Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngô thì nhậm với vấn đề bang giao đại việt - trung hoa trong tác phẩm bang giao hảo thoại.
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
860.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1470

Tài liệu đang bị lỗi

File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.

Ngô thì nhậm với vấn đề bang giao đại việt - trung hoa trong tác phẩm bang giao hảo thoại.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

LÊ VĂN DŨNG

Ngô Thì Nhậm với vấn đề bang giao Đại Việt -

Trung Hoa trong tác phẩm Bang giao hảo thoại

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

MỞ ĐẦU

2

1. Lý do chọn đề tài

Theo dòng lịch sử Việt Nam, các triều đại được gây dựng từ thời Hùng Vương

đến trước khi Cách mạng Tháng Tám (1945) nổ ra, đều đã để lại được những thành

tựu tiến bộ, thể hiện được tinh hoa văn hóa người Việt kết hợp với yếu tố thời đại

góp phần khẳng định và bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc. Làm được điều này

ngoài sức mạnh của dân tộc, còn có sự đóng góp rất lớn của các vị anh hùng dân

tộc, nhân tài, trí sĩ yêu nước.

Ngô Thì Nhậm (1746-1803) là một nhà chính trị, quân sự, ngoại giao, nhà văn.

Ông được đánh giá là một nhân tài về lĩnh vực ngoại giao, góp phần quan trọng

giúp cho nhà Tây Sơn thực hiện chính sách bang giao với Trung Hoa lúc bấy giờ có

hiệu quả cao. Dù hai nước vừa bước ra từ một cuộc chiến và có nguy cơ nổ ra một

cuộc chiến tranh mới như Quang Trung dự đoán, nhà Thanh “sau khi bị thua một

trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ

dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” [48, 357].

Những kết quả đạt được trong quan hệ bang giao giữa Việt Nam - Trung Hoa

thời bấy giờ đã thể hiện khá rõ tài ngoại giao của Ngô Thì Nhậm. Những vấn đề về

bang giao được Ngô Thì Nhậm thay mặt triều đình Tây Sơn chấp bút, qua các bài

“bẩm, trình, biểu”. Những “bài” này được tập hợp trong “Bang giao hảo thoại”,

phản ánh hiện thực về ngoại giao của hai nước lúc bấy giờ, “sau khi đánh tan trên

20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, để bảo vệ thành quả đã đạt được, tránh lại xảy ra

chiến tranh, Ngô Thì Nhậm vận dụng bài học lịch sử nước nhà, hòa hoãn ngay với

nhà Thanh”[ 49, 397].

Trong khoảng thời gian 15 năm cống hiến cho triều đình Tây Sơn (1788-1793),

Ngô Thì Nhậm đã tỏ rõ tài năng của mình, có nhiều cống hiến về vấn đề đối ngoại

để tô thêm màu sắc tươi đẹp của lịch sử dân tộc.

Ngô Thì Nhậm là một Nho sĩ tài năng, từng được cố Tổng Bí thư Trường Chinh

đánh giá là ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam, làm vẻ vang cho giống nòi.

Những cống hiến của ông sẽ mãi được ghi vào lịch sử dân tộc. Đồng chí Trường

Chinh viết: “Ngô Quyền, quân sự học; Trần Hưng Đạo, quân sự học; Hàn Thuyên,

ngôn ngữ học; Lê Lợi, chính trị học, quân sự học; Nguyễn Trãi, quân sự học, chính

trị học và văn học; Lương Thế Vinh, toán học; Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết học; Lãn

3

Ông, y học; Lê Quý Đôn, văn học, khoa học; Quang Trung, quân sự học, chính trị

học; Ngô Thời Nhiệm, chính trị học, quân sự học, văn học; Nguyễn Du, văn học;

Phan Huy Chú, sử học” [15, 34].

