Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐOÀN THỊ THẢO
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
TẠI XÃ TAM HẢI, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.01.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
Đà Nẵng – Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG- ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Mạnh Trinh
Phản biện 1: TS. Phạm Thị Kim Thoa
Phản biện 2:TS. Vũ Thị Bích Hậu
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Sinh
thái học họp tại Trường Đại học Sư phạm –ĐHĐN vào ngày 4 tháng 6 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN.
Phòng đọc Khoa Sinh Môi trường, ĐHSP.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đa dạng sinh học (ĐDSH) nói chung và các hệ sinh thái (HST) nói riêng là cơ sở quan trọng
đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc gia. Tuy nhiên trong những năm gần đây, trước sự
tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKH) và nước biển dâng, rừng ngập mặn đã và đang ngày
càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.[ 9] Việt Nam là nước được dự báo sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề
của BĐKH thì vấn đề bảo vệ ĐDSH cần được quan tâm hơn nữa. Muốn bảo vệ ĐDSH thì trước hết
cần phải bảo vệ HST vì càng nhiều lưới thức ăn thì độ đa dạng của HST càng cao.
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hoá, thời kỳ đang đẩy mạnh
phát triển nền kinh tế, đặc biệt là phát triển nhanh khu vực nông thôn.(Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần VIII -1996).Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược phát triển
đúng đắn, kết hợp với việc khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên có hiệu quả, trong đó có diện tích
mặt đất.
Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng có nhiều danh lam thắng cảnh, HST đa dạng, tạo
điều kiện cho phát triển du lịch. Tuy nhiên những lợi thế to lớn đó cùng với lượng khách đến tham
quan và lưu trú thuộc loại cao nhất nhì trong các tỉnh miền Trung vẫn không giúp cho ngành du lịch
phát triển. [18]
Vậy đâu là lời giải cho bài toán vừa phát triển du lịch, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân bản địa, lại vừa bảo tồn, phục hồi, phát triển được HST rừng ngập mặn tại khu vực đó. Chúng tôi
đã chọn xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam làm khu vực nghiên cứu để giải đáp bài toán
trên.
Nghiên cứu về HST rừng ngập mặn tại Tam Hải không phải là đề tài mới, đã có nhiều nghiên
cứu của tập thể và cá nhân về HST này, nhưng kết hợp giữa bảo tồn, phát triển HST rừng ngập mặn và
phát triển du lịch bền vững (DLBV) là vấn đề chưa được tìm hiểu.
Tam Hải nằm ở trục giữa nối giữa ba điểm du lịch đang rất phát triển là Hội An, Cù Lao Chàm
và đảo Lý Sơn, với HST được đặc trưng bởi quần xã thực vật rừng ngập mặn. Trong tương lai, khi
giao thông đường thủy nối liền Cù Lao Chàm - Lý Sơn thì chắc chắn lượng khách du lịch đến Tam Hải sẽ
rất đông. [18] Vì thế cần nghiên cứu để tìm ra giải pháp bảo vệ HST rừng ngập mặn tại xã Tam Hải, đồng
thời góp phần phát triển du lịch bền vững tại địa phương.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực
trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam và đề
xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được thực trạng cũng như các yếu tố tác động đến rừng ngập mặn tại xã Tam Hải,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Nam góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái trong bối cảnh biến đổi khí hậu
cũng như các tác động nhân sinh đến rừng ngập mặn.
2.2.Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng rừng ngập mặn tại xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam thông qua
nghiên cứu diện tích, phân bố, cấu trúc rừng ngập mặn.
Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng rừng ngập mặn tại xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam.
Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại xã Tam Hải, huyện Núi Thành tỉnh Quảng
Nam dựa trên việc bảo tồn, phục hồi rừng ngập mặn, chính quyền, nhân dân xã Tam Hải và khách du
lịch.
