Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngôn ngữ thơ hữu thỉnh trên các bình diện : từ ngữ, ngữ âm và cú pháp.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
LÊ THỊ THANH TỊNH
Ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh trên các bình
diện : từ ngữ, ngữ âm và cú pháp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hữu Thỉnh là một gương mặt tiêu biểu của thi ca Việt Nam. Thơ của ông
phản ánh khá chân thực và đầy đủ diện mạo đời sống của đất nước cả trước và
sau năm 1975. Đồng thời, thơ Hữu Thỉnh cũng ghi lại những dấu ấn quan
trọng trong sự “lột xác” về cả nội dung lẫn nghệ thuật của thơ Việt Nam hiện
đại. Chính vì thế, nghiên cứu về thơ Hữu Thỉnh là trực tiếp nghiên cứu về sự
vận động của cả một thời đại thơ ca ở nước ta.
Thực tế cho thấy, thơ Hữu Thỉnh luôn là một đề tài khá nóng, nhận được
rất nhiều sự quan tâm của giới phê bình và độc giả. Tuy nhiên chưa có công
trình nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh. Có lẽ
đây là một thiếu sót lớn bởi nói như Macxim Gorki : “ngôn ngữ là yếu tố thứ
nhất của văn học”.
Hiện nay, thơ Hữu Thỉnh đã được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ
thông, nên việc tiếp cận các tác phẩm của ông luôn là một việc làm thiết thực,
ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy của chúng tôi sau này.
Vì những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Ngôn ngữ thơ Hữu
Thỉnh” với mong muốn góp một phần nhỏ nhoi vào việc nghiên cứu thơ Hữu
Thỉnh nói riêng và sự vận động ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại nói chung.
3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Gần 30 năm cầm bút, Hữu Thỉnh đã khẳng định vị trí và bản lĩnh sáng
tạo của mình trên thi đàn Việt Nam với rất nhiều bài thơ hay (Sang thu,
Chuyến đò đêm giáp ranh, Lời thưa, Trước tượng Bay - on, Thơ viết ở biển...)
và nhiều tập thơ đoạt giải (Đường tới thành phố, Trường ca biển, Thư mùa
đông). Vì lẽ đó, đã có không ít các nhà nghiên cứu, phê bình văn học viết về
thơ Hữu Thỉnh.
Tập hợp những bài nghiên cứu, phê bình về thơ Hữu Thỉnh, chúng tôi
nhận thấy có hai xu hướng tiếp cận nổi bật: thứ nhất, trên cơ sở đọc nhiều tác
phẩm của ông, các tác giả đưa ra những nhận định chung về đặc trưng nghệ
thuật thơ Hữu Thỉnh; thứ hai là đi sâu vào phân tích và bình giá những cái
hay, nét đẹp về hình ảnh, cấu tứ, ngôn ngữ trong từng tập thơ cụ thể.
Trên cơ sở khảo sát và tiếp nhận nhiều tập thơ và trường ca của Hữu
Thỉnh, một số nhà nghiên cứu như Lý Hoài Thu, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn
Việt Chiến đã khái quát hóa một số đặc điểm nổi bật về phong cách thơ Hữu
Thỉnh nói chung.
Sau khi khảo sát các tập thơ “Tiếng hát trong rừng”, “Thư mùa đông”,
“Đường tới thành phố”, “Trường ca Biển”, Lý Hoài Thu đã “nhận ra ở Hữu
Thỉnh một hồn thơ khỏe khoắn và rất giàu nội tâm”. Trong bài viết“Thơ Hữu
thỉnh – một hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện đại”, bà đã mạnh
dạn khẳng định “thơ anh có sự kết hợp giữa phẩm chất dân tộc và tính hiện
đại, giữa chiều sâu triết lý và độ xúc cảm tràn trào, giữa sự hiền hòa lắng
đọng và mãnh liệt sục sôi”[46, tr 56 ].
Cũng tiếp cận thơ Hữu Thỉnh ở góc độ đó, nhưng Nguyễn Việt Chiến đã
có những phát hiện khác : “thơ Hữu Thỉnh có những đổi mới về thi pháp một
cách có hệ thống (…) các tìm tòi này thường được biểu đạt dưới dạng chuyển
4
hóa rất nhuyễn các nhịp điệu của thi ca truyền thống để hướng tới một cách
nói mới, giầu nội hàm tư tưởng hơn cách nói cũ” [36].
Tính đến nay, Hữu Thỉnh đã ra mắt bạn đọc 6 tập thơ và trường ca:
“Tiếng hát trong rừng”, “Từ chiến hào tới thành phố”, “Đường tới thành
phố”,“Thư mùa đông”, “Trường ca biển” và “Thương lượng với thời gian”.
Ngay từ khi ra đời, những tác phẩm này đều nhận được rất nhiều sự quan tâm
từ giới nghiên cứu, phê bình và độc giả.
Là một trong những người nghiên cứu sớm về thơ Hữu Thỉnh, ngay từ
năm 1980, khi đọc “Đường tới thành phố”, Mai Hương đã nhận định: “Hữu
Thỉnh có khả năng vận dụng thông minh, sáng tạo vốn văn học dân gian.
