Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Thực Trạng Khai Thác Sử Dụng Và Phát Triển Lâm Sản Ngoài Gỗ Tại Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Cát Tiên
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
3.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1994

Nghiên Cứu Thực Trạng Khai Thác Sử Dụng Và Phát Triển Lâm Sản Ngoài Gỗ Tại Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Cát Tiên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Lâm Đồng, ngày 20 tháng 11 năm 2018

Người cam đoan

Đinh Quốc Huy

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm Nghiệp theo

chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 24B, giai đoạn 2016 -

2018.

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được

sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau Đại

Học trường Đại học Lâm Nghiệp cũng như các đồng chí cán bộ đang làm

việc, người dân sống tại 2 xã Tiên Hoàng và Đồng Nai Thượng. Nhân dịp

này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó.

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Đinh

Quang Tuyến - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn tận tình

giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt

đẹp cho tác giả trong suốt thời gian công tác, học tập cũng như trong thời

gian thực hiện luận văn.

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và

người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian

học tập và hoàn thành luận văn.

Lâm Đồng, tháng 11 năm 2018

Tác giả

Đinh Quốc Huy

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................i

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................ii

MỤC LỤC ...................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT...................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................viii

ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 4

1.1. Trên thế giới........................................................................................... 4

1.1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ........................................................... 4

1.1.2. Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới.......................................... 5

1.2. Ở trong nước .......................................................................................... 9

1.2.1. Các khái niệm về lâm sản ngoài gỗ .................................................... 9

1.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam ........ 11

1.2.3. Các chính sách về LSNG ở Việt Nam.............................................. 15

1.2.4. Những nghiên cứu LSNG ở Việt Nam............................................. 20

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu............................................................. 25

1.3.1 Tổng quan về Vườn Quốc Gia Cát Tiên............................................ 25

1.3.1.1. Diện tích......................................................................................... 25

1.3.1.2. Phạm vi ranh giới........................................................................... 27

1.3.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 27

1.3.2.1. Khí hậu - nhiệt độ .......................................................................... 27

1.3.2.2. Địa hình , thổ nhưỡng .................................................................... 28

1.3.2.3. Thủy văn ........................................................................................ 29

1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 29

1.3.4 Điều kiện về tài nguyên đa dạng sinh học ......................................... 30

iv

1.3.4.1 Hệ thực vật...................................................................................... 30

1.3.4.2 Hệ động vật..................................................................................... 31

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU............................................................................................ 33

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 33

2.1.1. Mục tiêu tổng quát. ........................................................................... 33

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 33

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 33

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 33

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 33

2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 34

2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 34

2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu ............................... 34

2.4.1.1. Quan điểm nghiên cứu................................................................... 34

2.4.1.2. Cách tiếp cận của đề tài ................................................................. 35

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 35

2.4.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp............................................................ 35

2.4.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp: ............................................................. 35

2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin........................................ 38

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 41

3.1. Tính đa dạng và hiện trạng phân bố nguồn LSNG trong khu vực

nghiên cứu................................................................................................... 41

3.1.1. Xác định tính đa dạng về thành phần loài của các nhóm cây LSNG41

3.1.2. Đa dạng về công dụng của các loài thực vật LSNG......................... 44

3.1.3. Hiện trạng phân bố một số loài LSNG trong tự nhiên...................... 46

3.2. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn LSNG..................................... 48

3.2.1. Tình hình khai thác nguồn LSNG trong khu vực nghiên cứu .......... 48

v

3.2.2. Tình hình sử dụng một số loài LSNG............................................... 52

3.2.2.1. Nhóm cây thuốc ............................................................................. 52

3.2.2.2. Nhóm cây ăn được ......................................................................... 54

3.2.2.3. Nhóm cây cho sợi, vật liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ .................. 55

3.2.2.4. Nhóm cây cho tinh dầu, dầu nhựa, tanin và màu nhuộm .............. 57

3.2.2.5. Nhóm cây làm cảnh và cho bóng mát............................................ 58

3.2.2.6. Cây có công dụng khác.................................................................. 59

3.3. Thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân trong gây

trồng một số loại LSNG.............................................................................. 59

