Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân trâu bò chết hàng loạt trong vụ đông - xuân tại một số tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Hưng Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 107 - 113
107
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TRÂU BÒ CHẾT
HÀNG LOẠT TRONG VỤ ĐÔNG - XUÂN TẠI MỘT SỐ TỈNH
THUỘC KHU VỰC TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Nguyễn Hưng Quang1*, Hà Thị Hảo
1
,
Trần Huê Viên1
, Mai Anh Khoa2
1
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
2Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn 3 tỉnh trung du miền núi phía Bắc đó là Bắc Kạn, Lạng
Sơn và Sơn La. Nội dung nghiên cứu bao gồm đánh giá thực trạng chăn nuôi, thực trạng trâu bò
chết hàng loạt trong vụ Đông - Xuân, và tìm hiểu nguyên nhân trâu bò chết hàng loạt trên địa bàn
nghiên cứu. Để xác định nguyên nhân gây chết, nghiên cứu vận dụng mô hình phương trình Binary
Logistic (Logit) để mô tả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là nguyên nhân dẫn tới việc trâu bò
chết hàng loạt. Kết quả cho thấy giai đoạn 2008-2011, tổng số trâu bò 3 tỉnh Lạng Sơn, Sơn La và
Bắc Kạn có xu hướng giảm dần qua các năm (tỉnh Lạng Sơn giảm 19,34%; tỉnh Bắc Kạn giảm
26,91%). Số lượng trâu bò chết hàng loạt trong vụ Đông Xuân tương đối lớn, số lượng chiếm từ 1
- 5% tổng đàn, cá biệt năm 2011 có địa phương chiếm tới 5,92% (Lạng Sơn). Trâu bò bị chết phần
lớn nằm trong độ tuổi dưới 12 tháng, chiếm từ 44,61 - 47,78%. Gây chết cho trâu bò vào vụ Đông
- Xuân gồm có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu đó là do thiếu thức ăn xanh, không dự trữ phụ phẩm
nông nghiệp; do thời tiết khắc nghiệt, rét đậm rét hại kéo dài; và do người dân chủ quan trong việc
chăm sóc trâu bò vụ Đông Xuân và sự kết hợp của các nguyên nhân trên (P<0,005).
Từ khóa: Trâu bò; Chết rét; Nguyên nhân; Miền núi; Mô hình tuyến tính.
MỞ ĐẦU
*
Việt Nam là một nước nông nghiệp, chính vì
vậy con trâu, con bò từ lâu đã gắn bó với
người nông dân. Trâu, bò ngoài cung cấp sức
kéo cho sản xuất nông nghiệp, còn cung cấp
nguồn thực phẩm là thịt, sữa và sừng cho
ngành mỹ nghệ (Preston và Leng, 1991).
Chính vì vậy, chăn nuôi đại gia súc luôn được
coi như một ngành nghề quan trọng đem lại
thu nhập cho nông hộ.
Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam có điều
kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát
triển chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên, theo số
liệu thống kê, số lượng trâu bò các tỉnh trong
khu vực miền núi phía Bắc trong giai đoạn
gần đây có xu hướng liên tục giảm (đàn trâu
giảm 7,44%, đàn bò giảm 12,87% trong 3
năm 2008 - 2011). Có nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng
trên. Một trong những nguyên nhân chính là
do trâu bò chết rét trong điều kiện bất lợi
*
Tel: 0985588164; Email: [email protected]
trong những năm gần đây (Đặng Xuân Bình
và cs, 2010). Theo Cục chăn nuôi, năm 2008
và 2010 là những năm trâu bò chết nhiều do
rét. Tại thời điểm 17/2/2008, tổng số các loại
trâu bò đã bị chết rét, chết đói trong đợt rét
đậm tại các tỉnh phía Bắc là 51.962 con, trong
đó chủ yếu là bê, nghé non (chiếm 75%); bò,
trâu già (25%).
Để đối phó với đặc điểm khí hậu thời tiết
ngày càng diễn biến phức tạp ở miền núi phía
Bắc như hiện nay thì cần có những giải pháp
cụ thể, thích hợp. Thường thì vào mùa đông
trời lạnh giá, sương muối, thức ăn khan hiếm
đã làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trâu bò.
Hơn nữa, một trong những nguyên nhân gây
chết là do dịch bệnh xảy ra vào đúng mùa
đông lạnh nhiều khi trâu bò vừa bị rét vừa
không đủ nguồn thức ăn dẫn đến tình trạng
trên. Chính vì vậy, việc xác định chính xác
những nguyên nhân và từ đó đưa ra các giải
pháp về quản lý, kỹ thuật để khắc phục tình
trạng trên là cần thiết và cấp bách.