Có nhận xét cho rằng “Bang giao hảo thoại là tập sách phản ánh hiện thực về

ngoại giao khá độc đáo của triều Tây Sơn, mà công đóng góp lớn nhất là của Ngô

Thì Nhậm. Bang giao hảo thoại còn là tập tư liệu hiếm hoi còn giữ lại được của

thời Tây Sơn” [49, 399]. Ngoại giao đặc sắc của nhà Tây Sơn lúc bấy giờ đã đưa

quan hệ hai nước Đại Việt - Trung Hoa tới ngưỡng cửa của quan hệ bang giao hữu

hảo, hòa bình, thân thiện, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam, mở ra trang sử

mới cho sự hòa bình của hai nước kéo dài hàng thế kỷ.

“Ôn cố tri tân” tìm hiểu về lịch sử dân tộc là một việc làm cần thiết. Học hỏi, kế

thừa những sáng tạo, điểm hợp lý mà thế hệ đi trước để lại, vận dụng một cách sáng

tạo và linh hoạt vào thời đại mới là công việc quan trọng đối với mọi thời đại, mọi

đất nước.

Trong quan hệ bang giao Việt Nam - Trung Hoa suốt chặng đường lịch sử cũng

đã có những bước thăng trầm. Thời Tây Sơn với tài ngoại giao của Ngô Thì Nhậm

được xem như một điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước. Sự xuất hiện của Ngô

Thì Nhậm lúc bấy giờ cùng với tài năng của ông là một trong những nguyên nhân

đem lại nhiều thắng lợi trong quan hệ bang giao tốt đẹp của hai nước.

Hiện nay quan hệ ngoại giao quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp, xu thế hội

nhập, đối thoại ngày càng trở thành xu thế chính. Ở Việt Nam quan hệ đối ngoại

luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, đặc biệt là quan hệ với Trung Hoa -

nước có bề dày trong quan hệ lịch sử. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

được thành lập (1945), nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan hệ

Việt Nam - Trung Hoa đã bước sang trang sử mới được hơn 60 năm kể từ ngày hai

nước chính thức quan hệ ngoại giao với nhau (18-1-1950), đã có những bước thăng

trầm. Vì vậy, việc học hỏi những kinh nghiệm của thế hệ cha ông trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ đất nước luôn là việc làm có ý nghĩa, quan trọng, nhất là khi

Việt Nam đang tích cực và chủ động hội nhập với các nước trên thế giới.

4

Vì những lí do trên, tác giả đã quyết định chọn vấn đề “Ngô Thì Nhậm với vấn

đề bang giao Đại Việt - Trung Hoa trong tác phẩm Bang giao hảo thoại” làm

đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Trung Hoa đã có nhiều

lãnh đạo và nhà khoa học đề cập, ở những góc độ khác nhau. Vấn đề bang giao Đại

Việt - Trung Hoa dưới triều đại Tây Sơn (1788-1802) cũng có nhiều tài liệu liên

quan. Có thể chia làm 3 nhóm loại công trình như sau :

* Nhóm thứ nhất, là những công trình chung, tiêu biểu là các công trình sử học

của các sử gia phong kiến Việt Nam có đề cập đến diễn biến lịch sử trong đó có đề

cập đến bang giao Đại Việt - Trung Hoa dưới thời Tây Sơn như Đại Nam thực lục

tiền biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển

sự lệ của Quốc sử quan triều Nguyễn; các công trình sử học tư nhân như Lịch triều

tạp kỷ (1975) của Ngô Cao Lãng, Quốc sử di biên (2009) của Phan Thúc Trực, Việt

sử cương mục tiết yếu của Nguyễn Thông, Một chuyến du hành đến Nam Hà 1792-

1793 (2011), của thương nhân người Anh John Barrow, Việt sử mông học (1998)

của Ngô Quốc Dung, Đại Nam quốc sử diễn ca (2007) của Lê Ngô Cát và Phạm

Đình Toái do Nguyễn Khắc Thuần dịch, Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam 3 tập,

Danh tướng Việt Nam - Danh tướng trong chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và

phong trào Tây Sơn (2008) của Nguyễn Khắc Thuần, Lịch sử và văn hóa Việt Nam

- Những gương mặt trí thức, tập 1 (1998) của Trung tâm Unesco thông tin tư liệu

lịch sử và văn hóa Việt Nam, Minh đô sử của Lê Trọng Hàm và nhóm Nam Việt

đồng thiên hội trình bày lịch sử Đại Việt từ năm 1762-1822, cung cấp nhiều tư liệu

về vương triều Tây Sơn và quan hệ bang giao Tây Sơn và nhà Thanh,...

