần

cải cách tư pháp cuộc họp ngày 26/4/2012 của Ban soạn thảo BLTTHS.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đề tài “Người làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam” là một đề tài đang

được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất quan tâm. Hiện nay, cũng có khá nhiều

công trình cũng như nhiều tác giả đã nghiên cứu tuy nhiên các bài viết nhìn chung

chỉ nghiên cứu chuyên sâu ở một số những khía cạnh nhất định, chưa tập hợp lại

một cách hoàn chỉnh, toàn diện những vấn đề thuộc chế định người làm chứng.

Các bài viết đa số lại được viết trước khi BLTTHS năm 2003 được ban hành và

chỉ đề cập việc đánh giá thực trạng và hoàn thiện pháp luật về chế định người

làm chứng theo quy định của BLTTHS năm 1988. Điển hình là một số bài viết

có giá trị cao, mà trong quá trình hoàn thiện đề tài đã làm một nguồn tham khảo

quan trọng như:

- TS, LS Phan Thị Hương Thủy, “người làm chứng và quyền của người

làm chứng trong BLTTHS năm 2003 - thực trạng và định hướng hoàn thiện”, Tài

liệu hội thảo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Đảm bảo quyền con người

trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tháng 6/2006.

8

- Nguyễn Thái Phúc (2007), “Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ

của người làm chứng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 3.

- Trần Văn Độ (1998) “Một số vấn đề về người làm chứng” Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật số 9.

- Bùi Văn Lương (1994) “Người làm chứng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí

Tòa án nhân dân, Hà Nội.

- Nguyễn Tiến Đạm (1992) “Lời khai của người làm chứng”, Tạp chí dân

chủ và pháp luật, Hà Nội.

- Ngô Thị Mỹ Linh, (2011) “Đảm bảo quyền của người làm chứng trong

TTHS Việt Nam”, luận văn cao học.

- Lê Linh “Để các vụ án hình sự không bị chìm xuống”, Báo pháp luật

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/12/2002.

Các đề tài và bài viết của các tác giả nói trên chỉ phân tích một số nội dung

của chế định người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành. Đề tài của

tác giả nghiên cứu về người làm chứng một cách toàn diện với ý nghĩa là một chế

định pháp lý. Tuy nhiên có thể nói quan điểm của các tác giả trong các bài viết trên

là những tài liệu quý báu giúp tác giả hoàn thiện luận văn này.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nhằm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của

người làm chứng trong tố tụng hình sự; nêu lên những điểm mới của chế định người

làm chứng trong BLTTHS năm 1988 so với BLTTHS năm 2003 và trên cơ sở đó

đưa ra một số kiến nghị, đề xuất cho việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS mới liên quan

đến người làm chứng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn đề sau:

- Phân tích, làm rõ khái niệm người làm chứng, trên cơ sở đó xác định vị trí

vai trò của họ trong tố tụng hình sự;

- Hệ thống hóa quá trình phát triển của chế định người làm chứng trong pháp

luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thời phong kiến đến hiện tại, đồng thời kết hợp

phân tích và so sánh với quy định pháp luật một số nước đặc trưng nhằm làm sáng

tỏ những điểm tích cực hoặc hạn chế về chế định người làm chứng;

- Nêu và phân tích về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, thực tiễn áp

9

dụng và những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả áp dụng của chế định về người

làm chứng;

- Kiến nghị hoàn thiện quy định về người làm chứng trong tố tụng hình sự.

5. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng khi khai thác đề tài là:

- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng dùng để tiến hành

nghiên cứu quy định về người làm chứng trong bối cảnh quá trình hình thành và

phát triển của chế định người làm chứng ở Việt Nam;

- Phương pháp so sánh, tổng hợp; phương pháp phân tích, lịch sử hệ thống

nhằm làm sáng tỏ chế định pháp lý về người làm chứng trong tố tụng hình sự;

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sưu tầm và phân tích các bất cập

trong các vụ án có người làm chứng để làm rõ chế định pháp luật về người làm

chứng.

6. Ý nghĩa của luận văn

Trên cơ sở những quy định về người làm chứng trong pháp luật tố tụng

hình sự hiện hành, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố

tụng hình sự và nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự. Kết quả nghiên cứu

có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập về pháp luật tố

tụng hình sự và góp phần giúp các nhà hoạt động thực tiễn nâng cao hiệu quả áp

dụng chế định người làm chứng trong thực tiễn.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Lý luận chung về người làm chứng trong luật tố tụng hình sự

Việt Nam.

- Chương 2: Pháp luật thực định về quyền và nghĩa vụ của người làm

chứng và thực tiễn áp dụng.

- Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người làm chứng trong

tố tụng hình sự.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!