Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng các loài thực vật xâm lấn tại xã hòa bắc - huyện hòa vang - tp đà nẵng nhằm đề xuất một số biện pháp hạn chế sự phát triển của chúng.
PREMIUM
Số trang
62
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
736

Nghiên cứu thực trạng các loài thực vật xâm lấn tại xã hòa bắc - huyện hòa vang - tp đà nẵng nhằm đề xuất một số biện pháp hạn chế sự phát triển của chúng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH MÔI TRƯỜNG

----

BÙI THỊ KIỀU DIỄM

Nghiên cứu thực trạng các loài thực vật xâm

lấn tại xã Hòa Bắc- huyện Hòa Vang - TP Đà

Nẵng nhằm đề xuất một số biện pháp hạn chế

sự phát triển của chúng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA SINH MÔI TRƯỜNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đã từ lâu, các nhà sinh học và sinh thái học trên thế giới đã chú ý đến một hiện

tượng khá đặc biệt trong thế giới sinh vật, đó là sự xâm lấn và phát triển mạnh mẽ của

các loài sinh vật lạ gây tác động xấu đến các loài sinh vật bản địa và gây ra những hậu

quả như: lấn át, loại trừ làm suy giảm nguồn gen bản địa, phá vỡ cấu trúc và chức năng

của hệ sinh thái, phá hại mùa màng, làm giảm năng xuất cây trồng, vật nuôi và thậm

chí ảnh hưởng đến sức khoẻ con người [2].

Đứng trước nguy cơ xâm lấn của các loài thực vật đối với sự tồn tại và phát triển

của các loài bản địa và việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên cũng như trong công tác bảo

tồn Đa dạng sinh học. Do vậy chúng ta cần thiết phải có những khảo sát, đánh giá mức

độ xâm lấn của chúng để từ đó tìm ra những biện pháp khống chế, ngăn chặn có hiệu

quả không những đối với các vùng đất nông nghiệp mà ngay cả các khu bảo tồn, vườn

quốc gia [11].

Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các loài thực vật xâm lấn, tuy

nhiên vẫn chưa đưa ra biện pháp hữu hiệu để tiêu diệt những loài này.

Hòa Bắc là một trong các xã miền núi ở phía Bắc của huyện Hòa Vang, nằm

cách trung tâm thành phố hơn 20 km đường giao thông, có nguồn đất nông nghiệp hạn

chế bởi địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm hơn 95% diện tích. Bên cạnh đó, Hòa Bắc

còn là một xã nằm trong vùng đệm của khu du lịch sinh thái Bà Nà và rừng phòng hộ

đầu nguồn, do đó những cánh rừng xanh tốt nơi đây không những mang lại khí hậu

trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn có nguồn thực vật vô cùng phong

phú và đa dạng, rất có tiềm năng về lâm sản và lâm sản ngoài gổ rất có giá trị kinh tế

đối với đời sống con người. Nhưng hiện nay hệ thực vật ở đây đang có nguy cơ bị đe

dọa bởi các loài thực vật xâm lấn và dẫn đến làm suy giảm đa dạng sinh học của vùng

này.

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng các

loài thực vật xâm lấn tại xã Hòa Bắc- huyện Hòa Vang - TP Đà Nẵng nhằm đề xuất

một số biện pháp hạn chế sự phát triển của chúng” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp

của mình.

Đề tài của chúng tôi nhằm giải quyết vấn đề sau: Nghiên cứu thành phần loài,

đánh giá mức độ xâm lấn và tác hại của các loài thực vật xâm lấn tại xã Hòa Bắc,

huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế

sự phát triển của các loài thực vật xâm lấn nhằm góp phần phục vụ cho chiến lược phát

triển du lịch và bảo tồn Đa dạng sinh học của thành phố.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát chung về sinh vật xâm lấn

1.1.1. Khái niệm

Theo Công ước Đa dạng sinh học

Sinh vật ngoại lai (Aillen Species ) là một loài, phân loài hặc một taxon (bậc

phân loại) thấp hơn, kể cả một bộ phận cơ thể bất kỳ (giao tử, trứng, chồi mầm) có khả

năng xuất hiện sống sót và sinh sản bên ngoài vùng phân bố tự nhiên (trước đây và

hiện nay) và phạm vi phát tán tự nhiên của chúng.

Tại khoản 19, điều 3, chương 1-Bộ luật Đa dạng sinh học(2009)

Sinh vật ngoại lai xâm hại ( Invasive Aillen Species) có thể bao gồm các loài

sinh vật ở tất cả các nhóm phân loại chính, như vi rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật

bậc cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú

được du nhập vào môi trường mới khác với nơi phân bố tự nhiên ban đầu của chúng và

gây ra các thiệt hại về kinh tế, sức khỏe con người và môi trường.

Theo Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (2011)

Sinh vật xâm lấn là sinh vật lạ được du nhập vào môi trường mới khác với nơi

phân bố tự nhiên ban đầu của chúng, gây thiệt hại về kinh tế, sức khỏe con người và

môi trường [2].

1.1.2. Đặc điểm của sinh vật xâm lấn

- Khả năng phát tán mạnh: các loài sinh vật sau khi xâm nhập vào vào các vùng

lãnh thổ mới, chúng sẽ thích nghi với điều kiện môi trường mới, phát triển không

ngừng bằng nhiều hình thức khác nhau đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái

bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành loài ngoại lai

xâm hại.