3.3.1 Thực trạng gây trồng một số loại LSNG trong khu vực nghiên cứu. 59

3.3.2 Những kiến thức, kinh nghiệm gây trồng một số loại LSNG........... 63

3.4 Thị trường và tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG....................... 66

3.4.1 Thị trường LSNG ở Khu vực nghiên cứu.......................................... 66

3.4.2 Tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG.......................................... 74

3.4.3 Khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thực vật cho LSNG...... 76

3.5. Các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn Lâm sản ngoài gỗ78

3.5.1. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, quản lý bảo vệ ....................... 79

3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật khai thác và sử dụng LSNG .......................... 79

3.5.3. Phát triển gây trồng tại chỗ một số loài LSNG tiềm năng................ 81

3.5.4. Giải pháp về giống và kỹ thuật gây trồng......................................... 82

3.5.5. Giải pháp về đầu tư và liên doanh – liên kết .................................... 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 85

1. Kết luận................................................................................................... 85

2. Kiến nghị................................................................................................. 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải từ viết tắt

LSNG : Lâm sản ngoài gỗ

IUCN : International Union for Conservation of Nature: and

Natural Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn

Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên)

FAO : Food and Agriculture Organization (tổ chức lương thực

và nông nghiệp)

VQG : Vườn Quốc gia

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Giá trị của rừng và LSNG ở một số quốc gia trên thế giới 8

Bảng 1.2 Chỉ tiêu khí hậu khu vực VQG Cát Tiên 27

Bảng 3.1 Số lượng loài, họ thực vật LSNG tại khu vực điều tra 41

Bảng 3.2 Những họ thực vật có số loài LSNG nhiều nhất trong khu vực 42

Bảng 3.3 Các nhóm LSNG theo công dụng 44

Bảng 3.4 Những thực vật LSNG có giá trị kinh tế trong khu vực 48

Bảng 3.5 Các loài song mây và tre nứa 56

Bảng 3.6 Các loài cây LSNG chủ yếu được gây trồng trong khu vực 60

Bảng 3.7 Thị trường và giá bán của một số loại LSNG tại địa phương 66

Bảng 3.8 Cho điểm của các loài được lựa chọn 75

Bảng 3.9 Phân tích SWOT về việc phát triển thực vật cho LSNG 76

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu Tên hình Trang

Hình 1.1 Bản đồ hiện trạng quy hoạch mở rộng VQG Cát Tiên năm 2017 26

Hình 1.2 Số loài động vật trong VQG Cát Tiên 31

Hình 2.1 Các bước nghiên cứu của đề tài 40

Hình 3.1 Kênh thị trường tiêu thụ một số sản phẩm LSNG 71

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Số hiệu Tên đồ thị Trang

Biểu đồ 3.1 Nhóm thực vật LSNG theo dạng sống 42

Biểu đồ 3.2 Nhóm họ thực vật LSNG có số loài nhiều nhất 43

Biểu đồ 3.3 Số lượng loài trong các nhóm LSNG theo công dụng 45

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:

Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống

con người, trong những năm trước đây, khi tài nguyên gỗ của rừng Việt Nam

còn nhiều, người dân chỉ tập trung khai thác gỗ, còn LSNG được coi như là

sản phẩm phụ của rừng, do doanh thu từ nguồn lâm sản này thấp hơn so với

gỗ. Nhưng hiện nay, do số lượng và chất lượng rừng đang bị suy giảm mạnh,

hơn nữa chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước đã làm cho nguồn cung cấp

gỗ ngày càng khan hiếm, điều này đã tác động mạnh đến thu nhập của người

dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng. Lúc này, hoạt động khai thác rừng

của người dân lại tập trung vào các loại LSNG. Nhu cầu sản phẩm này không

những ngày càng lớn đối với thị trường trong nước mà giá trị xuất khẩu của

chúng ngày một tăng. Ngoài ra, LSNG còn có vai trò xã hội lớn, chúng mang

lại công ăn việc làm cho hàng triệu người và góp phần tích cực trong chương

trình xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và miền núi. Do đó, cách nhìn

nhận về vai trò của nguồn tài nguyên LSNG ở Việt Nam đã thay đổi. LSNG

ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với sinh kế của người dân nông thôn,

