Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu về hồng cầu và bạch cầu trong máu của Lợn cỏ nuôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
17 KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
NGHIÊN CỨU VỀ HỒNG CẦU VÀ BẠCH CẦU TRONG MÁU CỦA
LỢN CỎ NUÔI Ở HUYỆN A LƢỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trần Sáng Tạo1*
1. MỞ ĐẦU1*
A Lưới là huyện nghèo, thuộc miền núi tỉnh Thừa
Thiên Huế. Giống lợn địa phương (lợn Cỏ) là một
trong những đối tượng được nuôi chủ yếu của bà
con các dân tộc thiểu số (Ca Tu, Vân Kiều và Pa
Kô) ở huyện miền núi này. Lợn Cỏ có ưu điểm là
thịt ngon, ít bệnh tật, giá trị kinh tế lớn (Lê Viết
Ly, 2004). Tuy nhiên, với phương thức nuôi thả
rông, việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phối giống và
phòng trừ dịch bệnh chưa được quan tâm nên
giống lợn này mang lại hiệu quả thấp và số lượng
ngày càng ít.
Việc nghiên cứu, sưu tầm, chọn lọc, nuôi bảo
tồn giống lợn bản địa vùng cao là cần thiết và
có thể phục hồi được nhóm giống vật nuôi phù
hợp với vùng sinh thái, làm tư liệu sản xuất cho
bà con dân tộc và giữ được quỹ gen cho công
tác lai tạo giống mới sau này. Cho đến nay, đã
có một số nghiên cứu về nguồn gốc, điều kiện
hình thành, khả năng phát triển và giá trị kinh tế
của lợn Cỏ địa phương (Phạm Khánh Từ,
2005). Việc nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý máu
nhằm góp phần vào việc chọn lọc và bảo tồn
giống lợn Cỏ địa phương nuôi ở vùng cao là hết
sức cần thiết. Bài báo này giới thiệu một số kết
quả nghiên cứu về hồng cầu (HC) và bạch cầu
(BC) của giống lợn Cỏ nuôi ở huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Nội dung
Xác định một số chỉ tiêu về số lượng và chất
lượng HC và BC từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi của
giống lợn Cỏ nuôi ở gia trại xã Hồng Bắc huyện A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lợn được nuôi thả tự do
có quản lý trong các khu vực rào bằng lưới sắt, thức
ăn tận dụng từ các phụ phẩm nông nghiệp (củ và lá
sắn, rau lang, môn rừng, cám gạo và bột ngô).
2.2. Phƣơng pháp
1 Trường Đại học Nông Lâm Huế
* Tác giả để liên hệ: TS. Trần Sáng Tạo, Giảng viên chính,
Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế,
102 Phùng Hưng, TP Huế. Điện thoại: 0914 002 388.
Email: [email protected]
2.2.1. Lấy mẫu máu
Ở mỗi lứa tuổi, chọn ra 10 lợn (5 đực, 5 cái)
tương đối đồng đều về khối lượng để lấy máu. Máu
được lấy ở tĩnh mạch tai (lợn lớn), hay tĩnh mạch
cổ (lợn nhỏ) vào lúc sáng sớm, trước khi cho lợn
ăn. Máu lấy xong đưa nhanh vào ống chống đông
EDTA, lắc nhẹ, bảo quản trong bình lạnh và
chuyển đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu.
2.2.2. Kỹ thuật phân tích các thông số tế bào
máu
– Số lượng HC và BC được xác định theo quy
trình xét nghiệm của máy đếm tế bào máu tự động 18
thông số hiệu KX21, hãng Sysmex (Nhật Bản).
– Xác định công thức BC theo phương pháp
Ludrasep và Kudrasepa: làm tiêu bản, nhuộm
Giemsa, đếm BC trên kính hiển vi phóng đại
1000 lần, đếm 200 BC liên tiếp nhau ở 4 góc và
2 đầu của tiêu bản (nguyên tắc hình chữ chi).
Mỗi mẫu đếm 3 lần rồi lấy trung bình chung.
– Các chỉ tiêu về HC: Số lượng HC (tr/mm3
),
Thể tích trung bình của HC (m
3
), Hàm lượng
hemoglobin trong máu (g%), và Lượng
hemoglobin trung bình của HC (g).
– Các chỉ tiêu về BC: Số lượng BC
(nghìn/mm3
), Công thức BC (%).
2.2.3. Xử lý số liệu
Các kết quả nghiên cứu được xử lý theo phương
pháp thống kê sinh vật học trên Excel và phần
mềm SAS (Test Ducan 6.12) để tính các tham
số thống kế và độ tin cậy.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Các chỉ tiêu về chất lƣợng hồng cầu
Bảng 1 nêu kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về
chất lượng HC từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi của
lợn Cỏ nuôi ở vùng cao huyện A Lưới (tỉnh
Thừa Thiên Huế).