Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Người làm chứng tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HÀ
NGƯỜI LÀM CHỨNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HÀ
NGƯỜI LÀM CHỨNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự & Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Kim Oanh
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn “Người làm chứng tại phiên tòa sơ thẩm trong tố
tụng hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các phân tích và
đánh giá, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG VÀ PHIÊN
TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM ..................................................................................... 4
1.1. Khái niệm chung về người làm chứng trong tố tụng hình sự ....................... 4
1.1.1. Định nghĩa về người làm chứng ....................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của người làm chứng ....................................................................... 5
1.1.3. Ý nghĩa, vai trò của người làm chứng .............................................................. 8
1.1.4. Phân loại người làm chứng và ý nghĩa của việc phân loại ........................... 14
1.2. Khái niệm chung về phiên tòa hình sự sơ thẩm ........................................... 19
1.3. Vị trí, vai trò người làm chứng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ................... 22
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng hình
sự về người làm chứng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ năm 1945 đến trước
năm 2003 ................................................................................................................. 25
1.4.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về người làm chứng tại phiên tòa hình
sự sơ thẩm từ năm 1945 đến trước năm 1988 .......................................................... 25
1.4.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về người làm chứng tại phiên tòa hình
sự sơ thẩm năm 1988 đến trước năm 2003 .............................................................. 28
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG TẠI
PHIÊN TÒA SƠ THẨM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ...................................... 32
2.1. Pháp luật thực định về triệu tập người làm chứng tại phiên tòa sơ thẩm và
thực tiễn áp dụng .................................................................................................... 32
2.2. Pháp luật thực định về quyền của người làm chứng tại phiên tòa sơ thẩm
và thực tiễn áp dụng ............................................................................................... 36
2.3. Pháp luật thực định về nghĩa vụ của người làm chứng tại phiên tòa sơ
thẩm và thực tiễn áp dụng ..................................................................................... 47
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM GIA TỐ
TỤNG CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
.................................................................................................................................. 69
3.1. Nhu cầu nâng cao chất lượng tham gia tố tụng người làm chứng tại phiên
tòa hình sự sơ thẩm ................................................................................................ 69
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tham gia tố tụng của người làm chứng
tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ................................................................................ 74
3.2.1. Giải pháp về pháp luật ................................................................................... 74
3.2.2. Giải pháp khác ............................................................................................... 76
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 84
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để phiên tòa hình sự nói chung cũng như phiên tòa hình sự sơ thẩm nói riêng
diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của những tham gia tố tụng nói chung và người làm chứng nói riêng. Đặc biệt,
đối với những phiên tòa mà sự tham gia của những người tham gia tố tụng nói
chung và người làm chứng nói riêng sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh
chóng, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, khi
vắng mặt một trong những người tham gia tố tụng, có thể dẫn đến việc hoãn phiên
tòa, từ đó làm cho quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi
của những người tham gia tố tụng. Hầu hết, những phiên tòa hình sự sơ thẩm thì sự
tham gia làm chứng là rất ít. Có thể là do nhận thức của những người tiến hành tố
tụng còn yếu, họ chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng khi có sự tham gia của
người làm chứng tại phiên tòa, quy định của pháp luật tố tụng hình sự chưa chặt
chẽ…do đó, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
người làm chứng tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam là một vấn
đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết, để nâng cao hiệu quả xét xử từ đó đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của người làm chứng. Từ đó, có những quy định hợp lý
hơn về quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng trong đó có người làm
chứng. Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “Người làm chứng tại phiên tòa sơ
thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài về người làm chứng trong tố tụng hình sự, trong một số giáo trình, các
bài viết, các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành cũng như các công trình nghiên
cứu đều có đề cập đến người làm chứng. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu
nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về đề tài “người làm chứng tại phiên
tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”. Do đó, việc nghiên cứu về “người làm
chứng tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” là cần thiết.
“Một số vấn đề về người làm chứng”- Tạp chí Nhà nước và pháp luật số
9/1998 của TS Trần Văn Độ.