3. Bố cục đề tài
Đề tài gồm các phần sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan
- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
1.1.1. Sự phân bố của rừng ngập mặn trên thế giới và ở Việt Nam
a. Sự phân bố của rừng ngập mặn trên thế giới
Theo ông Achim Steiner, hiện có khoảng 150.000km2 RNM được tìm thấy tại 123 nước trên
thế giới.[ 34] Khu vực tập trung RNM lớn nhất trên thế giới là Indonesia chiếm 21%, Brazil có
khoảng 9% và Úc là 7%.
b. Sự phân bố của rừng ngập mặn ở Việt Nam
Nước ta có bờ biển kéo dài 3620 km với khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi
cho sự sinh trưởng, phát triển của CNM. Hầu hết các loài CNM phân bố chủ yếu ở vùng ven biển và ở
từng khu vực có những điểm đặc trưng riêng về địa hình, địa mạo nên có sự sai khác nhau về số lượng,
thành phần loài CNM.
1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố rừng ngập mặn
Nhìn chung, RNM chịu sự chi phối của nhiều nhân tố: nhiệt độ không khí, lượng mưa, chế độ
gió, ánh sáng, mây, chế độ thủy văn, thể nền, địa hình và nhân tố sinh học. Trong đó nhân tố sinh học
tác động đến RNM rất lớn. Thành phần sinh học trong các bãi lầy cửa sông, ven biển đã góp phần
đáng kể trong việc hình thành và phân bố RNM.
Trong các nhân tố sinh thái thì khí hậu, thủy triều, độ mặn và đất đóng vai trò quyết định
đến sự sinh trưởng và phân bố của thảm thực vật RNM.
1.1.3. Vai trò của rừng ngập mặn
a. Vai trò của rừng ngập mặn đối với tự nhiên
b. Vai trò của rừng ngập mặn đối với con người
1.1.4. Tình hình khai thác rừng ngập mặn trên thế giới và ở Việt Nam
a. Tình hình khai thác rừng ngập mặn trên thế giới
b. Tình hình khai thác rừng ngập mặn ở Việt Nam
1.1.5. Tình hình nghiên cứu rừng ngập mặn trên thế giới và ở Việt Nam
a. Tình hình nghiên cứu rừng ngập mặn trên thế giới
b. Tình hình nghiên cứu rừng ngập mặn ở Việt Nam
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ TAM HẢI, HUYỆN NÚI THÀNH
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên xã Tam Hải, huyện Núi Thành
a. Vị trí địa lý
Tam Hải là một xã đảo được bao bọc bởi bốn bề sông nước, nằm về phía Đông của huyện Núi
Thành, cách trung tâm hành chính huyện Núi Thành khoảng 12 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã là
1.560,7 ha với 7 thôn. Trong đó có 5 thôn đất liền và 2 thôn ốc đảo.
a. Địa hình
Xung quanh bao bọc bởi biển Đông và sông Trường Giang, cao độ tự nhiên trung bình là
4,20m, cao nhất là 38,40m tại núi Bàn Than và thấp nhất là 0,15m.
b. Địa chất
Khu vực nghiên cứu có hai hệ địa tầng:
Hệ tầng đá biến chất Cambri sớm và hệ tầng đá phun trào bazan và đá trầm tích núi lửa
Pliocen – Pleixtocen hạ (Theo bản đồ Địa chất Việt Nam, Phần lục địa, tỉ lệ 1:500.000 do Trần Đức
Lương, Nguyễn Xuân Bao, chủ biên, 1986).
c. Khí hậu
Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các chỉ số khí hậu thời tiết rất phù hợp
cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi; tuy nhiên lượng mưa, lượng nhiệt phân
bố không đồng đều theo mùa gây ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt của nhân dân,
cụ thể như sau:
e. Thủy văn
Qua kết quả phỏng vấn, một tháng tại Tam Hải có hai con nước: giữa tháng cạn, cuối tháng thì
nước lớn.
Vào tháng 2, 8 âm lịch hằng năm thường có ba con nước: buổi sáng nước thường lên, đến trưa
thì vơi dần và chiều lại lớn lên lại.
1.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của xã Tam Hải
Xã Tam Hải có diện tích 15,03 km2
, dân số là 8125 người, mật độ dân số đạt 500 người/km2.
