Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu về cầu laptop của sinh viên khoá 44 trường ĐHKT huế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài tập nhóm môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do lựa chọn đề tài:
Trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển như ngày nay, ngành công nghệ thông
tin được sự quan tâm và đầu tư phát triển đáng kể. Do thế giới thông tin ngày càng
được mở rộng, nhu cầu tiếp cận thông tin ngày càng cao, vì thế nhiều phát minh khoa
học ra đời để đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của con người như điện thoại (cố
định, di động), máy vi tính (desktop, laptop),....Do có tính tiện lợi, dễ dàng sử dụng,
máy vi tính đã trở thành một sản phẩm được nhiều người lựa chọn. Nó là một trong
những công cụ hỗ trợ đắc lực trong học tập cũng như trong công việc. Song, máy vi
tính (desktop) còn gặp nhiều hạn chế, không mang tính linh hoạt, khó di chuyển, cồng
kềnh,... Để khắc phục được những nhược điểm này, các nhà sản xuất laptop đã từng
bước cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và mong muốn rằng laptop sẽ ngày càng
được nhiều người tin dùng với những tính năng ưu việt của nó.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm laptop gắn liền với các thương
hiệu có uy tín như Apple, Vaio, Dell, Acer,...ngoài việc chú trọng vào các tính năng
của sản phẩm, mẫu mã,...thì giá cả là một yếu tố không kém phần quan trọng nên việc
khách hàng đưa ra lựa chọn một chiếc laptop phù hợp với mình sẽ gặp nhiều khó khăn
hơn. Khách hàng sẽ có sự so sánh giữa các hãng laptop cũng như có sự quan tâm đến
các chính sách hỗ trợ của các công ty. Từ đó doanh nghiệp sẽ tự đặt ra hàng loạt các
câu hỏi cho mình như nhu cầu về laptop của khách hàng hiện nay như thế nào, khách
hàng quan tâm đến các yếu tố nào của doanh nghiệp cũng như những tiêu chí về một
chiếc laptop phù hợp. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy sinh viên thuộc đối
tượng là khách hàng mục tiêu đối với hàng hoá laptop.Trong cuộc sống hiện đại này
thì việc tiếp cận thông tin không chỉ đòi hỏi đầy đủ, chính xác mà còn phải nhanh
chóng, kịp thời, việc giảng dạy không còn là đọc chép mà sinh viên tự học là chính. Để
giúp sinh viên hoàn thiện kĩ năng làm việc tập thể, trường ĐHKT Huế hướng sinh viên
vào việc làm bài tập theo nhóm ngay từ khi mới bước chân vào trường và laptop chính
là công cụ cần thiết, tiện dụng phục vụ tốt nhất cho việc học tập đó.
Từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu thấy được tính thực tế và việc nghiên cứu đề tài
là cấp thiết. Do đó, nhóm đã quyết định chọn đề tài: "Nghiên cứu về cầu laptop của
sinh viên khoá 44 trường ĐHKT Huế".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu:
- Cầu laptop của sinh viên khóa 44 của trường đại học kinh tế Huế hiện nay như thế
nào?
- Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến cầu laptop của sinh viên khóa 44 của Đại học
Kinh tế Huế?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến cầu laptop của sinh viên khóa 44 của Đại
học Kinh tế Huế như thế nào?
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu chung:
Khảo sát cầu laptop hiện nay của sinh viên khoá 44 trường ĐHKT Huế đồng thời xác
định được các yếu tố ảnh hưởng đến cầu laptop và mức độ ảnh hưởng của chúng đến
cầu laptop của sinh viên.
* Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng cầu laptop của sinh viên khóa 44 của đại học Kinh tế -Huế
Trang 1
Bài tập nhóm môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cầu laptop của sinh viên khóa 44 của Đại Học
Kinh tế - Huế
- Đề xuất một số giải pháp để cải thiện lượng cầu laptop trong thời gian tới.
1.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu:
- Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach Alpha: đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach Alpha. Tiêu chuẩn chọn thang đo là có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở
lên (Nnnally & Burnstein,1994). Và thang đo lường tốt là thang đo có độ tin cậy từ 0,8
trở lên đến gần 1.