“ Cần đảm bảo đầy đủ quyền của người làm chứng torng các vụ án” - Tạp chí
Tòa án nhân dân số 4/1995 của TS Đặng Quang Phương.
2
“Người làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam”- Ths Trần Quốc Quỳnh.
“Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ làm chứng trong tố tụng hình
sự” – Tạp chí khoa học pháp lý số 3/2007 của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc.
“Bảo đảm quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự”- Luận văn Ths
2011 của Ngô Thị Mỹ Linh.
“Người làm chứng và quyền người làm chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự
2003. Thực trạng và định hướng hoàn thiện” Luật sư. TS Phan Thị Hương Thủy.
“Địa vị pháp lý của người làm chứng trong tố tụng hình sự”. Luận văn cử
nhân 2001 của Nguyễn Thị Loan.
Những bài viết nêu trên đề cập đến những vấn đề chung nhất về người làm
chứng, địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng nói chung trong tố
tụng, qua đó giúp cho người đọc thấy được vị trí, vai trò của người làm chứng đồng
thời cũng chỉ ra được những hạn chế, bất cập và đưa ra một số giải pháp để hoàn
thiện pháp luật. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu
khoa học nào về vấn đề người làm chứng tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Việt Nam.
3. Mục đích của luận văn
Nghiên cứu đề tài “người làm chứng tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình
sự Việt Nam” một cách đầy đủ, toàn diện, khoa học. Từ đó tìm ra những giải pháp
giúp nâng cao hiệu quả xét xử tại phiên tòa cũng như đáp ứng yêu cầu của công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm, qua đó đảm bảo quyền của người làm chứng nói
riêng và quyền của những người tham gia tố tụng nói chung khi tham gia phiên tòa.
4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu những vấn đề chung nhất về người làm chứng, phiên tòa
hình sự sơ thẩm, sự tham gia của người làm chứng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Từ
đó đánh giá thực tiễn trong phiên tòa hình sự sơ thẩm khi có mặt của người làm
chứng qua đó tìm ra những nguyên nhân tác động đến sự tham gia của người làm
chứng và đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả khi có sự tham
gia của người làm chứng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự của nhà
nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm, vấn đề bảo vệ quyền con người. Đồng
thời luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như
thống kê, tổng hợp, lôgic…để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề
tài.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá đầy đủ và toàn diện các quy định về người
làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành. Qua đó giúp nhận thức đúng
về vị trí và vai trò của người làm chứng nói chung. Bên cạnh đó chỉ ra thực trạng về
sự tham gia của người làm chứng tại phiên tòa sơ thẩm nói riêng. Từ đó, đưa ra
những kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả việc tham gia tố tụng của người
làm chứng tại phiên tòa sơ thẩm.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm có
ba chương và được kết cấu như sau:
Chương 1: Nhận thức chung về người làm chứng và phiên tòa hình sự sơ
thẩm
Chương 2: Pháp luật thực định về người làm chứng tại phiên tòa sơ thẩm và
thực tiễn áp dụng
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng của người làm
chứng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
4
CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG VÀ PHIÊN
TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
1.1. Khái niệm chung về người làm chứng trong tố tụng hình sự
1.1.1. Định nghĩa về người làm chứng
Người làm chứng là một chủ thể quan trọng và cần thiết trong quá trình giải
quyết vụ án. Do đó việc hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa về người làm chứng là tiền đề
quan trọng khi nghiên cứu về người làm chứng cũng như những quy định mang tính
lý luận và thực tiễn về người làm chứng...
Khái niệm về người làm chứng đã xuất hiện từ rất lâu. Lời khai của người làm
chứng được xem là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng giúp cho quá trình
giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác. Dù xã hội có phát triển, khoa học
công nghệ ngày càng tiến bộ thì lời khai của người làm chứng vẫn không thể thay
thế được trong các hoạt động tố tụng hình sự. Khi mô hình tố tụng tranh tụng ngày
càng mở rộng thì sự tham gia của người làm chứng tại phiên tòa ngày càng được
khẳng định.
