Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu về những khó khăn khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp ở học sinh trường thpt hoàng hoa thám - đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
76
Kích thước
3.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
771

Nghiên cứu về những khó khăn khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp ở học sinh trường thpt hoàng hoa thám - đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

TRƯƠNG XUÂN NGỌC

NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN KHI QUYẾT ĐỊNH

LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP Ở HỌC SINH TRƯỜNG THPT

HOÀNG HOA THÁM-ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, 2017

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................................4

1. Đặt vấn đề .........................................................................................................................4

2. Mục đích nghiên cứu: .........................................................................................................6

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:.......................................................................6

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................7

5. Giả thiết khoa học ............................................................................................................8

6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................8

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH VÀ KHÓ KHĂN TÂM LÍ KHI RA QUYẾT

ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP Ở HỌC SINH THPT ........................................................9

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .........................................................................................9

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về Ra quyết định ....................................................................9

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về Hướng nghiệp, Lựa chọn nghề nghiệp và Phát triển nghề

nghiệp trên thế giới ..................................................................................................................10

1.1.3 Tổng quan nghiên cứu về nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam............17

1.2 Cơ sở lí thuyết về những khó khăn khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp ở học sinh

THPT 20

1.2.1 Lí thuyết về quyết định lựa chọn nghề nghiệp..........................................................20

1.2.2 Phân loại những khó khăn tâm lí khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp .........................26

1.2.3 Đặc điểm tâm lí học sinh THPT......................................................................................29

1.2.4 Học sinh THPT như một người ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp .............................31

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................................32

Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................34

2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu.........................................................................................34

2.1.1 Đặc điểm trường THPT Hoàng Hoa Thám thành phố Đà Nẵng ....................................34

2.1.2 Mẫu khách thể nghiên cứu ..............................................................................................35

2.2 Tổ chức nghiên cứu..............................................................................................................35

2.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................36

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận.....................................................................................36

2.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi CDDQ .................................................................37

2.3.4 Phương pháp thống kê toán học......................................................................................45

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................................47

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................................48

3.1 Thực trạng Những Khó khăn khi Quyết định lựa chọn nghề nghiệp ở học sinh THPT

Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng ......................................................................................................48

3.1.2 Mức độ khó khăn tâm lý khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp ở học sinh THPT Hoàng

Hoa Thám, Đà Nẵng ................................................................................................................48

3

3.1.3 Thực trạng các loại khó khăn phổ biến khi quyết định nghề nghiệp ở học sinh THPT

Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng ....................................................................................................50

3.2 So sánh sự khác biệt giữa những khó khăn khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp với các

yếu tố về giới tính, khối lớp và việc sống cùng cha/mẹ ở học sinh THPT Hoàng Hoa Thám. 51

3.2.1 So sánh sự khác biệt giữa nam và nữ về sự khó khăn khi quyết định lựa chọn nghề

nghiệp của học sinh THPT Hoàng Hoa Thám .........................................................................51

3.2.2 So sánh sự khác biệt giữa các khối lớp về sự khó khăn khi quyết định lựa chọn nghề

nghiệp của học sinh THPT Hoàng Hoa Thám .........................................................................52

3.2.4 So sánh sự khác biệt giữa việc ở cùng với cha, mẹ và khó khăn khi quyết định lựa chọn

nghề nghiệp của học sinh THPT Hoàng Hoa Thám ................................................................53

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................................54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................................56

1. Kết luận...........................................................................................................................56

1.1 Về mặt nghiên cứu lí luận.............................................................................................56

1.2 Về mặt thực tiễn............................................................................................................56

2. Khuyến nghị....................................................................................................................58

2.1 Đẩy mạnh phát triển công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung

học; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở từ trung ương đến địa phương .............59

2.2 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên hướng nghiệpError! Bookmark not

defined.

