Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại thành phố hội an – tỉnh quảng nam nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ỌC N N
ỌC SƢ P M
KHOA SINH
K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC
Nghiên cứu thực trạng cây xanh đƣờng phố tại Thành
phố ội An – Tỉnh Quảng Nam nhằm đề xuất một số giải
pháp phát triển bền vững
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Cẩm ƣơng
Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trƣờng
Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Thị ào
à Nẵng, tháng 5/ 2013
2
ẶT VẤN Ề
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và du lịch bộ mặt của thành phố Hội An
được cải thiện và đổi mới từng ngày. Tuy nhiên, trong quá trính phát triển của mình
thành phố gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề cây xanh đô thị. Không ai có
thể phủ nhận vai trò của cây xanh đối với đời sống con người và môi trường đô thị.
Nó có tác dụng vô cùng lớn trong việc cải tạo khí hậu, bảo vệ môi trường sống, làm
tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị. Tùy vào điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng, bản sắc văn
hóa mà cây xanh ở mỗi đô thị có những sắc thái và đặc trưng riêng, góp phần làm
phong phú cuộc sống văn hóa tinh thần của cư dân đô thị.
Ở Việt Nam việc trồng cây xanh đã được tiến hành từ hàng trăm năm, nhưng
việc nghiên cứu chỉ mới được tiến hành trong thời gian gần đây. Quá trình này mới
chỉ tiến hành ở các đô thị lớn và trung bình. Ở hầu hết các đô thị nhỏ, việc trồng cây
xanh chưa thành hệ thống và chiếm diện tích không đáng kể.
Thành phố Hội An - tỉnh Quảng Nam, một thành phố đang trên đà phát triển, bộ
mặt của thành phố ngày càng thay đổi. Cùng với sự thay đổi đó là mức độ ô nhiễm
ngày càng gia tăng. Định hướng phát triển của thành phố có mục tiêu phấn đấu trở
thành thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch, vì vậy việc trồng cây xanh, đặc biệt là
cây xanh đường phố là một vấn đề hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, việc trồng cây xanh ở Hội An còn thấp, chưa đạt yêu cầu về độ che
phủ. Theo thống kê của công ty công trình công cộng Hội An, hiện tỉ lệ cây xanh đô
thị của thành phố mới đạt xấp xỉ 1.4 m
2
/người, thấp hơn nhiều so với Hà Nội
(4.5m2
/người) và TP Hồ Chí Minh (1.76 m2
/người). Đặc biệt tỉ lệ cây xanh đường
phố chỉ mới 0.51 m
2
/người. Bên cạnh đó một số tuyến đường chỉ chú trọng đến việc
trồng hoa cây cảnh ở dãy phân làn, tại các tiểu công viên mà không quan tâm đến
trồng cây bóng mát hai bên đường. Cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, thành phố chưa
có quy hoạch cụ thể nên chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan của
một đô thị.
Với quá trình phát triển như hiện nay đòi hỏi thành phố phải có những quy hoạch
cụ thể về môi trường cảnh quan đô thị đặc biệt là mảng cây xanh đường phố để làm
3
cho Hội An nhanh chóng trở thành thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch trong
tương lai.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thực
trạng cây xanh đƣờng phố tại Thành phố ội An – Tỉnh Quảng Nam nhằm đề
xuất một số giải pháp phát triển bền vững” cho Khóa luận Tốt nghiệp của mình.
Đề tài của chúng tôi nhằm giải quyết vấn đề:
Xác định thành phần loài cây xanh đường phố tại thành phố Hội An tỉnh
Quảng Nam.
Tìm hiểu các nhân tố tác động đến hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn
nghiên cứu.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững hệ thống cây
xanh trên địa bàn thành phố.