Ngô gia văn phái: Hoàng Lê nhất thống chí (2006), ghi lại giai đoạn lịch sử

trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVIII, có nguyên tên là An Nam nhất thống chí.

Cuốn sách viết về một giai đoạn mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp ngày càng gay

gắt, đẩy chế độ phong kiến Lê - Trịnh lâm vào cảnh suy tàn đến cùng cực. Ý thức

hệ phong kiến đã rạn nứt đến lúc bắt đầu tan vỡ. Hoàng Lê nhất thống chí đã vẽ lại

một bức tranh khá đầy đủ và sâu sắc về màu sắc dân tộc đẹp đẽ của phong trào

5

nông dân khởi nghĩa Tây Sơn. Mặc dù còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của ý thức hệ

chính thống, nên đã không lý giải được yếu tố dân chủ của phong trào Tây Sơn.

Nhưng Hoàng Lê nhất thống chí đã thấm nhuần một tình cảm yêu nước thiết tha,

một tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, và một ý chí chống giặc ngoại xâm kiên

cường. Chính chủ nghĩa yêu nước truyền thống ấy, đã khiến tác phẩm khắc họa

được bản sắc dân tộc độc đáo, đẹp đẽ của một thời đại, một phong trào và nhiều

nhân vật.

Bùi Dương Lịch: Lê quý dật sử (1987), đã ghi chép lại các sự kiện lịch sử theo

thể biên niên, từ năm Mậu Dần Cảnh Hưng 19 (1758) đến năm Qúy Sửu Cảnh

Thịnh 1 (1793). Cuốn sách đã ghi lại được nhiều sự kiện lịch sử khá chi tiết và

phong phú. Tác giả của cuốn sách đã sống cùng thời với những biến động lịch sử

thời bấy giờ. Là người có học thức, có thể ông đã xem các sách sử ghi chép về giai

đoạn này nhưng ông thấy còn thiếu sót. Là những chứng nhân của biến động xã

hội, hơn nữa lại là nhân vật có một vai trò lịch sử trong quãng thời gian khá dài,

Bùi Dương lịch có điều kiện ghi lại một cách khá chi tiết, chính xác hoặc bổ sung

những sự kiện mà các sách khác không ghi. Với tên đề của cuốn sách Lê quý dật sử

nghĩa là những sự kiện lịch sử còn sót lại thời cuối Lê chính là nguyện vọng của tác

giả, và cũng là nét tiêu biểu của tác phẩm.

* Nhóm thứ hai, là những sách chuyên luận, chuyên khảo liên quan đến đề tài

nghiên cứu như: Lịch sử tư tưởng Việt Nam (1993) tập 1 do PGS. Nguyễn Tài Thư

chủ biên, Bàn về Văn hiến Việt Nam (2004) của GS. Vũ Khiêu, Lịch sử Trung Quốc

hiện đại (2004) của GS. Nguyễn Huy Quý, Bang giao Đại Việt - Triều Tây Sơn

(2005) của Ngô Thế Long…

Hồ Bạch Thảo (dịch): Thanh thực lục - quan hệ Thanh - Tây Sơn cuối thế kỷ

XVIII đầu thế kỷ XIX, (2010), trình bày các quan điểm của vua quan nhà Thanh đối

với Đại Việt và vương triều Tây Sơn.