đặc biệt là người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Cũng như các nước nhiệt đới khác, rừng nước ta có nguồn tài nguyên

lâm sản ngoài gỗ rất phong phú và đa dạng. Hiện tại LSNG đã được coi là

một nguồn tài nguyên quan trọng từ rừng, đem lại giá trị nhiều mặt cho đời

sống xã hội. Giá trị kinh tế - xã hội của các loài thực vật cho LSNG thể hiện ở

nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực thực phẩm, vật liệu xây

dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm đến giải quyết công ăn việc

làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét

đẹp văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt của người

dân, đặc biệt là những dân nghèo. Tuy nhiên, thông tin về các loài thực vật

2

cho LSNG có giá trị kinh tế cao còn rất tản mạn và ít ỏi, nên chưa phát huy

đầy đủ các chức năng có lợi của LSNG.

Phát triển LSNG đang được coi là một trong những giải pháp quan

trọng đảm bảo việc chia sẻ lợi ích từ rừng giữa nhà nước và người dân. Thực

tế cho thấy, hiện trạng tài nguyên LSNG ở các vùng núi nước ta đang ngày

càng suy giảm một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kể

trên là do thói quen khai thác và sử dụng với số lượng lớn LSNG của các

cộng đồng để phục vụ nhu cầu cuộc sống, canh tác nương rẫy thiếu qui hoạch,

và sự quản lý thiếu hiệu quả làm cho các loài LSNG ngày càng suy giảm

mạnh. Để LSNG đóng góp quan trọng vào sự phát triển miền núi hơn nữa,

cần tập trung nghiên cứu xác định các sản phẩm có khả năng mang lại thu nhập

kinh tế cũng như kĩ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng gắn với quản

lý rừng bền vững, đồng thời cần xây dựng và quảng bá những mô hình trình diễn

về cung cấp LSNG để người dân học tập và làm cơ sở chuyển giao công nghệ

phát triển LSNG.

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa

bàn 6 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo

Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí

Minh 150 km về phía bắc, được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13

tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam. Vườn Quốc gia Cát Tiên có tổng diện tích là 71.187,9 ha, trong đó,

39.544,8 ha thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, 27.260,3 ha thuộc địa phận tỉnh

Lâm Đồng và : 4.382,8 ha thuộc địa phận tỉnh Bình Phước [18]. Vườn Quốc

gia Cát Tiên là khu vực hiện bảo tồn được nhiều loại động, thực vật quý

hiếm; là vùng quan trọng để duy trì hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng, với

hệ sinh thái đa dạng: rừng thường xanh ẩm, đồng cỏ và ngập nước, khu vực

này có điều kiện khí hậu và đất đai rất thuận lợi cho phát triển các loại LSNG.

Tại Vườn Quốc gia Cát Tiên nói chung và tại 2 xã Tiên Hoàng, Đồng Nai

3

Thượng nói riêng các loài cây LSNG được đánh giá khá đa dạng về thành

phần loài và số lượng còn nhều. Nơi đây có nhiều loại LSNG có giá trị cao

như: Nấm Linh Chi, Hạt Ươi, Trà My Hoa Vàng, Mật nhân, Sâm Cau, Giảo

cổ lam, các loại Song mây.... Vùng đệm của khu rừng đặc dụng là nơi sinh

sống của đồng bào người Châu Mạ, với thói quen canh tác nương rẫy và sử

dụng LSNG thiếu hợp lý đang là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khan

hiếm dần các loại lâm sản quý trong tự nhiên. Vì vậy việc lôi kéo người dân

tham gia vào quản lý và phát triển LSNG nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho

cộng đồng, ổn định cuộc sống là giải pháp hữu hiệu vừa đáp ứng được mục

tiêu phát triển kinh tế - xã hội vừa góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản

lý tài nguyên rừng. Xuất phát từ lý do đó thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực

trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm Vườn

Quốc Gia Cát Tiên”. Là cần thiết góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại

nêu trên.

