Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Thực Trạng Đề Xuất Các Giải Pháp Phát Triển Và Quản Lý Rừng Phòng Hộ Bền Vững Tại Huyện Mường Chà Tỉnh Điện Biên
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1085

Nghiên Cứu Thực Trạng Đề Xuất Các Giải Pháp Phát Triển Và Quản Lý Rừng Phòng Hộ Bền Vững Tại Huyện Mường Chà Tỉnh Điện Biên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN QUỐC THẮNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT CÁC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỪNG

PHÒNG HỘ BỀN VỮNG TẠI HUYỆN MƯỜNG

CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. CAO THỊ THU HIỀN

Hà Nội, 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công

trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, tháng 04 năm 2020

Người cam đoan

Nguyễn Quốc Thắng

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm

nghiệp, tôi luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường,

các cơ quan và bạn bè đồng nghiệp.

Nhân dịp này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo

Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường

Chà, tỉnh Điện Biên nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi trong quá

trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt cho tôi bày tỏ lòng biết ơn

chân thành và sâu sắc tới TS. Cao Đình Sơn và TS. Cao Thị Thu Hiền,

người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt quá

trình học tập và thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, các bạn đồng

nghiệp gần xa và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi

hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã rất cố gắng trong việc thực hiện luận văn. Tuy nhiên, trong

khuôn khổ thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn mới thực hiện

nghiên cứu được thực trạng của một số trạng thái rừng để đề xuất các giải

pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại huyện Mường Chà,

tỉnh Điện Biên. Trong quá trình thực hiện, luận văn không tránh khỏi những

thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy

giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để luận văn được

hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 04 năm 2020

Tác giả

Nguyễn Quốc Thắng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... ii

MỤC LỤC........................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................ viii

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................3

1.1. Trên thế giới................................................................................................3

1.1.1. Nghiên cứu đánh giá các mô hình rừng phòng hộ vùng đồi núi .........3

1.1.2. Nghiên cứu các giải pháp quản lý và phát triển rừng nói chung và

rừng phòng hộ nói riêng ................................................................................4

1.2. Ở Việt Nam.................................................................................................5

1.2.1. Các công trình nghiên cứu rừng phòng hộ ở Việt Nam ......................5

1.2.2. Nghiên cứu về phân loại và chức năng rừng phòng hộ.......................7

1.2.3. Nghiên cứu các giải pháp quản lý và phát triển rừng phòng hộ.........8

1.3. Thảo luận.....................................................................................................9

Chương 2. MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU....................................................................................................11

2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................11

2.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................11

2.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu........................................................11

2.2.2. Phạm vi về không gian.......................................................................11

2.2.3. Phạm vi về thời gian ..........................................................................11

2.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................11

2.3.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................11

2.3.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................11

2.4. Nội dung nghiên cứu.................................................................................12

iv

2.4.1. Hiện trạng rừng phòng hộ của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên..12

2.4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ huyện Mường

Chà, tỉnh Điện Biên .....................................................................................12

2.4.3. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý rừng phòng hộ

huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên ..............................................................12

2.4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển rừng phòng hộ bền vững

tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.........................................................12

2.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................12

2.5.1. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu .........................................12

2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................13

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC

NGHIÊN CỨU....................................................................................................18

3.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................18

3.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................18

3.1.2. Địa hình .............................................................................................18

3.1.3. Khí hậu - thuỷ văn..............................................................................19

3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng.........................................................................21

3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất......................................................................23

3.1.6. Hiện trạng tài nguyên rừng ...............................................................25

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................25

3.2.1. Dân tộc, dân số, lao động..................................................................25

3.2.2. Thực trạng kinh tế..............................................................................26

3.2.3. Thực trạng cơ cở hạ tầng và phúc lợi xã hội.....................................28

3.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu

vực nghiên cứu.................................................................................................30

3.3.1. Thuận lợi............................................................................................30

3.3.2. Khó khăn............................................................................................31

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................33

4.1. Hiện trạng rừng phòng hộ của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên..........33

v

4.1.1. Hiện trạng rừng huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.........................33

4.1.2. Hiện trạng rừng phòng hộ huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.........37

4.1.3. Phân chia rừng phòng hộ theo 2 cấp là rất xung yếu và xung yếu ...39

4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ huyện Mường Chà,

tỉnh Điện Biên ..................................................................................................42

4.2.1. Một số chỉ tiêu về nhân tố điều tra lâm phần ....................................42

4.2.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo chỉ số độ quan trọng ...............48

4.2.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính ....................................61

4.2.4. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao.......................................64

4.2.5. Độ tàn che..........................................................................................67

4.3. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý rừng phòng hộ huyện

Mường Chà, tỉnh Điện Biên.............................................................................68

4.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các cấp về rừng phòng hộ huyện

Mường Chà ..................................................................................................68

4.3.2. Các chính sách trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ

huyện Mường Chà........................................................................................68

4.3.3. Phân tích sự ảnh hưởng của các bên liên quan đến quản lý, bảo vệ và

phát triển rừng phòng hộ huyện Mường Chà..............................................69

4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển rừng phòng hộ bền vững tại

huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên..................................................................82

4.4.1. Các giải pháp chung nhằm quản lý bền vững rừng phòng hộ ..........82

4.4.2. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch, giao đất giao rừng.....................83

4.4.3. Giải pháp về giống cây trồng ............................................................83

4.4.4. Giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ.......................................84

4.4.5. Giải pháp về cơ chế chính sách.........................................................86

4.4.6. Giải pháp tổ chức quản lý .................................................................87

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ..............................................................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................91