- Kiểm tra sự phâm bố chuẩn: bằng cách vẽ biểu đồ cột liền với đường cong phân
phối chuẩn
Kiếm định 1: Kiểm định tỷ lệ tổng thể
Giả thuyết:
H0: Có 50% số sinh viên có dự định mua laptop
H1: Có ít hơn 50% số sinh viên có dự định mua laptop
Nếu sig(2-tailed) bé hơn 0,05 (bé hơn mức ý nghĩa Alpha): đủ bằng chứng thống kê để
bác bỏ giả thuyết H0, tức là có ít hơn 50% số sinh viên có dự định mua laptop. Ngược
lại, nếu sig(2-tailed) lớn hơn 0,05 (lớn hơn mức ý nghĩa Alpha): chưa đủ bằng chứng
thống kê để bác bỏ giả thuyết H0, tức là có 50% số sinh viên có dự định mua laptop
Kiếm định 2: Mối liên hệ giữa biến thực trạng sử dụng laptop và biến dự định
mua laptop.
Sử dụng kiểm định Chi-Square
Giả thuyết:
H0: Thực trạng sử dụng laptop độc lập với dự định mua laptop
H1: Thực trạng sử dụng laptop có mối liên hệ với dự định mua laptop
Kiểm định Chi-Square chỉ có ý nghĩa khi số quan sát đủ lớn (tỷ lệ các ô trong bảng
chéo có tần số bé hơn 5 phải nhỏ hơn hoặc bằng 20%) vì vậy trước hết ta phải kiếm tra
tỷ lệ này, nếu nhỏ hơn hoặc băng 20% thì ta tiếp tục đọc kết quả của kiểm định ChiSquare:
Nếu sig(2-tailed) bé hơn 0,05 (bé hơn mức ý nghĩa Alpha): đủ bằng chứng thống kê để
bác bỏ giả thuyết H0, tức là thực trạng sử dụng laptop có mối liên hệ với dự định mua
laptop. Ngược lại, nếu sig(2-tailed) lớn hơn 0,05 (lớn hơn mức ý nghĩa Alpha): chưa
đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0, tức là thực trạng sử dụng laptop độc
lập với dự định mua laptop
Kiểm định này không cho biết độ mạnh của mối liên hệ mà phải sử dụng các đại lượng
Cramer V, Hệ số liên hợp, Coefficient ò contingency…)
Kiểm định 3: Mối liên hệ giữa biến nhãn hiệu laptop dự định mua và biến mức
giá laptop dự định mua
Ta sử dụng kiểm định Chi-Square với
Giả thuyết:
H0: Nhãn hiệu laptop dự đinh mua độc lập với mức giá laptop dự định mua
H1: Nhãn hiệu laptop dự đinh mua có mối liên hệ với mức giá laptop dự định mua
Kiểm định Chi-Square chỉ có ý nghĩa khi số quan sát đủ lớn (tỷ lệ các ô trong bảng
chéo có tần số bé hơn 5 phải nhỏ hơn hoặc bằng 20%) vì vậy trước hết ta phải kiếm tra
tỷ lệ này, nếu nhỏ hơn hoặc băng 20% thì ta tiếp tục đọc kết qua của kiểm định ChiSquare:
Nếu sig(2-tailed) bé hơn 0,05 (bé hơn mức ý nghĩa Alpha): đủ bằng chứng thống kê để
bác bỏ giả thuyết H0, tức là nhãn hiệu laptop dự đinh mua có mối liên hệ với mức giá
laptop dự định mua. Ngược lại, nếu sig(2-tailed) lớn hơn 0,05 (lớn hơn mức ý nghĩa
Trang 2
Bài tập nhóm môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Alpha): chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0, tức là nhãn hiệu laptop
dự đinh mua độc lập với mức giá laptop dự định mua
Kiểm định này không cho biết độ mạnh của mối liên hệ mà phải sử dụng các đại lượng
Cramer V, Hệ số liên hợp, Coefficient ò contingency…)
Kiểm định 4: Kiếm định One Samples T-test thang đo mức độ quan trọng các
yếu tố về laptop:
Điều kiện để áp dụng kiểm định này là mẫu phải được chọn ngẫu nhiên, và mẫu đó
phải có phân phối chuẩn hoặc xấp xỉ chuẩn. Trước khi tiến hành kiểm định ta kiểm tra
các điều kiện này.