2.3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông

và công tác phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông cho các lực lượng giáo

dục trong và ngoài nhà trường.................................................................................................60

2.4 Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm của học

sinh phổ thông và điều kiện nhà trường trong tình hình mới...................................................62

Phụ lục 2..........................................................................................................................................71

Phụ lục 3..........................................................................................................................................72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................74

4

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Thế giới đang hướng tới một nền kinh tế tri thức trong chiến lược phát triển bền

vững. Ở môi trường đó, đào tạo nguồn nhân lực là điều kiện then chốt, là nền tảng

cho sự phát triển và cạnh tranh giữa các nước với nhau. Nhìn lại chặng đường phát

triển của giáo dục Việt Nam trong ba thập kỷ, chúng ta không thể phủ nhận thành

tựu to lớn mà giáo dục đã đạt được trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,

bồi dưỡng nhân tài nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước. Tuy

nhiên, nếu so sánh giáo dục Việt Nam trên thang đo, cùng với các nước phát triển ở

thế giới, chúng ta cũng nên gật đầu ghi nhận rằng nền giáo dục ở nước ta còn bộc lộ

nhiều yếu kém, lạc hậu. Điều này biểu hiện ở chất lượng giáo dục còn thấp, chậm

đổi mới, thể chế, cơ chế quản lí phát triển giáo dục còn nhiều bất cập và tiêu cực

1

,

kế hoạch quản lí, tài bồi ở các đơn vị giáo dục học còn thiếu thống nhất. Báo cáo

của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN State of Education Report, 2013)

cũng đã nêu lên rằng trong Chiến lược đào tạo và phát triển giáo dục 2011-2020 có

sự “thiếu đồng bộ” về mặt quản lí trên toàn hệ thống giáo dục.

Thêm vào đó, sự phân bổ cơ cấu nguồn nhân lực ở nước ta ngày càng trở nên

bất hợp lí, số người có trình độ cử nhân chiếm tỷ lệ quá cao, trong khi số có trình độ

trung cấp và sơ cấp chiếm tỷ lệ quá thấp, không phù hợp với nhu cầu và yêu cầu về

nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc

tế. Với suy nghĩ phổ biến của xã hội là “học nghề ít cơ hội”, “học nghề thu nhập

thấp”, “học sinh kém mới đi học nghề”...đã khiến cho công tác phân luồng học sinh

vốn có vai trò quan trọng trong hình thành cơ cấu nhân lực của quốc gia khó đạt

được hiệu quả như mong đợi. Ông Vũ Xuân Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu

Khoa học Dạy nghề cho biết, sự chưa hợp trong cơ cấu Lao động Việt Nam biểu

hiện ở so sánh: Nếu từ năm 1979, cứ 1 người trình độ đại học thì có 2 người trung

cấp và 7 lao động kỹ thuật thì đến giữa năm 2015, tỷ lệ này lần lượt là 1 đại

1 Đề tài khoa học cấp Bộ 2014, Một số giải pháp thúc đẩy phân luồng học nghề sau trung học cơ sở và trung

học phổ thông.

5

học/0,35 người học cao đẳng/0,65 người trung cấp và 0,4 người học sơ cấp. Quy

luật khách quan bao giờ cũng đòi hỏi số lao động trực tiếp (trình độ trung cấp, sơ

cấp) nhiều hơn rất nhiều lần so với lao động gián tiếp. Trong khi ở nước ta, lao

động trực tiếp ngày càng ít đi, còn lao động gián tiếp cứ ngày càng mở rộng. Khi số

người lao động sẽ trở nên không chuyên nghiệp, phải làm trái ngành nghề và hệ quả

tất yếu là thất nghiệp. Mặt khác, lực lượng lao động của nước ta vì vậy cũng chưa

đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh nguồn lao động quốc tế di cư cạnh tranh gắt gao

như hiện nay.

Thực tế, theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục thống kê Việt Nam về tình hình

lao động việc làm quý II, năm 2016, số người thất nghiệp là 1,12 triệu người, tăng

gần 6 nghìn người so với Quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15 đến 24

tuổi chiếm đến 47% tổng số người thất nghiệp, và nó vẫn là một con số không mấy

khả quan phản ánh về tình hình việc làm ở tầng lớp lao động trẻ của nước ta hiện

nay.

Vậy do đâu lại có sự tồn tại những con số và tỷ lệ đáng lưu tâm đến như

vậy? Có thể là do chính những hạn chế trong việc giáo dục, hướng nghề như cung

cấp thông tin và kĩ năng về định hướng nghề nghiệp thanh thiếu niên, là gốc rễ của

những thách thức về mặt lao động, việc làm mà Việt Nam đang đối mặt phải trong

môi trường hội nhập khu vực, liên kết và trao đổi giữa các quốc gia theo xu hướng

toàn cầu hóa như hiện nay. Vì rằng, nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp cho học

sinh phổ thông là giáo dục cho học sinh thái độ lao động và ý thức đúng đắn với

nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các

nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp

của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp

thích hợp nhất; động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần.