Ngô Thì Nhậm: Bang giao hảo thoại, in trong Viện nghiên cứu Hán Nôm : Ngô

Thì Nhậm toàn tập, tập 3 (2005): Là tập hợp những bài bẩm, trình, biểu do Ngô Thì

Nhậm thay mặt triều đình Tây Sơn chấp bút. Sau được soạn giả tùng thư Ngô gia

văn phái sưu tầm, tập hợp, biên soạn, sắp xếp theo thể lọai thành hai quyển 48 và

49 cho tùng thư.

6

PGS. Đỗ Bang: Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung (2011), là công

trình dày công tìm hiểu của tác giả từ năm 1977 gồm các bài viết liên quan đến vua

Quang Trung được tập hợp trong 20 bài viết.

Quách Tấn, Quách Giao: Nhà Tây Sơn (2000), ghi chép lại các sự kiện chính

xác theo sự phản ánh của nhân dân địa phương, cụ thể là theo lời truyền của các

bậc trưởng thượng từng sống thời Tây Sơn ở đất Tây Sơn. Và chính xác theo các tư

liệu lịch sử đáng tin cậy gồm 12 bộ sử ký về Tây Sơn, được nhân dân bảo tồn qua

sự trả thù ghê gớm của triều đình nhà Nguyễn. Cùng với các tài liệu lịch sử trong

và ngoài nước có liên quan đến phong trào Tây Sơn. Cuốn sách là một tập ghi chép

chuyện đã xảy ra trong lịch sử về một thời đại vẻ vang của dân tộc với đầy đủ nhất

định các chi tiết thật, con người thật cùng những huyền thoại mà ba anh em Tây

Sơn dựng lên để thu phục nhân tâm buổi đầu dấy nghĩa. Ở đó, chi tiết thật và

chuyện hoang đường không bị nhòa lẫn vào nhau, các sự việc được ngòi bút tác giả

đảm bảo ở tính cụ thể và công bằng.

Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng: Tìm hiểu thiên tài quân sự của

Nguyễn Huệ (1971), là cuốn sách đi sâu vào việc trình bày và phân tích những vấn

đề quân sự của nghĩa quân Tây Sơn và của Nguyễn Huệ, trình bày tương đối tỉ mỉ

diễn biến của cuộc chiến tranh và của từng trận đánh, phân tích được những sự việc

xảy ra. Do phân tích tỉ mỉ và nắm bắt được mặt quân sự, người viết đã nêu ra được

một số nguyên tắc về quân sự, qua đó người xem nhận thức được rõ và sâu hơn về

các vấn đề chiến lược, chiến thuật của nghĩa quân Tây Sơn và tài chỉ huy, bản lĩnh

quân sự cao cường của Nguyễn Huệ. Cuốn sách đề cập đến quá trình giải quyết

thời hậu chiến Đại Việt - Trung Hoa thông qua hoạt động bang giao, mà Ngô Thì

Nhậm là nguồi đại diện cho vương triều Tây Sơn quan hệ với nhà Thanh.

Nguyễn Lương Bích: Quang Trung Nguyễn Huệ (1989): Giới thiệu cơ bản nhất

về toàn bộ sự nghiệp giữ nước và dựng nước của Quang Trung Nguyễn Huệ, bằng

một số tư liệu không nhiều mà sử sách và truyền thuyết còn ghi lại được.

* Nhóm thứ ba, bao gồm các bài viết trên báo, tạp chí tiêu biểu là: Kinh

nghiệm đưa đối thoại văn hóa vào hoạt động ngoại giao của ông cha ta trong lịch

sử của Phạm Xuân Nam trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 11-2009.

7

Trần Ngọc Ánh: Ngoại giao Tây Sơn - những tư tưởng đặc sắc và bài học lịch

sử, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 1(30), 2009, đã tái hiện

lại bối cảnh lịch sử của ngoại giao thời Tây Sơn, nêu lên những thành quả và tư

tưởng ngoại giao đặc sắc của vương triều Tây Sơn.