[18] Cuộc sống người dân ở xã đảo này chủ yếu dựa vào biển, tập trung vào các ngành nghề đánh bắt
và kinh doanh đồ biển là chính. Vị trí địa lý và phương tiện đi lại còn khá hạn chế nên khả năng phát
triển kinh tế còn nhiều khó khăn. Hiện nay người dân trong xã còn phải dùng phà để di chuyển giữa
đảo và đất liền, vì thế mà tiềm năng về kinh tế và du lịch còn ít được biết đến. Ngoài khó khăn về khía
cạnh kinh tế, Tam Hải còn thiếu nơi xử lý rác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường khu vực này.
Xã Tam Hải có các loại hình hoạt động kinh tế bao gồm khai thác thủy sản ven bờ và xa bờ,
nuôi trồng thủy sản, trồng trọt (trồng rừng và trồng các loại cây ăn quả, cây cảnh có giá trị cao) và
chăn nuôi gia súc với quy mô nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Đất Tam Hải chủ yếu là đất cát trứng bạc màu, được bồi tích bởi quá trình rửa chảy, xói lở, bồi
lắng của các dòng hải lưu, tổng diện tích đất tự nhiên là 1.560,7 ha, trong đó:Diện tích đất nông
nghiệp: 87,65 ha; Diện tích đất lâm nghiệp: 212,7 ha; Diện tích mặt nước: 829,3 ha; Diện tích đang
phát triển du lịch: 9,07 ha; Diện tích nuôi trồng thủy sản: 138 ha; Diện tích đất chưa sử dụng: 283,98
ha. [30]
Toàn xã có 21,4 km đường giao thông, bao gồm đường xã, đường thôn, giao thông nông thôn cụ
thể như sau: Trục đường xã có 7,4 km đã bê tông hóa đạt tiêu chuẩn; trục đường thôn xóm dài 14 km,
rộng trung bình 2 – 4m, đã được bê tông hóa 11km, còn 3km chưa bê tông hóa nhưng đã được cứng
hóa bằng đá cấp phối, đạt 78,57%.
1.3. DU LỊCH BỀN VỮNG
1.3.1. Phát triển bền vững (PTBV)
PTBV được hình thành trong sự hòa nhập, đan xen và thỏa hiệp của 03 hệ thống tương tác là hệ
tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa xã hội. [1]
Theo quan điểm này, PTBV là sự tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của 03 hệ thống nói
trên. Như vậy, PTBV không cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy
thoái, tàn phá đối với hệ khác.
1.3.2. Khái quát lịch sử phát triển du lịch bền vững trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.3. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững trên thế giới và ở Việt
Nam
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Người dân sinh sống, người khai thác và kinh doanh các sản phẩm từ rừng ngập mặn, cán bộ
quản lý, đại diện chính quyền địa phương.
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã Tam Hải.
Tìm hiểu, điều tra về các loại hình kinh tế, loại hình khai thác hệ sinh thái rừng ngập mặn, các
công trình giao thông, công trình xây dựng tại xã Tam Hải.
Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại xã Tam Hải.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Cách tiếp cận
Đề tài đã chọn 3 cách cơ bản để tiếp cận để giải quyết vấn đề: tài liệu, thực địa, cộng đồng.
2.4.2. Các phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập dữ liệu
*Thu thập dữ liệu thứ cấp: được thu thập qua các tài liệu, các báo cáo khoa học, các công
trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến RNM và quá trình khai thác, sử dụng cũng như những tác
động đến HST RNM tại xã Tam Hải (tại phần danh mục tài liệu tham khảo)
*Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp là các thông tin, số liệu thu thập được trong quá trình triển khai nghiên cứu, đi
thực tế, thu thập thông tin, số liệu từ cộng đồng địa phương, các cán bộ quản lý của chính quyền địa
phương và các ban ngành liên quan tại Tam Hải, cụ thể:
Đề tài đã chọn các phương pháp thu thập khác nhau để thu thập nguồn “tri thức địa phương”.
*Điều tra bằng bảng hỏi (phiếu điều tra)
Bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin, tri thức địa phương.
