Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Người làm chứng cho việc lập di chúc theo quy định của pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOA HUỆ
NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO VIỆC LẬP DI CHÚC
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO VIỆC LẬP DI CHÚC
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hồ Bích Hằng
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Huệ
Lớp: Cao học Luật, Khóa 1 - Kon Tum, Hệ ứng dụng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hồ
Bích Hằng. Các bản án, trích dẫn và kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận
văn này đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận
văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình, dưới bất kỳ hình thức nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Hoa Huệ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 Bộ luật Dân sự (Bộ luật không số) ngày 28/10/1995 BLDS 1995
2 Bộ luật Dân sự (Bộ luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005 BLDS 2005
3 Bộ luật Dân sự (Bộ luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015 BLDS 2015
4 Tòa án nhân dân TAND
5 Ủy ban nhân dân UBND
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁ NHÂN TRỞ THÀNH NGƯỜI LÀM
CHỨNG CHO VIỆC LẬP DI CHÚC .....................................................................7
1.1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc bị
loại trừ là người làm chứng ..................................................................................9
1.1.1. Người thừa kế theo di chúc bị loại trừ là người làm chứng.....................9
1.1.2. Người thừa kế theo pháp luật không được là người làm chứng cho việc
lập di chúc ........................................................................................................12
1.1.3. Kiến nghị ................................................................................................15
1.2. Mối quan hệ giữa người làm chứng cho việc lập di chúc và người viết hộ
di chúc ...................................................................................................................17
1.2.1. Người viết hộ di chúc là người làm chứng cho việc lập di chúc............17
1.2.2. Kiến nghị ................................................................................................21
CHƯƠNG 2. THỰC HIỆN LÀM CHỨNG CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO
VIỆC LẬP DI CHÚC TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT...........24
2.1. Cách thức thực hiện của người làm chứng đối với việc lập di chúc miệng
...............................................................................................................................25
2.2. Cách thức thực hiện của người làm chứng đối với việc lập di chúc bằng
văn bản có người làm chứng...............................................................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................38
KẾT LUẬN..............................................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thừa kế là một trong những quan hệ pháp luật phổ biến của pháp luật dân sự.
Trong giai đoạn hiện nay, khi tài sản của cá nhân ngày càng đa dạng cả về số lượng
và giá trị thì vấn đề thừa kế nảy sinh nhiều dạng tranh chấp. Đặc biệt đối với trường
hợp thừa kế theo di chúc. Bộ luật Dân sự (BLDS) 1995, BLDS 2005, BLDS 2015 có
các quy định về thừa kế theo di chúc, nhưng việc hiểu và áp dụng những quy định
này trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan còn có một số bất cập. Nguyên
nhân của tình trạng này là do pháp luật quy định chưa rõ ràng, còn thiếu những văn
bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhiều vấn đề còn có sự nhận
thức khác nhau liên quan đến cách hiểu, áp dụng điều luật
1
... Có thể thấy rằng một số
vấn đề vẫn chưa được các quy định pháp luật bao quát một cách toàn diện.
Điều 654 BLDS 2005 quy định về điều kiện của người làm chứng cho việc
lập di chúc theo phương pháp loại trừ, nghĩa là BLDS 2005 cho phép mọi người đều
có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ ba nhóm đối tượng2
. Việc quy định như
trên đã tồn tại một số khó khăn, bất cập3
. Khi BLDS 2015 được thông qua, Điều
632 có sự điều chỉnh cho phù hợp về người làm chứng cho việc lập di chúc4
. Việc
sửa đổi và bổ sung này là hợp lý khi người mất năng lực hành vi dân sự hay người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đều là những chủ thể đang gặp vấn đề
về khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của bản thân, do đó, việc làm chứng
của đối tượng này sẽ không chính xác, không khách quan. Tuy nhiên, quy định trên
vẫn chưa toàn diện khi không loại trừ một số đối tượng khác, như: người bị Tòa án
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự...
1 Thế nào là viết hộ di chúc? Trường hợp nào thì một người không được làm chứng cho việc lập di chúc?
Những công việc mà người làm chứng cần làm trong quá trình làm chứng cho việc lập di chúc?
2 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên
quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
3
(1) Ngoài ba nhóm đối tượng bị loại trừ thì mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, tức là
người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay người bị khiếm khuyết
một phần thể chất liên quan đến khả năng nghe, nói, đọc, viết; người không sáng suốt, không minh mẫn...
cũng có thể là người làm chứng, trong khi đó những đối tượng vừa liệt kê khi tham gia làm chứng sẽ không
đảm bảo tính khả thi, khách quan và chính xác; (2) Khoản 3 Điều 654 BLDS 2005 liệt kê người chưa đủ
mười tám tuổi và người không có năng lực hành vi dân sự không được làm chứng là thừa.
4 Khoản 1 và khoản 2 được giữ nguyên, khoản 3 được sửa đổi và bổ sung đối tượng không được làm chứng
cho việc lập di chúc thành "người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi". So với khoản 3 Điều 654 BLDS 2005 thì khoản 3 Điều 632 BLDS 2015
đã bỏ đi "người không có năng lực hành vi dân sự" và bổ sung thêm "người mất năng lực hành vi dân sự" và
"người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi".