Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Về Màu Sắc Và Ứng Dụng Luật Phối Màu Dùng Trong Nội Thất Phòng Ngủ
PREMIUM
Số trang
68
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1122

Nghiên Cứu Về Màu Sắc Và Ứng Dụng Luật Phối Màu Dùng Trong Nội Thất Phòng Ngủ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA CHẾ BIẾN LÂM SẢN

====  ====

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VỀ MÀU SẮC VÀ ỨNG DỤNG LUẬT PHỐI MÀU

DÙNG TRONG NỘI THẤT PHÒNG NGỦ

Ngành học: Chế Biến Lâm Sản

Mã số : 101

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Văn Chứ

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thu Hà

Khóa học : 2006 - 2010

Hà Nội, 2010

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm Nghiệp,

khóa học 2006 -2010 đã bước vào giai đoạn cuối. Để đánh giá lại những kiến

thức đã thu nhận được sau 4 năm, cũng như thực hiện theo phương châm học

đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tế sản xuất. Được sự đồng ý

của Ban giám hiệu, Khoa Chế biến Lâm sản, Bộ môn Xẻ - Mộc trường Đại

học Lâm Nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu về màu sắc

và ứng dụng luật phối màu dùng trong nội thất phòng ngủ”

Sau một thời gian thực tập khẩn trương, nghiêm túc với sự giúp đỡ

nhiệt tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Xẻ - Mộc, và bạn bè đến nay

khoá luận đã hoàn thành.

Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn

Xẻ - Mộc, GS.HS. Lê Thanh và đặc biệt là PGS. TS. Trần Văn Chứ đã nhiệt

tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn tất bản khoá luận này.

Do còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn và thời gian thực tập

nên còn nhiều sai sót trong báo cáo này. Kính mong được sự đóng góp của

thầy cô và bạn bè để bản khoá luận được hoàn thiện hơn.

Xuân Mai, ngày 10 Tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Phạm Thị Thu Hà

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mọi vạn vật đều có màu sắc với muôn hình muôn vẻ và con người cảm

nhận được màu sắc nhờ sự phản xạ của nó tới mắt thông qua ánh sáng. Và con

người lấy màu sắc để tô điểm cho cuộc sống của mình thêm tươi hơn, đẹp

hơn. Màu sắc làm cho ta thêm yêu đời và thấy cuộc sống luôn tươi đẹp.

Cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống con người dần được nâng

cao, và sự đòi hỏi chất lượng sống ngày càng cao. Việc trang trí nội thất cho

căn nhà của mình ngày càng đầy đủ tiện nghi và sang trọng hơn với những

màu sắc trang trí tuỳ theo sở thích của người chủ gia đình và chính nó cũng

thể hiện tính cách, sự hiếu khách của gia chủ đối với khách. Trong một căn hộ

hiện đại có sự ngăn cách giữa các không gian như: phòng khách, phòng ăn,

phòng ngủ, phòng vệ sinh… Mỗi phòng lại có đặc trưng riêng về trang trí nội

thất. Trong đó, phòng ngủ thể hiện rất rõ tính cách, sở thích và những gì sâu

kín nhất của người sở hữu nó. Với mỗi phong cách ta lại có một không gian

phòng ngủ riêng với những màu sắc rất riêng nhưng sự riêng đó đều phải dựa

trên cơ sở vận dụng luật phối màu. Màu sắc luôn tồn tại xung quanh ta thế

nhưng liệu đã có mấy người trong chúng ta biết được nguồn gốc của nó, màu

sắc được hình thành như thế nào, hay sử dụng nó ra sao? Chính vì xuất phát

từ những lí do trên, được sự đồng ý của Nhà trường, tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài:

“Nghiên cứu về màu sắc và ứng dụng luật phối màu dùng trong

nội thất phòng ngủ”

2

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong thế giới vật chất, màu sắc thật muôn hình muôn vẻ với trời xanh

mây trắng, màu đỏ của mặt trời, màu nâu của gỗ,… Vậy màu sắc là gì? Theo

các nhà khoa học, màu sắc được định nghĩa như sau: cái gọi là màu sắc

chính là cảm giác của mắt tạo ra khi có sự kích thích của ánh sáng. Như vậy,

màu sắc không phải là những cái có thể nắm được, bắt được hay sờ thấy mà

ta chỉ có thể nhìn thấy, cảm nhận được nhờ sự kích thích của ánh sáng.

Chính vì thế mà mỗi người lại có thể cảm nhận màu là khác nhau, có thể là

sự tươi trẻ, hay sự quy phái sang trọng, sự mất mát đau thương, hay sự căng

tràn sức sống, yêu đời...v.v… Thế nhưng, chưa chắc đã có mấy người trong

chúng ta hiểu được tại sao mình lại có cảm giác ấy? Do đó, rất cần có những

nghiên cứu khoa học về màu sắc cung cấp cho nhân loại.

Màu sắc tự nó là một thế giới kỳ bí và đầy hấp dẫn làm con người phải

tìm tòi, khám phá. Ngay từ rất sớm các nhà nghệ thuật gia nhạy cảm đã tiến

hành nghiên cứu sự vận dụng và biểu đạt của màu sắc.Nó có ảnh hưởng rất

sâu sắc tới đời sống tâm lý lẫn vật chất của con người. Tuy nhiên, có rất ít tài

liệu, công trình nghiên cứu về lĩmh vực màu sắc. Do đó, lĩnh vực màu sắc còn

là vấn đề rất nan giải gây nhiều sự tranh cãi.