Quy mô mẫu khảo sát trong điều tra được áp dụng theo công thức sau:
N
n =
1 + N e2
(Nguồn: Nancy J. Helen F. Clair E, 2004, trích bởi Chu Mạnh Trinh, 2012)
N: số thành viên tham gia khai thác trực tiếp hoặc là những người có liên quan đến việc khai thác, sử
dụng và quản lý RNM.
e: là độ sai số, độ sai số được tính bằng % của sai số của số gốc. Như vậy e có thể diễn biến từ 10%,
20%, 30%, 40%.
Đề tài sử dụng 02 mẫu phiếu điều tra cho hai nhóm đối tượng khác nhau:
- Phiếu điều tra 1: tham vấn các đối tượng khai thác trực tiếp RNM, số lượng phiếu điều tra được tính
toán:
n1 = 90/(1+90*(0.1)2
)=47,3
(Đề tài sử dụng 47 phiếu)
- Phiếu điều tra 2: thu thập tri thức địa phương về kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch tại xã Tam
Hải. Số lượng phiếu điều tra được tính toán:
n2 = 46/(1+46*(0.1)2
)=31.5
(Đề tài sử dụng 32 phiếu)
* Phỏng vấn sâu: đề tài chọn các nông dân, người buôn bán, làm dịch vụ có kinh nghiệm, thâm
niên nghề nghiệp và có hiểu biết sâu về các đối tượng nghiên cứu và lãnh đạo các tổ chức có liên quan
để phỏng vấn sâu, thảo luận các vấn đề có liên quan.
b. Phương pháp khảo sát thực địa
Đi bộ dọc theo tuyến từ thôn Bốn sang thôn Sáu để đánh giá cảnh quan HST RNM, dùng
phương pháp quan sát, ghi chép.
Đi bộ dọc theo các tuyến đường của xã, vào nhà dân để khảo sát tình hình kinh tế - xã hội tại xã
Tam Hải.
* Hình dạng ÔTC
Ô nghiên cứu hình vuông. Hình dạng ô tiêu chuẩn là ô vuông. Ô tiêu chuẩn (ÔTC) được lấy với
kích thước 100 m2
(10m x 10m), việc đếm cây được thực hiện trong từng ÔTC. Khối lượng khảo sát
được thực hiện theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 21 tháng 01 năm 2005 của Bộ NN &
PTNT về việc ban hành quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc
rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên và Quyết định số 59/2007/QĐ-BNN
ngày 19 tháng 6 năm 2007 của Bộ NN &PTNT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định nghiệm
thu trồng rừng, nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiền tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo
vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Với diện tích rừng ngập mặn của xã Tam Hải, huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam khoảng hơn 20 ha được bố trí 20 ÔTC tại hai thôn: thôn Bốn và thôn
Sáu.
* Diện tích (kích thước) ÔTC
Ở mỗi thôn chọn 10 ÔTC, các ÔTC được bố trí dọc theo tuyến từ mép nước mặn đi vào phía
trong.
Kích thước mỗi ÔTC là 100m2
(10m x 10m)
Kết hợp điều tra theo tuyến và điều tra ÔTC để thu thập các số liệu sau:
- Thành phần loài.
- Mật độ: đếm số cây trong mỗi ÔTC rồi tính ra số cây/ha.
- Tần số gặp được tính theo công thức của Nguyễn Nghĩa Thìn: tần số gặp (%) = (số ô tìm thấy
loài/tổng số ô nghiên cứu) x 100
* Phương pháp đánh giá độ đa dạng loài
- Chỉ số đa dạng sinh học
H’ =
Trong đó: H’ – chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon – Weiner,
ni – số lượng cá thể của loài thứ i
N – tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trên hiện trường.
- Chỉ số Simpson
D =
Trong đó: D –chỉ số Simpson,
ni – số lượng cá thể của loài thứ i
N – tổng số số lượng cá thể
c. Phương pháp PRA
PRA (participatory rural appraisal) là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của
người dân, điểm mấu chốt của phương pháp này là sự tham gia của người dân trong suốt quá trình tiến
hành nghiên cứu.Phương pháp PRA là một phương pháp rất linh hoạt, ứng dụng được trong nhiều
nghiên cứu khác nhau. Nguyên tắc tiến hành của phương pháp PRA trước khi đi điều tra thu thập
thông tin, số liệu là cần xác định rõ các vấn đề thu thập là gì, thông tin cần thu thập, sử dụng phương
pháp gì để tiến hành và ai cung cấp thông tin đó. Áp dụng phương pháp PRA người nghiên cứu có thể
hệ thống được các vấn đề nghiên cứu rõ ràng khi triển khai các mục tiêu nghiên cứu trên nguyên tắc
tiết kiệm được thời gian và chi phí. Phương pháp PRA gồm nhiều công cụ khác nhau, tùy theo từng
mục tiêu nghiên cứu mà ta lựa chọn để sử dụng.