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới

1.1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ

LSNG được hiểu theo nhiều cách dựa vào định nghĩa của các nhà khoa

học đưa ra ở các thời điểm khác nhau:

Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ được đề cập chính thức vào năm 1989,

theo De.Beer (1989) đã quan niệm LSNG là “tất cả các vật liệu sinh học

khác gỗ mà chúng được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu tiêu

dùng của loài người. LSNG bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu,

nhựa cây, keo dán, chất đốt và các nguyên liệu thô, song, mây, nứa, trúc,

gỗ nhỏ và gỗ cho sợi…” [21].

Theo Wicken (1991): “LSNG bao gồm tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ

tròn công nghiệp), gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy, có thể lấy ra từ hệ sinh thái

tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia đình, mua bán hoặc có ý nghĩa tôn

giáo, văn hóa xã hội, việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn

thiên nhiên, quản lý vùng đệm thuộc về lãnh vực dịch vụ của rừng.”(Dẫn theo

Đặng Đình Bôi và cộng sự, 2002) [4].

Hội nghị lâm nghiệp do Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO)

triệu tập tháng 6 năm 1999 đã đưa ra và thông qua một khái niệm và định

nghĩa khác về LSNG “Lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest product) bao gồm

những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất

có cây rừng (wooded lands) và cây ở ngoài rừng” [25]. Với định nghĩa này,

LSNG bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ và củi và rộng hơn so với định nghĩa

trước. Trong tài liệu sách báo nước ngoài, hiện tại cả hai thuật ngữ NWFP và

NTFP vẫn được dùng. Song có tác giả, để hạn chế đối tượng nghiên cứu, đánh

giá giá trị kinh tế của LSNG, như Jenne H. De Beer thêm vào định nghĩa trên

một mệnh đề, thành một định nghĩa khác như sau: “LSNG bao gồm những

sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không phải gỗ được người ta khai thác từ

5

rừng để sử dụng” [22]. Có thể hiểu được rằng khái niệm hàm ý chỉ quan tâm

đến sản phẩm được khai thác để dùng. Thuật ngữ “đặc sản rừng” còn hẹp hơn,

và được hiểu là những cây, con LSNG có công dụng đặc biệt và đặc hữu của

Việt Nam. Vì khái niệm và định nghĩa LSNG có sự khác nhau như thế nên

việc vận dụng vào thực tế cũng có sự khác nhau.

Như vậy, việc định nghĩa cho rõ ràng thế nào là LSNG là vấn đề khó

khăn và không thể có một định nghĩa duy nhất đúng. Nó có thể thay đổi chút

ít phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, quan điểm và nhu cầu khác nhau

của các địa phương cũng như các thời điểm. Tuy nhiên qua các khái niệm trên

có thể đưa ra những cách nhìn chung về LSNG, và qua đó giúp chúng ta nhận

thức một cách đúng đắn về giá trị của nó.

1.1.2. Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới

Lâm sản ngoài gỗ có nhiều dạng khác nhau và rất có ích cho các hộ gia

đình ở vùng nông thôn nhiệt đới. Chúng có thể được phân loại như sau : Thực

vật có thể ăn được, động vật có thể ăn được, sản phẩm dược liệu, các sản

phẩm động thực vật không ăn được ( De.Beer&McDermott, 1998) [21]. Lâm

sản ngoài gỗ không chỉ thấy ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên mà còn được tìm

thấy ở các cấu trúc thực vật do con người tạo nên như vườn rừng và các đồn

điền.

Trên thế giới đã có một số khung phân loại lâm sản ngoài gỗ (LSNG)

khác nhau, có thể dựa vào dạng sống của các loài tạo ra sản phẩm như: nhóm

cây gỗ, cây bụi, cây thân thảo, dạng dây leo thân gỗ, dạng dây leo thân thảo,

có thể dựa vào các sản phẩm được cung cấp hoặc khai thác…Tại Hội thảo các

chuyên gia vùng về LSNG ở châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok

vào tháng 11/1991 đã đưa ra được khung phân loại LSNG gồm 6 nhóm như

sau:

– Nhóm 1. Các sản phẩm có sợi bao gồm: các loài cây tre, trúc, song,

mây, lá và thân cây có sợi và các loại cỏ;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!