Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình nét đặc sắc trong sáng tác của Lò ngân sủn và Pờ sảo mìn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trần Thị Việt Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 54 - 60
54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
NGÔN NGỮ THƠ GIÀU CHẤT TẠO HÌNH –
NÉT ĐẶC SẮC TRONG SÁNG TÁC CỦA LÒ NGÂN SỦN VÀ PỜ SẢO MÌN
Trần Thị Việt Trung
, Nguyễn Phương Ly
Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn là hai gương mặt thơ miền núi phía Bắc khá tiêu biểu bởi sự sáng tạo
đặc sắc, mới lạ trong các tác phẩm thơ của họ. Họ là niềm tự hào của dân tộc Dáy, dân tộc Pa Dí
nói riêng, của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Một trong những yếu tố quan trọng làm
nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn và góp phần tạo nên một phong cách riêng độc đáo ấy ở họ - chính là việc
họ đã sử dụng một cách sáng tạo thứ ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình trong các tác phẩm đậm bản
sắc văn hóa dân tộc.
Từ khóa: Ngôn ngữ, ngôn ngữ tạo hình, Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn
*VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ LÒ NGÂN SỦN VÀ
PỜ SẢO MÌN
Lò Ngân sủn và Pờ Sảo Mìn là hai gương mặt
thơ miền núi phía Bắc khá tiêu biểu bởi sự
đặc sắc, mới lạ trong các tác phẩm thơ của họ.
Họ được bạn đọc cả nước biết đến với những
bài thơ, tập thơ: Những người con của núi,
Người đẹp, Chiều biên giới... (Lò Ngân Sủn);
Cây hai ngàn lá, Người con trai Pá Dí... (Pờ
Sảo Mìn). Đây có thể nói là những bài thơ,
tập thơ hay - có thể so sánh với bất kì tập thơ,
bài thơ hay nào của các nhà thơ người dân tộc
khác (kể cả của người Kinh). Họ là niềm tự
hào của dân tộc Dáy, dân tộc Pa Dí nói riêng,
của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.
Với tư cách là các nhà thơ dân tộc thiểu số
tiêu biểu - với các sáng tác đầy cá tính sáng
tạo của mình, họ đã góp phần tạo nên sự
phong phú, đa dạng, sự hấp dẫn cho thơ ca
các dân tộc thiểu số nói riêng, cho thơ ca Việt
Nam hiện đại nói chung.
Lò Ngân Sủn người dân tộc Dáy, sinh ngày
26/4/1945 tại thôn Bản Vền, xã Bản Qua,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông đã được giữ
nhiều trọng trách như: Phó chủ tịch Hội Văn
học nghệ thuật Hoàng Liên Sơn, Phó Chủ tịch
thường trực Hội Văn học nghệ thuật các dân
tộc thiểu số Việt Nam... Ông là người viết
nhiều, viết khỏe và viết khá thành công ở
nhiều thể loại, nhưng sáng tác nhiều nhất và
thành công nhất là thể loại thơ. Thơ Lò Ngân
Sủn có hương vị rất đặc trưng - hương vị của
*
Tel: 0912454575;Email:
“thắng cố” - một món ăn đặc sản của người
dân tộc vùng núi cao - hay nói một cách khác
- Thơ ông rất độc đáo, mang đậm màu sắc dân
tộc vùng cao miền núi.
Tính từ năm 1980 tới nay, ông đã cho ra mắt
20 đầu sách, trong đó có hơn chục tập thơ.
Nhà thơ Lò Ngân Sủn đã được nhận nhiều
giải thưởng, tặng thưởng trong đó có giải A
của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học
nghệ thuật Việt Nam cho tập thơ Đám cưới
(1993); Giải B của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp
Văn học nghệ thuật Việt Nam cho tập thơ
Dòng sông mây (1995); giải B Văn học dân
tộc thiểu số Hội nhà văn Việt Nam cho tập thơ
Những người con của núi (1992); giải B báo
Thiếu nhi dân tộc cho tác phẩm Cái bật lửa
trời (1995) và nhiều giải thưởng khác...
Pờ Sảo Mìn sinh 10/10/1946, dân tộc Pa Dí
tại thôn Na Bủ, xã Tung Chúng Phố, huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Pờ Sảo Mìn đã từng được học qua trường Bồi
dưỡng người viết văn trẻ của Hội nhà văn
Việt Nam khóa VI, Trường viết văn Nguyễn
Du khóa II, là hội viên Hội Văn học các dân
tộc thiểu số Việt Nam.
Pờ Sảo Mìn sáng tác khá nhiều, cho đến năm
2006 ông đã xuất bản được 7 tập thơ: Cây hai
ngàn lá, Bài ca hoang dã, Mắt lửa, Con trai
người Pa Dí, Cung đàn biên giới, Lời dân
tộc tôi, Mắt rừng xanh. Thơ ông được bạn
đọc biết đến từ những năm 70 của thế kỉ XX,
với những bài thơ như: Cây ống khói (được
nhạc Sĩ Trần Long Ẩn phổ nhạc), Thị trấn
đôi ta, Cô gái Mèo và chiếc máy cày tay