Cùng với sự phát triển của xã hội, màu sắc được ứng dụng ngày càng

nhiều vào đời sống của con người. Từ các vật dụng trong nhà cho tới màu sơn

tường hay đồ trang trí đều có màu thật hài hoà, đẹp mắt, phù hợp với không

gian nội thất. Khi trang trí nội thất phòng ngủ, có nhiều màu sắc khác nhau để

trang trí cho căn phòng. Thế nhưng mỗi tông màu lại nói lên những ý nghĩa

khác nhau, nó thể hiện tính cách, cá tính hay sở thích của mỗi người và sự ảnh

hưởng đến mỗi người sẽ là khác nhau. Vì vậy, khi thiết kế không gian phòng

ngủ đòi hỏi người thiết kế phải nắm vững được luật phối màu và có thể ứng

3

dụng nó trong trang trí nội thất phòng ngủ. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít

những nghiên cứu hay tài liệu viết về lĩnh vực này. Chính vì vậy, việc nghiên

cứu về lĩnh vực màu sắc là rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống của mỗi

chúng ta đặc biệt là luật phối màu trong nội thất phòng ngủ - nơi gắn liền với

chính mỗi chúng ta, có tác động rất mạnh mẽ tới chất lượng sống của ta.

1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Trên thế giới

Trong thế giới màu sắc, ngay từ rất sớm các nhà nghệ thuật gia nhạy

cảm đã tiến hành nghiên cứu sự vận dụng và biểu đạt của màu sắc.

Trong hội hoạ phương Tây, ở thời kỳ chủ nghĩa cổ điển, Davinci đã

dùng những lớp màu rất nhỏ để vẽ. Còn Rembrandt thì được coi là nhà họa

gia kinh điển của phương pháp vẽ đối chiếu sáng tối.

Các họa gia theo trường phái Ấn tượng cũng đã tiến hành rất nhiều các

nghiên cứu đối với thế giới tự nhiên, từ đó đã đạt được một giai đoạn hoàn

toàn mới trong biểu hiện màu sắc giữa vật thể và ánh sáng. Đặc biệt là Monet

“ông không những đã mở rộng việc vận dụng loại màu sắc đơn thuần, mà còn

sử dụng những nét vẽ nhỏ và ngắn ở tất cả các bộ phận, từng điểm từng điểm

một được vẽ ở trên chất liệu vải, từ đó đạt được sự sinh động giữa các đường

nét và ánh sáng”.

Các họa gia sau này thì đề sướng ra hình thức nghệ thuật từ cảm nhận

chủ quan và cảm nhận của bản thân, tiêu biểu như: Paul Cezanne, Van Gogh,

P.Gauguin, họ đã làm cho kết cấu màu sắc phát triển đạt đến giai đoạn có tính

logic. Klee, Dail, Joan Miro là những người đại diện cho trường phái chủ

nghĩa siêu hiện thực . Klee đã nói, “nghệ thuật không phải là mô tả những thứ

mà có thể nhìn thấy, mà nó phải được kiến tạo từ những thứ không thể nhìn

thấy”. Các tác phẩm của ông là đem những nhân tố hội họa như điểm, đường,

mặt và không gian, dựa vào tri giác của bản thân cũng như phương pháp logic

để tổ thành một thế giới phi hiện thực.

Các họa gia theo chủ nghĩa trừu tượng có tính đại diện nhất là nhà họa

4

gia Piet Mondrian, ông cho rằng, hội họa cũng giống như âm nhạc, không nên

vẽ những hình tượng cụ thể, mà thông qua những nhân tố hình thức của mình

- màu sắc, đường, mặt, hình thể và sơ đồ để truyền đạt được những tình tiết có

ảnh hưởng đến tâm linh của con người, kích thích sự tưởng tượng của con

người. Những tác phẩm đại diện có “ Màu xanh thiên không”, hay “Những

vòng tròn”,….

Hội họa truyền thống của Trung Quốc cũng biểu hiện được các mặt như

thể tích, chất cảm, cảm nhận không gian,…, của vật thể. Màu sắc trên các bức

tranh vẽ trên tường thì tương đối thô, màu sắc truyền thống thường là màu của

đá và màu của cỏ cây, cộng với các công cụ đặc thù như bút, giấy, mực,

nghiên,… đã tạo thành một phong cách mang đặc sắc về màu sắc trong hội

họa truyền thống của Trung Quốc.

Hiện nay trên thế giới đã và đang sử dụng các hệ thống màu như:

- Hệ thống màu Munsell: Năm 1905 nhà mỹ thuật Mỹ Munsell đã phát

minh ra hệ thống màu Munsell. Hiện nay, nó đang được sử dụng rộng rãi trên

thế giới làm phương pháp phân loại và xác định màu sắc bề mặt. Đặc biệt là

đã có nhiều thành quả nghiên cứu trên phương diện phối màu trong thiết kế

kiến trúc và nội thất.

- Hệ thống màu Ostwald: Màu sắc lập thể do nhà hoá học người Đức

tên Ostwald kiến lập năm 1920.

- Hệ thống màu L

*

a

*

b

*

: Vào năm 1931, Hiệp hội chiếu sáng quốc tế

CIE đã đưa ra phương pháp biểu diễn màu sắc theo 3 chỉ số XYZ. Sau đó, vào

năm 1958 Hunter đưa ra hệ màu Lab. Năm 1976, CIE đưa ra hệ thống màu

chuẩn L

*

a

*

b

*

, L*

hC*

và được sử dụng chính thức trong hệ thống tiêu chuẩn

quốc tế ngày nay.

- Hệ thống màu của Sở nghiên cứu Nhật Bản: Năm 1951, Sở nghiên

cứu Nhật Bản đã chế định ra một hệ màu tiêu chuẩn được gọi là “tiêu chuẩn

của màu sắc”.

- Hệ màu HSB: Hệ màu này phản ánh 3 giá trị đặc trưng của màu là:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!