Giả thuyết:
H0: µ = Giá trị kiểm định
H1: µ # Giá trị kiểm định
Nếu Sig (2-tailed) <= 0,05: đủ bằng chứng thống kê bác bỏ giả thiết H0 với mức ý
nghĩa 5%, tức là không thể kết luận rằng yếu tố kiểm định là quan trọng đối với sinh
viên. Ngược lại, nếu Sig (2-tailed) >0,05 : chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả
thiết H0 với mức ý nghĩa 5%, tức là có thể kết luận rằng yếu tố kiểm định là quan trọng
đối với sinh viên.
Kiểm định 5: Kiếm định One Samples T-test thang đo mức độ quan trọng các
yếu tố về doanh nghiệp:
Điều kiện để áp dụng kiểm định này là mẫu phải được chọn ngẫu nhiên, và mẫu đó
phải có phân phối chuẩn hoặc xấp xỉ chuẩn. Trước khi tiến hành kiểm định ta kiểm tra
các điều kiện này.
Giả thuyết:
H0: µ = Giá trị kiểm định
H1: µ # Giá trị kiểm định
Nếu Sig (2-tailed) <= 0,05: đủ bằng chứng thống kê bác bỏ giả thiết H0 với mức ý
nghĩa 5%, tức là không thể kết luận rằng yếu tố kiểm định là quan trọng đối với sinh
viên. Ngược lại, nếu Sig (2-tailed) >0,05 : chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả
thiết H0 với mức ý nghĩa 5%, tức là có thể kết luận rằng yếu tố kiểm định là quan trọng
đối với sinh viên.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
+ Tổng thể nghiên cứu: Sinh viên chính quy khoá 44 học tập tại trường ĐH Kinh Tế
Huế có nhu cầu mua laptop đồng thời có khả năng chi trả cho nhu cầu đó.
+ Đối tượng nghiên cứu: cầu laptop của sinh viên khoá 44 trường ĐH Kinh Tế Huế.
+ Phạm vi thời gian: Từ ngày điều tra thử là ngày 25 tháng 4 năm 2011 đến ngày 17
tháng 5 năm 2011.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
1.4.1.1 Các thông tin cần thu thập:
- Thực trạng sử dụng laptop hiện nay.
- Lượng sinh viên có nhu cầu mua laptop và có khả năng chi trả cho nhu cầu đó.
- Mối quan hệ giữa thực trạng sủ dụng laptop và cầu laptop của sinh viên.
- Nhãn hiệu và mức giá laptop mà sinh viên dự định mua.
- Mối quan hệ giữa mức giá và nhãn hiệu laptop mà sinh viên dự định mua.
- Lý do mà sinh viên không có/có nhu cầu mua laptop.
- Mức giá mà sinh viên đồng ý chi trả cho chiếc laptop dự định mua.
- Mức độ quan trọng của các yếu tố của laptop/doanh nghiệp đối với sinh viên.
Trang 3
Bài tập nhóm môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
- Những ý kiến của sinh viên về xây dựng một số tiêu chí mà laptop và doanh
nghiệp cần có để gia tăng lượng cầu laptop.
1.4.1.2. Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng nghiên cứu mô tả kết hợp với nghiên cứu giải thích.
Nghiên cứu mô tả được thiết kế để cung cấp các thông tin về đối tượng điều tra như
sinh viên đã có laptop chưa?, loại laptop đang sử dụng là gì?, có ý định mua laptop
mới không? lý do mà sinh viên không có/có dự định laptop?, những ý kiến của sinh
viên về xây dựng một số tiêu chí mà laptop và doanh nghiệp cần có để gia tăng lượng
cầu laptop...
Nghiên cứu giải thích là được tiến hành nhằm chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến kiểm
định như mối quan hệ giữa thực trạng sử dụng laptop và cầu laptop, mối quan hệ giữa
mức giá và nhã hiệu laptop dự định mua của sinh viên; hoặc nhằm nỗ lực tìm kiếm
những lý do, nguyên nhân, mà nghiên cứu mô tả chỉ quan sát được.
1.4.1.3. Nguồn thông tin:
* Dữ liệu thứ cấp:
- Nguồn nội bộ:
Danh sách sinh viên khoá 44 trường ĐH Kinh Tế Huế từ phòng đào tạo trường ĐH
Kinh Tế Huế.