Cách nghĩ và cách nói bằng hình ảnh của quần chúng được anh tiếp nhận tự
nhiên và thành công” 39,tr 112. Đồng tình với quan điểm trên, Thiếu Mai
cũng đã nhấn mạnh tính dân tộc đậm đà trong trường ca Hữu Thỉnh “Thuộc
nhiều ca dao nghiên cứu cách ví von liên tưởng tài tình của ca dao, đồng thời
cùng suy ngẫm cách nhìn, cách hiểu cuộc đời và con người của ông cha ta
qua ca dao, là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của tác giả.
Người đọc thấy thấp thoáng đằng sau câu thơ của Hữu Thỉnh dáng dấp của
ca dao, nhưng rõ ràng thơ anh không rập khuôn theo ca dao, không bị ca dao
lấn át” 43, tr125.
Trần Mạnh Hảo khi đọc “Thư mùa đông” đã viết: “Sự thành công của
Hữu Thỉnh là nói ít, cảm nhiều, theo truyền thống thi pháp phương đông “thi
tại ngôn ngoại”. Hồn thơ Hữu Thỉnh hồn nhiên mà đôi khi thấm đẫm chất
Lão Trang, khả năng dồn nén tư tưởng, cảm xúc, dồn nén chữ nghĩa hàm súc
của Hữu Thỉnh quả là đáng nể” 37, tr 103.
Tiếp nhận “Thương lượng với thời gian”, Đặng Hiển cũng có lời bình
khá xác đáng: “nghệ thuật thơ dân tộc hiện đại với ngôn từ và hình ảnh kết
hợp nhuần nhuyễn tính trữ tình và triết lý, sử dụng rộng rãi một cách sáng tạo
5
các biện pháp tu từ, nhân hoá, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…nó khẳng định
thêm một lần nữa phong cách thơ Hữu Thỉnh trong nền thơ Việt Nam đương
đại” 40, tr 16.
Hầu hết những bài viết theo xu hướng này đều mang tính nhỏ lẻ, chưa
đạt được độ khái quát cao. Do chỉ khảo sát trong phạm vi một tập thơ nên các
tác giả trên chưa thể chỉ ra được nét độc đáo của thơ Hữu Thỉnh nói chung
trên từng phương diện, trong đó có phương diện ngôn ngữ. Đa số các nhà phê
bình đều đồng quan điểm khi cho rằng ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh là sự kết hợp
nhuần nhuyền giữa truyền thống và hiện đại. Trên tinh thần kế thừa và phát
huy vốn ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ
Hữu Thỉnh đã thể hiện tính hiện đại và sáng tạo thông qua việc vận dụng linh
hoạt các phương tiện và biện pháp tu từ. Tuy nhiên, việc phân tích và chỉ ra
sự sáng tạo và nét đẹp ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh một cách chi tiết và sâu sắc
trên các bình diện của ngôn ngữ: từ ngữ, cú pháp, ngữ âm thì chưa có bài viết
nào đáp ứng được.
Như vậy, nhìn chung, thơ Hữu thỉnh là một đề tài được quan tâm nghiên
cứu và bàn luận khá nhiều trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, các hướng tiếp
cận thơ Hữu Thỉnh vẫn chưa thực sự phong phú. Hầu hết các bài viết thường
xoay quanh đề tài, tư tưởng, nghệ thuật tạo hình mà chưa đi sâu khai thác về
mặt ngôn ngữ. Trước tình hình trên, chúng tôi nhận thấy, việc thực hiện một
công trình nghiên cứu có tính toàn diện và sâu sắc về ngôn ngữ thơ Hữu
Thỉnh là một việc làm cần thiết và ý nghĩa.
3. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh trên các
bình diện : từ ngữ, ngữ âm và cú pháp.
6
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 58 bài thơ thuộc 2 tập “Tiếng hát trong
rừng” và “Thư mùa đông” in trong “Thơ Hữu Thỉnh” (1998), NXB Hội nhà
văn, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích – chứng minh
- Phương pháp tổng hợp, khái quát
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của đề tài được triển khai thành bốn chương sau:
Chương Một : Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương Hai : Từ ngữ trong thơ Hữu Thỉnh
Chương Ba : Cấu trúc ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh
Chương Bốn : Đặc điểm ngữ âm trong thơ Hữu Thỉnh
7
Chương Một
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm văn học
1.1.1. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học theo quan niệm của lí luận
văn học
Các nhà lí luận luôn xem ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học
là một phương diện của thi pháp học. Khi lí luận văn học hiện đại nhận thức
rằng tác phẩm văn học không chỉ mang tính hiện thực mà còn mang tính kí
hiệu thì vấn đề ngôn ngữ trong tác phẩm văn học đã trở thành một vấn đề có ý
nghĩa rất lớn đối với quá trình sáng tạo của nhà văn cũng như quá trình tiếp
nhận của người đọc. Có thể nói đây là một phương diện quan trọng của việc
nghiên cứu tác phẩm văn học nói chung và nghiên cứu thơ ca hiện đại nói
riêng.
Trong cuốn “Dẫn luận nghiên cứu văn học”, Pospelop đã nhấn mạnh:
“Phương diện hình thức mà chúng ta tiếp nhận được trực tiếp ở các tác phẩm
văn học – là hệ thống ngôn từ của chúng, hoặc những đặc điểm của lời văn
nghệ thuật của chúng.” [27, tr 102]. Như vậy, theo Pospelop, trong tác phẩm