Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk theo hướng bền vững
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
PHAN THỊ BÍCH THẢO
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Địa Lý
Khóa: 2018-2022
Người hướng dẫn: Th.S ĐOÀN THỊ THÔNG
Đà Nẵng, năm 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài khóa luận “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp phát triển du lịch huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững”, trước
hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Đoàn Thị
Thông, người trực tiếp hướng dẫn đề tài, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn chúng tôi
tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu,
giải quyết vấn đề… nhờ đó chúng tôi mới có thể hoàn thành đề tài của mình. Ngoài ra,
trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận được nhiều sự
quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, bạn bè và các bạn sinh viên. Tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, khoa Địa Lý, cùng các thầy cô đã
tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên
cạnh giúp đỡ tôi những lúc khó khăn và động viên chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Phan Thị Bích Thảo
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..........................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
5. Các quan điểm.........................................................................................................3
6. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................................4
7. Bố cục đề tài............................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG....................................................................................................................6
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................6
1.1.1. Một số quan niệm .........................................................................................6
1.1.2. Phát triển du lịch bền vững .........................................................................10
1.1.3. Đặc điểm phát triển du lịch bền vững.........................................................12
1.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. ..............................................13
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững .......................16
1.2. Một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển du lịch bền vững..................................18
1.2.1. Chỉ tiêu phát triển bền vững về kinh tế.......................................................19
1.2.2. Chỉ tiêu phát triển bền vững về tài nguyên - môi trường ...........................20
1.2.3. Chỉ tiêu phát triển bền vững về văn hoá - xã hội........................................21
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở trên thế giới và Việt Nam ......22
1.3.1. Trên thế giới................................................................................................22
1.3.2. Ở Việt Nam.................................................................................................23
Kết luận chương 1........................................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN BUÔN
ĐÔN TỈNH ĐẮK LẮK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG............................................26
2.1. Khái quát về huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ...............................................26
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên...................................................................26
2.1.2 Đặc điểm về Kinh tế - Văn hóa – Xã hội....................................................30
2.2 Các tài nguyên phát triển du lịch ...................................................................31
2.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn........................................................................32
2.2.2 Về cơ sở hạ tầng và cở sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch....................36
2.3 Thực trạng về phát triển du lịch huyện Buôn Đôn ........................................38
2.3.1 Thực trạng hoạt động du lịch ở huyện Buôn Đôn – Đắk Lắk ....................38
2.3.2 Các mô hình du lịch chủ yếu ở Buôn Đôn..................................................44
2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch huyện Buôn Đôn theo
hướng bền vững.......................................................................................................46
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN BUÔN
ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG...........................................49
3.1. Đánh giá, định hướng phát triển du lịch bền vững ở huyện Buôn Đôn.....49
3.1.1 Đánh giá các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu ở huyện Buôn Đôn
– tỉnh ĐắkLắk........................................................................................................49
3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch ở huyện Buôn Đôn –tỉnh Đăk Lăk..............52
3.1.3. Cơ sở cho việc định hướng .........................................................................52
3.1.4. Mục tiêu phát triển ngành du lịch ...............................................................53
3.1.5. Định hướng quy hoạch phát triển du lịch ...................................................53
3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk
Lắk theo hướng bền vững.......................................................................................54
3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế..........................................................................54
3.2.2. Nhóm giải pháp về xã hội...........................................................................60
3.2.3. Nhóm giải pháp về môi trường – tài nguyên..............................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................68
PHỤ LỤC .....................................................................................................................70
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Quan niệm về phát triển bền vững ..................................................................8
Hình 1.2: Phát triển Tài nguyên Du lịch bền vững........................................................10
Hình 2.1 Lược đồ hành chính huyện Buôn Đôn – Tỉnh Đắk Lắk ................................26
Biểu đồ 2.1.Tỷ trọng cơ cấu kinh tế của huyện Buôn Đôn giai đoạn 2015-2020 .........39
Biểu đồ 2.2. Hiện trạng khách du lịch đến Buôn Đôn...................................................39
Biểu đồ 2.3. Số ngày lưu trú của du khách đến Buôn Đôn giai đoạn 2015-2021 .........40
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ cơ cấu doanh thu du lịch huyện Buôn Đôn năm 2015-2019......41
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GNP : Gross National Product - Tổng sản phẩm quốc dân
GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
HDI : Human Development Index - chỉ số phát triển con người
HFI : Human Feedom Index - chỉ số tự do của con người
UNWTO : Tổ chức du lịch Thế giới
WCED : Hội nghị của Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED)
RIO : Hội nghị Thế giới của Liên hiệp quốc
CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật
NLNN : Nông lâm ngư nghiệp
CN-XD : Công nghiệp- Xây dựng
DV-DL-TM : Dịch vụ- Du lịch- Thương mại
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, du lịch
đang phát triển không ngừng. Đối với Việt Nam, du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu rất
lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo
ra mối quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng hình
ảnh Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, du lịch huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cũng đang có những
bước khởi sắc. Với đặc điểm địa lí của một vùng đất cao nguyên, quy tụ rất nhiều các
dân tộc và tài nguyên du lịch đa dạng, huyện Buôn Đôn được nhiều du khách trong và
ngoài nước biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn.
Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động du lịch chưa xứng đáng với tiềm năng vốn
có, môi trường tự nhiên đang bị xuống cấp, bản sắc văn hóa của các dân tộc phần nào
bị mai một. Đó là vấn đề bức xúc đang đặt ra cho ngành du lịch địa phương. Tài
nguyên du lịch của huyện Buôn Đôn là những gì, ngành du lịch của huyện Buôn Đôn
đang phát triển như thế nào, có thể phát triển theo xu hướng bền vững hay không và
chúng ta phải làm gì để du lịch huyện Buôn Đôn phát triển bền vững? Đề tài “ Nghiên
cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch huyện Buôn Đôn theo hướng bền
vững” sẽ trả lời các câu hỏi đó.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch huyện Buôn Đôn,
Tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài gồm:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch bền vững.
- Tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Buôn Đôn – Đắk Lắk.
- Hiện trạng phát triển du lịch bền vững ở Buôn Đôn- Đắk Lắk
- Định hướng phát triển du lịch ở Buôn Đôn- Đắk Lắk.
- Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch ở Buôn Đôn – Đắk
Lắk
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các hoạt động du lịch dưới góc độ phát triển du lịch bền vững tại
huyện Buôn Đôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du
2
lịch huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững.
Không gian: huyện Buôn Đôn – Đắk Lắk
Thời gian: từ năm 2015 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
❖ Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu
Khóa luận đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp tại Sở
Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, Phòng thống
kế huyện Buôn Đôn và UBND huyện Buôn Đôn.
Bên cạnh đó khóa luận còn khai thác những thông tin có liên quan du lịch từ các
sách chuyên ngành, các đề tài, công trình nghiên cứu, báo cáo của huyện Buôn Đôn,…
và tham khảo trên mạng internet để tổng hợp thành những vấn đề, rút ra những kết
luận cần thiết phục vụ cho kết quả đề tài. Việc sử dụng phương pháp này thế hiện sự
kế thừa cần thiết các tri thức đã có để thực hiện đề tài.
❖ Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
Việc vận dụng phương pháp phân tích hệ thống trong nghiên cứu đề tài cho phép
đánh giá chính xác các điều kiện phát triển du lịch trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố
chủ yếu như tài nguyên du licḥ, cơ sở vât chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực
du lịch,… và đánh giá đúng thực trạng khai thác tài nguyên du lịch cũng như mối quan
hệ qua lại giữa các phân hệ trong hệ thống lãnh thổ.
❖ Phương pháp khảo sát thực tế
Các thông tin thu được nhờ việc khảo sát tại các buôn điển hình như Buôn Niêng,
buôn Trí, Buôn Tul và khu du lịch Cầu treo, Sinh thái và Spa Buôn Đôn. Lượng thông
tin thu thập đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao và điều kiện kiểm chứng những
thông tin tham khảo được từ nguồn tư liệu thứ cấp. Phương pháp này nhận định chính
xác hơn về các điều kiện phát triển cũng như có cơ sở thực tiễn để đề xuất những định
hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn nghiên cứu.
❖ Phương pháp điều tra xã hội học
Đã tiến hành phỏng vấn và phát phiếu điều tra đối với hai đối tượng là khách du
lịch và người dân địa phương để tìm hiểu nhu cầu của du khách, nắm bắt được sở
thích, thị hiếu của du khách và tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng địa phương.
❖ Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch như các nhà quản lý,
hãng lữ hành trên địa bàn huyện Buôn Đôn, Sở Văn hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh
Đắk Lắk, những định hướng phát triển và giải pháp khắc phục những hạn chế và khó
khăn của du lịch ở Buôn Đôn.