- Khả năng sinh sản rất nhanh

- Biên độ sinh thái rộng: thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường

- Khả năng cạnh tranh cao: cạnh tranh về nguồn thức ăn và nơi cư trú, xâm

chiếm các vùng lân cận và những nơi xa hơn làm giảm năng suất cây trồng khi còn ở

mật độ thấp và khó kiểm soát.

1.1.3. Tác hại của các loài sinh vật xâm lấn

Với những đặc tính sinh học, khả năng phát tán mạnh, biên độ sinh thái rộng,

thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường, các loài TVXL gây những tác hại

như:

- Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, ánh sáng, nơi sống,.. hoặc lai giống

với các loài bản địa gây suy giảm nguồn gen.

- Gây tổn thất không nhỏ về kinh tế. Các loài cỏ dại làm giảm mùa màng, tăng

chi phí để kiểm soát quản lý và tốn nhiều thời gian.

- Một số loài TVXL là mầm mống gây bệnh cho con người và vật nuôi, hoặc là

tác nhân lan truyền các mầm mống gây bệnh nguy hiểm.

- Nhiều loài TVXL không thể hiện tác hại của chúng ngay mà trở thành mối

nguy cơ tiềm ẩn cho hệ sinh thái và con người.

1.1.4. Nguyên nhân xuất hiện sinh vật xâm lấn

1.1.4.1.Nguyên nhân khách quan

- Gió: theo chiều gió các hạt giống bào tử.. di chuyển nhanh và xâm nhập dần

đến các nơi ở mới.

- Dòng chảy của nước: các hạt giống, bào tử, đoạn thân…, theo dòng chảy di

chuyển từ lục địa này sang lục địa khác, hoặc theo dòng chảy của sông suối để phát tán

từ vùng này sang vùng khác.

- Bám theo các phương tiện vận chuyển đường không, đường thủy, đường bộ

(đặc biệt đối với các loài côn trùng và động vật). Sự vận chuyển này có chủ đích hay

không chủ đích.

1.1.4.2.Nguyên nhân chủ quan

- Canh tác nông nghiệp và phát nương làm rẫy không những làm suy thoái môi

trường tự nhiên, làm giảm ĐDSH mà còn tiếp tay cho việc phát triển các loài thực vật

xâm lấn, tấn công vào môi trường tự nhiên, đe dọa sự phát triển của loài bản địa.

- Các hoạt động du lịch, hoạt động xây dựng,…là những yếu tố thúc đẩy sự di

chuyển và phát tán nhanh các loài TVXL.

- Biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự lan rộng của các

loài thực vật xâm lấn.

1.2. Tình hình nghiên cứu thực vật xâm lấn

1.2.1 Tình hình nghiên cứu sinh vật xâm lấn trên thế giới

Nhiều kết quả nghiên cứu về sinh vật xâm lấn ở trên thế giới đặc biệt ở Mỹ và

Trung Quốc cho thấy việc du nhập các giống sinh vật lạ vào làm mất đi 39 % số loài

bản địa kể từ năm 1600, phá hủy mất 36% các hệ sinh thái [2].

Các cuộc hội thảo và các báo cáo về kết quả nghiên cứu liên quan đến sinh vật

xâm lấn trên thế giới đặc biệt như hội thảo về quản lý sinh vật xâm lấn ở khu vực biển

Baltic và Bắc Âu năm 2001, hội thảo vùng về sinh vật lạ xâm lấn ở Trung Mỹ và

Caribbean, báo cáo về sinh vật xâm lấn ở Nam Phi hay khu vực Châu Úc- Thái Bình

Dương năm 2003...cũng đưa ra hội thảo về việc ngăn chặn và quản lý sinh vật xấm lấn.

Sau đây là tình hình nghiên cứu cụ thể ở một số khu vực và các quốc gia như:

Tại Nam và Đông Nam Á: Năm 2002, chương trình sinh vật lạ xâm lấn (GISP) đã

tổ chức cuộc hội thảo vùng Nam và Đông Nam Á về hiện trạng sinh vật lạ xâm lấn và

chia sẻ thông tin về chương trình sinh vật lạ quốc gia tại Thái Lan với sự tham gia của

các nước khu vực, bao gồm: Bangladesh. Brunei, India, Indonesia, Vietnam, Laos..Tại

cuộc hội thảo các quốc gia này bày tỏ kết quả nghiên cứu về sinh vật lạ, mục tiêu và

liên lạc thông tin với các cơ quan liên quan đến sinh vật lạ trong nước, những ưu tiên

công việc trong tương lai về sinh vật lạ.

Tại Indonesia: Các công viên quốc gia ở Indonesia được thiết kế để bảo vệ các hệ

sinh thái và bảo tồn hầu hết các loài động thực vật quốc gia.

Tại Úc: Đang phải đối mặt với những thách thức về tình trạng suy giảm nguồn tài

nguyên sinh vật và đa dạng sinh học. Các nghiên cứu hay cuộc hội thảo nói về vấn đề

này nhằm đề ra các chương trình, chiến lược, các biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt các

loài sinh vật xâm lấn này. Đặc biệt là tác hại của loài Mai Dương (Mimosa pigra),

chúng đã lan rộng tới 18000 ha và chính phủ Úc phải chi tới 12 triệu USD để ngăn

ngừa, tiêu diệt chúng nhưng vẫn chưa có kết quả [2].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!