Tại sao công tác hướng nghiệp phải được triển khai từ thời học sinh trung

học? Vì ở ngay từ lúc đi học ở nhà trường, ở các em học sinh đã có những chuẩn bị

cho hoạt động lao động trong tương lai. Ở độ tuổi này các em đã và đang hình thành

và dần phát triển những năng lực tự đánh giá, tự xác định bản thân, nên việc định

hướng sớm sẽ tránh được những khó khăn trên con đường lựa chọn ngành học hay

6

hoạt động sau khi tốt nghiệp, hạn chế được những bất lợi khi hành nghề lao động

trong những giai đoạn kế tiếp của cuộc sống.

Để góp phần vào công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hướng

nghiệp rong trường trung học, xin tiến hành đề tài “Nghiên cứu về những khó

khăn khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp ở học sinh trường THPT Hoàng

Hoa Thám-Đà Nẵng”. Đề tài sẽ khám phá những nguyên nhân cả về mặt chủ

quan, lẫn khách quan trong xu hướng chọn nghề ở học sinh phổ thông, cung cấp

những dữ liệu thực tế, góp phần vào việc cải thiện chất lượng công tác hướng

nghiệp trong khu vực thành phố Đà Nẵng.

Đề tài nghiên cứu sẽ trả lời những câu hỏi: Khi học sinh quyết định lựa chọn

một nghề nghiệp, ở các em tồn tại những khó khăn nào? Liệu những quan điểm của

người làm giáo dục ngày nay có phù hợp với những khó khăn trong lựa chọn nghề

nghiệp mà các em đang gặp phải, để giúp các em bổ sung kiến thức, kĩ năng cần

thiết nhằm cải thiện chất lượng quyết định về nghề nghiệp?

2. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu nhằm xác định những khó khăn trong việc ra quyết định lựa

chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông hiện nay.

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu những khó khăn trong việc ra quyết định lựa chọn nghề của học

sinh tại trường THPT Hoàng Hoa Thám, quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng.

3.2 Khách thể nghiên cứu:

160 em học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám, thành phố Đà Nẵng.

3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu những khó khăn khi ra quyết định lựa chọn

nghề của học sinh tại trường THPT thành phố Đà Nẵng. Cụ thể gồm các khó khăn

7

mà Gati và cộng sự đã tìm hiểu và liệt kê trong các nghiên cứu về quyết định lựa

chọn nghề nghiệp của ông.

- Về không gian: Tiến hành khảo sát tại trường THPT Hoàng Hoa Thám

- Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu lí luận:

- Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề hướng nghề nghiệp, sự phát triển

các lí thuyết xung quanh vấn đề phát triển nghề nghiệp.

- Xác định những khái niệm liên quan đến quyết định, quá trình ra quyết

định, ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp, những khó khăn của việc ra quyết định

lựa chọn nghề nghiệp.

- Xác định đặc điểm học sinh trung học phổ thông.

4.2. Nghiên cứu thực tiễn:

- Tìm hiểu một số nét khái quát về trường THPT thông Hoàng Hoa Thám,

thành phố Đà Nẵng và về khách thể điều tra.

- Tiến hành khảo sát thực trạng những khó khăn trong việc ra quyết định lựa

chọn nghề nghiệp ở học sinh THPT Hoàng Hoa Thám qua bảng hỏi CDDQ.

- Tìm hiểu sâu thông tin về những khó khăn trong việc ra quyết định lựa

chọn nghề nghiệp ở học sinh THPT Hoàng Hoa Thám bằng phương pháp phỏng

vấn trực tiếp học sinh.

4.3. Kết luận và kiến nghị:

- Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao năng lực định hướng và lựa chọn nghề

nghiệp cho học sinh, giúp các em giải quyết những khó khăn trong quá trình ra

quyết định lựa chọn ngành nghề.

- Đề xuất những nội dung cần tập trung trong công tác hướng nghiệp cho đối

tượng học sinh THPT Hoàng Hoa Thám

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!