Triệu Dương: Đi tìm thơ liên quan đến phong trào Tây Sơn, Tạp chí Văn học,

số 4-1973, tác giả đã đưa ra từ việc sưu tầm những tư liệu rất quý về thơ văn liên

quan đến phong trào Tây Sơn và đưa ra một số biện pháp để bảo tồn, gìn giữ nét

văn hóa đặc sắc của một thời kỳ dấu son lịch sử của Việt Nam khi mà hoạt động

ngoại giao đạt tới đỉnh cao của sự thăng hoa.

Nguyễn Văn Hoàn: Phong trào khởi nghĩa nông dân và văn học Việt Nam thế

kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Văn học, số 4-1973, tác giả đã nêu lên

những nét nổi bật của giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ

XIX, đưa ra những so sánh khách quan với tình hình ở các nước châu Âu, có những

nhận xét chung khách quan về giai đoạn lịch sử này, qua đó cũng lột tả được cái tài

bút nghiên của Ngô Thì Nhậm trong thời đại của ông.

Vũ Ngọc Khánh: Vài mẩu chuyện Tây Sơn trong một vùng văn nghệ dân gian,

Tạp chí Văn học, số 4-1973, tác giả đã kỳ công sưu tầm từ Bắc chí Nam các câu

chuyện trong dân gian liên quan tới nhà Tây Sơn và tác giả cũng đưa ra những nhận

xét khách quan về tính chất của câu chuyện.

Trần Nghĩa: Tìm hiểu thái độ chính trị của Ngô Thì Nhậm, Tạp chí Văn học, số

4-1973, tác giả đã đưa ra những nhìn nhận chính xác thái độ của Ngô Thì Nhậm

trước thời cuộc của ông để đánh giá đúng sự nghiệp của một nhà ngoại giao kiệt

xuất.

Vũ Đức Phúc: Từ Ngô Thì Nhậm đến trào lưu văn học Tây Sơn, Tạp chí Văn

học, số 4-1973, trong bài tác giả đã nêu lên các giai đoạn trong cuộc đời của Ngô

Thì Nhậm và đưa ra những nhận xét sắc đáng về Ngô Thì Nhậm.

Ngoài ra còn nhiều sách và rất nhiều các tạp chí liên quan đến thời Tây Sơn đã

được tác giả khóa luận tham khảo, đặc biệt là các bài viết trên tạp chí Xưa và Nay

của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính.

8

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Làm sáng tỏ tài năng xuất chúng của Ngô Thì Nhậm về ngoại giao trong thời

đại của ông. Những việc mà ông đã làm được cho vương triều Tây Sơn nói riêng và

cho Đại Việt nói chung, thể hiện qua tác phẩm Bang giao hảo thoại. Từ việc nghiên

cứu đó đề tài đưa ra được những nhận xét chung một cách khách quan về tư tưởng

bang giao Ngô Thì Nhậm và gợi mở cho ngoại giao Việt Nam hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu về Ngô Thì Nhậm với thời đại của ông.

- Tìm hiểu tư tưởng bang giao Ngô Thì Nhậm về vấn đề bang giao Đại Việt –

Trung Hoa qua tác phẩm Bang giao hảo thoại của ông.

- Đưa ra những nhận xét chung về đóng góp của Ngô Thì Nhậm qua tác phẩm

Bang giao hảo thoại và những gợi mở cho tương lai từ quá trình nghiên cứu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Những chủ trương, biện pháp trong quan hệ bang giao với Trung Hoa thông

qua Bang giao hảo thoại của Ngô Thì Nhậm.

- Quá trình thực hiện những biện pháp bang giao của Ngô Thì Nhậm và nhà

Tây Sơn với Trung Hoa.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Việt Nam và Trung Quốc cuối thế kỷ XVIII (1789-1802)

- Thời gian: từ năm 1773 khi phong trào Tây Sơn nổ ra đến năm 1802 khi

vương triều Tây Sơn sụp đổ.

- Nội dung: bang giao Đại Việt - Trung Hoa qua tư tưởng của Ngô Thì Nhậm

trong tác phẩm Bang giao hảo thoại.

5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu chủ yếu

5.1. Cơ sở lý luận:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.

5.2. Phương pháp nghiên cứu:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!