4
C ƢƠN 1: TỔN QUAN T L ỆU
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu cây xanh đƣờng phố
1.1.1. iới thiệu về cây xanh đô thị
1.1.1.1. Khái niệm về cây xanh đô thị
Thuật ngữ "cây xanh" tương đương với từ tiếng Anh là "Green Trees" hoặc
"Chlorophyll-containing Plants". Như vậy, tuỳ quan điểm nhìn nhận mà người
nghiên cứu có thể giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình. Nếu hiểu theo nghĩa
"Chlorophyll-containing Plants" thì cây xanh bao gồm rất nhiều dạng sống, từ cây
gỗ, cây bụi, cây leo đến các loài cây thảo. Ở đây, chúng tôi chỉ xét cây xanh theo
nghĩa "Green Trees", có nghĩa là chỉ xét đến các cây gỗ được trồng để vừa tạo mảng
xanh cho môi trường cảnh quan, vừa tạo bóng, dáng, đồng thời tạo ra những gam
màu khác nhau để tôn tạo cảnh sắc đặc trưng cho các công trình đô thị như đường
phố, công viên, sân vườn công sở, trường học, chùa chiền và các đền đài - lăng
tẩm.[5]
Cây xanh là một trong những yếu tố phản ánh trình độ văn minh của một đô
thị. Khi người ta xếp hạng một thành phố thì cây xanh là một trong số các chỉ tiêu
đầu tiên quan trọng đứng trên cả chỉ tiêu giá cả sinh hoạt.
Đối với các đô thị thì vai trò của cây xanh không chỉ dừng lại ở sự tô điểm,
làm đẹp cho những con đường, dãy phố mà còn là cỗ máy điều hòa tự nhiên làm
giảm đi sự oai bức trong những ngày nắng nóng. Hơn thế nữa, cây xanh còn là
những cỗ máy vệ sinh cần mẫn góp phần làm cho môi trường giảm sự độc hại, làm
sạch không khí, giúp tránh được những nguy hại cho sức khỏe con người và tạo
được quá trình sinh thái bình thường của sinh vật.[15]
Người ta có thể chấp nhận một thành phố không có khách sạn năm sao
nhưng không thể chấp nhận một thành phố không có cây xanh. Một thành phố
không (hay ít) cây xanh được coi là thành phố thiếu sức sống và hơn cả là thiếu
không gian văn hóa.
Cây xanh đô thị có thể chia thành nhiều loại, tùy theo tính chất sử dụng và vị
trí của khu đất trong cơ cấu quy hoạch. Các loại cây xanh đô thị bao gồm: [2]
Cây xanh công viên
5
Cây xanh vườn hoa
Cây xanh đường phố
1.1.1.2. Phân loại cây xanh đƣờng phố
Có nhiều tiêu chí để phân loại cây xanh đường phố. Ở đây chúng tôi chỉ dựa vào
vị trí trồng và chức năng để phân loại:
* Theo vị trí trồng: Cây xanh đường phố thường bao gồm bulơva, dải cây
xanh ven đường đi bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa
các đường, hướng giao thông.
* Theo công dụng: Cây xanh đường phố có các nhóm sau:
Nhóm cây ăn quả cho bóng mát
Nhóm cây cho bóng mát thường
Nhóm cây cho bóng mát có hoa đẹp
Nhóm cây gỗ có giá trị kinh tế
Nhóm cây tạo hình trang trí
1.1.1.3. Vai trò của cây xanh đƣờng phố
Từ xưa đến nay cuộc sống của loài người luôn gắn bó và không thể tách rời
khỏi thiên nhiên. Vì thế, bất kể ai khi đứng trước các yếu tố tạo nên thiên nhiên đều
thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thư thái, như tìm được chốn bình yên sau khoảng thời
gian ồn ào vội vã của cuộc sống. Đặc biệt là ở các đô thị thì cây xanh đường phố
đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Hệ thống cây
xanh đường phố có chức năng sau:
Giảm ô nhiễm không khí
Ban ngày cây xanh có tác dụng hút bức xạ nhiệt, hút CO2 và nhả O2, còn ban
đêm thì ngược lại, cây xanh nhả nhiệt và khí CO2 nhưng quá trình hoạt động sinh lý
của cây xanh vào ban đêm rất yếu, do đó lượng nhiệt và khí CO2 cây xanh thải ra là
không đáng kể. Vì vậy không khí trong vườn cây thường thấp hơn chỗ trống trải
trong vườn từ 2-3
oC. Không khí chứa bụi khi thổi qua các hàng cây xanh thì cá hạt
bụi sẽ bám vào mặt lá cây do lực ma sát và trọng lực của bản thân hạt bụi. Các
luồng không khí thổi qua tán lá cây sẽ bị lực cản làm cho tốc độ của luồng không