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

D1.3: Đường kính thân cây tại vị trí 1.3m

∑G/ha: Tổng tiết diện ngang thân cây/hec ta

HVN: Chiều cao vút ngọn của cây

HVN – D1.3: Tương quan giữa chiều cao vút ngon với đường kính ngang ngực

EX: Độ nhọn phân bố

SK: Độ lệch phân bố

IV%: Chỉ số quan trọng (Important Value Index)

M/ha: Trữ lượng/hec ta

N: Mật độ cây/ha

N/D1.3: Phân bố số cây theo cỡ đường kính

N/HVN: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao

R

2

: Hệ số xác định

CTTT: Công thức tổ thành

ODB: Ô dạng bản

OTC: Ô tiêu chuẩn

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất.................................................................... 23

Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng của huyện

Mường Chà, tỉnh Điện Biên............................................................................ 35

Bảng 4.2. Diện tích rừng theo nguồn gốc và theo mục đích sử dụng của huyện

Mường Chà...................................................................................................... 38

Bảng 4.3. Kết quả thống kê một số chỉ tiêu về một số nhân tố điều tra lâm

phần của rừng phòng hộ.................................................................................. 43

Bảng 4.4. Kết quả thống kê một số chỉ tiêu về một số nhân tố điều tra lâm

phần của rừng phòng hộ cấp xung yếu ........................................................... 46

Bảng 4.5. Tổ thành loài tầng cây cao theo chỉ số IV% trong các OTC của rừng

phòng hộ cấp rất xung yếu .............................................................................. 48

Bảng 4.6. Tổ thành loài tầng cây cao theo chỉ số IV% trong các OTC của

rừng phòng hộ cấp rất xung yếu...................................................................... 55

Bảng 4.7. Độ tàn che của rừng phòng hộ cấp rất xung yếu và cấp xung yếu... 67

Bảng 4.8. Phân tích SWOT trong công tác QLBVR của BQLRPH trên địa bàn

......................................................................................................................... 81

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Hiện trạng 3 loại rừng của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên...... 34

Hình 4.2. Hiện trạng rừng phòng hộ cấp rất xung yếu huyện Mường Chà, tỉnh

Điện Biên......................................................................................................... 40

Hình 4.3. Hiện trạng rừng phòng hộ cấp xung yếu huyện Mường Chà, tỉnh

Điện Biên......................................................................................................... 41

Hình 4.4. Phân bố N/D1.3 của đối tượng nghiên cứu. Các OTC 1, OTC 2 thuộc

rừng phòng hộ cấp rất xung yếu; OTC 3, OTC 4 thuộc rừng phòng hộ cấp

xung yếu .......................................................................................................... 64

Hình 4.5. Phân bố N/HVN của đối tượng nghiên cứu. Các OTC 1, OTC 2 thuộc

rừng phòng hộ cấp rất xung yếu; OTC 3, OTC 4 thuộc rừng phòng hộ cấp

xung yếu .......................................................................................................... 66

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những thập niên gần đây, sự suy giảm tài nguyên rừng cùng với

những hệ quả sinh thái nghiêm trọng của nó đã trở thành mối quan tâm của

toàn thế giới. Người ta hiểu được rằng mất rừng chính là nguyên nhân quan

trọng nhất của sự giảm sút đa dạng sinh học, gia tăng hiệu ứng nhà kính, thoái

hóa đất đai và biến đổi khí hậu - những hiện tượng đang đe dọa sự tồn tại lâu

dài của sự sống trên toàn hành tinh.

Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích

cho con người như cung cấp nguyên nhiên liệu cho công nghiệp, là nguồn

lương thực, thực phẩm phong phú. Hơn thế nữa rừng còn có chức năng phòng

hộ, lưu trữ các nguồn gen động thực vật quí hiếm, nơi có thể đáp ứng nhu cầu

tinh thần của con người thông qua các hoạt động du lịch, thể hiện những tín

ngưỡng, phong tục tập quán mang đậm bản sắc riêng của từng dân tộc. Đặc

biệt rừng được mệnh danh là lá phổi xanh của trái đất.

Sự mất rừng cũng đã trở thành vấn đề quan trọng ở Việt Nam. Nó

không chỉ thể hiện ở sự thu hẹp về diện tích, mà còn thể hiện ở sự suy giảm

về trữ lượng và cạn kiệt các giống loài có giá trị. Mất rừng đã trở thành

nguyên nhân chủ yếu của sự thoái hóa đất đai, cạn kiệt nguồn nước và mức độ

trầm trọng của các thiên tai. Nó đe dọa sự tồn tại lâu dài của các vùng trên đất

nước, đặc biệt nghiêm trọng là các vùng đầu nguồn, các vùng cửa sông, ven

biển, các vùng cát nội đồng - nơi mà người dân sinh sống phụ thuộc chủ yếu

vào rừng và các hệ thống canh tác trên đất dốc.

Theo cẩm nang ngành Lâm nghiệp, chương quản lý rừng phòng hộ đầu

nguồn và rừng phòng hộ ven biển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn (2004), rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò rất quan trọng trong việc giữ

nước, điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn đất, điều hoà khí hậu

và cung cấp lâm sản. Rừng phòng hộ đầu nguồn đã được thừa nhận là một bộ

phận tài nguyên, một nhân tố đảm bảo cho sự phát triển ổn định và vững chắc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!