Các cộng tác viên là những người dân trong tại xã Tam Hải.
Công cụ: sử dụng phỏng vấn dùng câu hỏi mở phỏng vấn bán cấu trúc và xây dựng phiếu điều
tra. (Phiếu điều tra và phiếu phỏng vấn ở phụ lục)
Đối tượng: người dân ở xã Tam Hải, chủ yếu ở thôn Bốn và thôn Sáu, người khai thác và kinh
doanh các sản phẩm từ RNM, cán bộ quản lý, đại diện chính quyền địa phương.
Thực hiện 04 cuộc phỏng vấn từ tháng 4 – 8/2016, số người được phỏng vấn là 80 người (danh
dách người dân được phỏng vấn tại phụ lục)
d. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi thông tin với các chuyện gia để kiểm chứng và hiệu chỉnh thông tin.
e. Phương pháp mô hình DPSIR
Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa:
- Động lực trực tiếp hoặc gián tiếp (D - Driving forces ): Ví dụ: sự gia tăng dân số,xây nhà, làm
đường,…
- Áp lực do con người gây ra (P- Pressures): Ví dụ: khai thác quá mức, khai thác hủy diệt. Các
quy trình đang đóng vai trò như thế nào?
- Hiện trạng tài nguyên (S -State of the Environment ): tình trạng tốt, cạn kiệt,…của các tài
nguyên.Vấn đề đang diễn biến như thế nào?
- Tác động (I- Impacts) của sự thay đổi hiện trạng tài nguyên: Ví dụ: tác động lên HST, kinh tế,
sự phát triển... Các tác động đang diễn biến như thế nào?
- Phản hồi (R- Response) từ cộng đồng, xã hội với những tác động không mong muốn: Ví dụ:
Các hoạt động của cộng đồng nhằm bảo vệ RNM... tính hiệu quả của các đáp ứng,...
f. Phương pháp xác định cây vấn đề
Phương pháp phân tích vấn đề được thực hiện qua việc xây dựng cây vấn đề. Sở dĩ gọi là “cây
vấn đề” bởi vấn đề đã nhận diện (còn gọi là vấn đề cốt lõi) được phân tích dưới hình thức của một cái
“cây”. Cây vấn đề minh họa cấu trúc của vấn đề cốt lõi và các “nguyên nhân”, “hậu quả” của nó. Phần
rễ cây minh họa các nguyên nhân và phần cành cây minh họa các hậu quả. Một vấn đề được thể hiện
trong cây vấn đề là một trong các nguyên nhân của vấn đề đặt ở tầng trên cũng như là hậu quả của vấn
đề được đặt ở tầng dưới. Các nguyên nhân và hậu quả được xác định qua việc trả lời cặp câu hỏi - trả
lời: “Tại sao - Vì” cho mỗi vấn đề trong cây vấn đề. Như vậy, một cây vấn đề sẽ có các vấn đề được
sắp xếp theo trật tự trên dưới và gắn bó với nhau theo trình tự logic hết sức chặt chẽ nhằm mục đích
xác lập một cái nhìn tổng thể về vấn đề thông qua liên kết các vấn đề với nhau thành “cây vấn đề”.
g. Các công cụ hỗ trợ khác để tổng hợp và xử lý số liệu
Quan sát, mô tả, so sánh và thống kê các số liệu thô về tình hình kinh tế - xã hội tại Tam Hải
liên quan đến RNM. Sử dụng máy ảnh chụp ảnh thực địa, máy tính có phần mềm Excell để phục vụ
cho công tác nghiên cứu, phân tích và xử lý số liệu, hình ảnh,...