Việc nghiên cứu một cách tổng quát về người làm chứng là một vấn đề quan
trọng từ lý luận đến thực tiễn. Mặc dù có rất nhiều tài liệu đề cập đến khái niệm
người làm chứng nói chung nhưng chưa có một tài liệu cụ thể nào đề cập đến khái
niệm người làm chứng một cách cụ thể. Do đó, trong bài viết này tác giả đề cập đến
khái niệm người làm chứng, quyền và lợi ích của họ khi tham gia tố tụng đặc biệt là
khi tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Trước tiên phải khẳng định rằng người làm chứng không phải người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, có nghĩa vụ đứng ra để xác nhận những gì mà
họ đã chứng kiến được một cách tình cờ nhưng những gì mà họ chứng kiến đều phải
phản ánh một cách trung thực, khách quan (không bị thay đổi theo ý chí chủ quan
của người làm chứng). Từ đó, giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án
được nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo sự vô tư, khách quan.
Theo Từ điển Ngôn ngữ học Việt Nam, người làm chứng là “Người không
phải là đương sự đứng ra xác nhận những gì mình đã chứng kiến”. Theo như khái
niệm này thì khái niệm về người làm chứng chưa cụ thể, rõ ràng. Hiểu như thế nào
5
là “Người không phải là đương sự”, điều kiện nào để “xác nhận những gì mình đã
chứng kiến” là có cơ sở. Do đó, khái niệm nêu trên chưa làm rõ vấn đề này.
Theo từ điển Luật học, nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội năm 1999 đã đưa ra
khái niệm người làm chứng như sau: “Người nào biết được những tình tiết liên quan
đến vụ án đều có thể triệu tập đến làm chứng”. Khái niệm này chỉ nêu lên được điều
kiện để trở thành người làm chứng không nêu được khái niệm về người làm chứng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Bộ luật tố tụng hình sự: “Người nào
biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm
chứng”. Như vậy điều luật chỉ nêu lên được điều kiện để trở thành người làm chứng
mà chưa nêu được khái niệm người làm chứng. Nếu như theo quy định này thì một
người chỉ trở thành người làm chứng khi được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập
đến để làm chứng. Như vậy, việc người làm chứng đến cơ quan tiến hành tố tụng
tham gia vào quá trình giải quyết vụ án là nghĩa vụ chứ không phải quyền của người
làm chứng. Như đã phân tích ở trên thì lời khai của người làm chứng là một trong
những nguồn chứng cứ quan trọng giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ
án được nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo sự vô tư, khách quan. Ngoài ra, người
làm chứng có thể tự mình chủ động liên hệ cơ quan tiến hành tố tụng để cung cấp
thông tin và sẵn sàng hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng nhưng họ không thể tự
mình tham gia khi không có sự triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Khi người
làm chứng được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập lúc này đã phát sinh quyền và
nghĩa vụ pháp lý của người làm chứng và lúc này người làm chứng có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ theo như quy định tại Điều 55 của Bộ luật tố tụng hình sự Việt
Nam.
Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam đã đưa ra một khái niệm chính xác
về người làm chứng: “Người làm chứng là người biết các tình tiết liên quan đến vụ
án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo về những sự việc cần xác
minh trong vụ án”. Tác giả đồng tình với khái niệm này. Khái niệm đã nêu được
phạm vi, nội dung và địa vị pháp lý của người làm chứng. Người làm chứng tham
gia vào vụ án phải có nghĩa vụ khai báo trung thực, chính xác những gì mà họ biết
liên quan đến vụ án để cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng làm chứng cứ sau khi đã
kiểm tra, đối chiếu với các tình tiết, chứng cứ khác của vụ án.
1.1.2. Đặc điểm của người làm chứng trong tố tụng hình sự