- Nguồn bên ngoài:
+ Khái niệm nhu cầu của Philip Kotler ( Quản trị marketing – Philip Kotler)
+ Quan điểm về nhu cầu, tháp nhu cầu của Abraham Maslow
+ Những tình trạng của nhu cầu có khả năng thanh toán (Quản trị marketing –
Philip Kotler)
+ Các khái niệm về lượng cầu, cầu, luật cầu; các yếu tố ảnh hưởng đến cầu (Kinh
tế vĩ mô – PGS.TS. Lê Thế Giới)
+ Các thông tin về laptop
+ Các thông tin về trường đại học Kinh tế Huế được lấy từ website chính của
trường (http://www.hce.edu.vn/ )
* Dữ liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập thông tin thông qua phát phiếu điều tra cho sinh
viên thuộc khoá 44 trường ĐH KT Huế.
- Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
Danh sách đơn vị tổng thể của K44 (N)là 1183 sinh viên.Sau khi xác định được cỡ
mẫu ta tính được số bảng hỏi phải phát ra(n) là 396.Hệ số k=N/n=1183/396=2.98~
3,lấy khoảng cách chọn mẫu k=3.Danh sách sinh viên được xếp theo thứ tự, ta chọn
ngẫu nhiên bất kì một sinh viên nào trong danh sách đó, cứ cách 3 sinh viên lại chọn
một sinh viên vào mẫu đến khi hết danh sách thì quay vòng lại đầu danh sách cho đến
khi chọn đủ 396 sinh viên vào mẫu thì dừng lại.
Lập danh sách mẫu và tiến hành phát bảng hỏi
- Xác định cỡ mẫu: xác định cỡ mẫu theo tỉ lệ:
p(1-p)Z
2
Dùng công thức: n =
e2
với z=1.96, e=5%.
Sau khi điều tra thử 50 mẫu, thu được 36 mẫu hợp lệ (tỷ lệ trả lời là 72%). Trong đó
có 15 mẫu là có nhu cầu mua laptop (có khả năng chi trả), còn lại 21 mẫu là không có
nhu cầu. Do đó, tính được p=0,42 q=0.58. Sử dụng công thức trên, ta tính được cỡ
mẫu là 375 sinh viên.
Với tổng thể điều tra: N= 1183. Sau khi hiệu chỉnh thu được cỡ mẫu là 285 sinh viên.
Trang 4
Bài tập nhóm môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Mặt khác tỷ lệ mẫu hợp lệ trong cuộc điều tra thử là 72% nên số bảng hỏi mà nhóm
phát ra là 396 bản.Thực tế số bảng hỏi hợp lệ mà nhóm thu được là 294.
- Cách điều tra: Phát bảng hỏi.
1.4.2 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu:
Sau khi thu thập xong các bảng hỏi, tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa dữ liệu rồi nhập dữ
liệu vào máy và làm sạch dữ liệu. Dữ liệu được nhập và chuyển sang các phần mềm
tương ứng để xử lý và phân tích. Ở đây sử dụng phương pháp thống kê mô tả và
phương pháp kiểm định giả thuyết thông kê, công cụ phân tích là sử dụng phần mềm
thống kê SPSS, Excel. Các số liệu sau khi được phân tích xong được trình bày dưới
dạng bảng số liệu và các đồ thị nhằm minh họa rõ ràng hơn cho kết quả nghiên cứu.
Dựa vào các kết quả thu được từ thống kê ta tiến hành tổng hợp lại và rút ra các kết
luận về cầu mua laptop của sinh viên khoá 44 trường ĐHKT Huế, cũng như các yếu tố
tác động đến cầu mua laptop để từ đó đưa ra những định hướng giúp doanh nghiệp tiếp
cận và thu hút được sinh viên đến với việc lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1 Một số khái niệm liên quan:
1.1.1 Khái niệm nhu cầu:
Theo Philip Kotler nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự
thỏa mãn cơ bản nào đó.
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu
cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs)
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ
thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu
không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ
sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng
ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu
này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị
xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao
này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các
nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...
Trang 5
Bài tập nhóm môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn,
nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể,
việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) -
muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân
hữu tin cậy.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn
trọng, kinh mến, được tin tưởng.
Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo,
được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công
nhận là thành đạt
1.1.2 Khái niệm lượng cầu (QD): là số lượng hàng hoá, dịch vụ cụ thể mà người mua
muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.3 Khái niệm cầu (D): Cầu của một hàng hóa là mối quan hệ toàn bộ giữa giá và
lượng cầu. Mối quan hệ này có thể được biểu thị thông qua đường cầu.
Hình minh họa về đường cầu
Trang 6