Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tạo nano bạc bằng dung dịch agno3 từ dịch chiết nước lá húng quế và khả năng kháng khuẩn của nó.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ CẨM CHÂU
NGHIÊN CỨU TẠO NANO BẠC BẰNG
DUNG DỊCH AgNO3 TỪ DỊCH CHIẾT
NƯỚC LÁ HÚNG QUẾ VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG
KHUẨN CỦA NÓ
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 01 14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ TỰ HẢI
Phản biện 1: TS. Huỳnh Thị Kim Cúc
Phản biện 2: TS. Trần Mạnh Lục
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
26 tháng 07 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học, công nghệ nano là một lĩnh vực khoa học và công
nghệ mới, phát triển rất nhanh chóng. Vật liệu được chế tạo bằng
công nghệ này thể hiện nhiều tính chất mới lạ do hiệu ứng kích
thước. Khoa học và công nghệ nano trên cơ sở kết hợp đa ngành đã
tạo nên cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật. Hiện nay, nhiều quốc
gia trên thế giới xem công nghệ nano là mục tiêu mũi nhọn để đầu tư
phát triển.
Trong công nghệ nano thì hạt nano là một vật liệu quan
trọng. Một trong những hạt nano được sử dụng sớm và rộng rãi nhất
là hạt nano bạc. Ở kích thước nano, bạc thể hiện những tính chất vật
lý, hóa học, sinh học khác biệt và vô cùng quý giá, đặc biệt là tính
kháng khuẩn.
Ngày nay công nghệ nano đã cho phép các nhà khoa học tạo
ra các sản phẩm chứa các hạt bạc có kích thước nanomet. So với các
hệ khử trùng có chứa bạc thông thường, các hạt nano bạc với năng
lượng bề mặt rất lớn có khả năng giải phóng từ từ các ion bạc vào
trong dung dịch, nhờ vậy hệ khử trùng chứa nano bạc có tính năng
kháng khuẩn mạnh hơn rất nhiều lần và kéo dài hơn so với bạc ở
dạng keo, dạng ion hay dạng rắn.
Nano bạc có thể được nghiên cứu chế tạo bằng nhiều phương
pháp như vật lý (chiếu các bức xạ để phá hủy hạt nano bạc lớn thành
những hạt bạc có kích thước nano), hóa học (dùng các hóa chất có
khả năng khử muối bạc để tạo nano bạc), sinh học (dùng vi sinh vật
để khử các muối bạc tạo nano), nhưng những phương pháp trên đòi
hỏi kỹ thuật cao hoặc sử dụng hóa chất độc hại. Phương pháp hóa
học xanh được xem là rẻ tiền và ít rủi ro nhất.Việc nghiên cứu chế
2
tạo hạt nano bằng phương pháp sử dụng dịch chiết thực vật làm tác
nhân khử và ổn định kích thước hạt đã được nghiên cứu bởi rất nhiều
công trình trên thế giới, cùng với nhiều loại vật liệu nano đã được chế
tạo.
Cây rau húng là một loại thảo dược dùng được trong cả ẩm
thực phổ biến trong các món ăn kiểu Ý và châu Á. Cây rau húng
cũng là một thành viên của gia đình bạc hà. Rau húng có nguồn gốc
từ các vùng nhiệt đới và có mấy giống khác nhau là húng chanh,
húng quế... húng quế (Ocimum basilicum) thường "khỏe" hơn và có
thể được trồng như cây lâu năm ở vùng khí hậu ấm hơn. Ngoài
hương vị hấp dẫn, húng quế còn có tính chất tăng cường sức khỏe
đáng kể, nó còn có một số công dụng là chống ung thư, tốt cho gan,
kháng khuẩn….
Ở nước ta những năm gần đây hàng loạt các bệnh dịch nguy
hiểm như dịch tiêu chảy cấp, dịch tay chân miệng, dịch cúm gia cầm,
dịch sốt phát ban, dịch sốt xuất huyết…bùng phát và rất khó kiểm
soát, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Dung dịch nano
bạc với hoạt lực diệt khuẩn mạnh, không độc hại sẽ góp phần tích
cực trong công tác phòng chống và khống chế dịch bệnh, kháng
khuẩn trong nước ô nhiễm. Sản phẩm này rất phổ biến ở các nước
phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc…tuy
nhiên giá thành tương đối cao, chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “ Nghiên cứu tạo nano bạc
bằng dung dịch AgNO3 từ dịch chiết nước lá húng quế và khả
năng kháng khuẩn của nó” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lá húng quế được thu mua tại chợ Hòa Khánh – Đà Nẵng
3
3. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng quy trình tạo nano bạc bằng dung dịch AgNO3 từ
dịch chiết nước lá húng quế.
- Thử tác dụng kháng khuẩn của hạt nano bạc tạo được để
ứng dụng làm chất kháng khuẩn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập các thông tin tài liệu liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu các phương pháp thực nghiệm sử dụng trong quá
trình nghiên cứu.
- Xử lý các thông tin về lý thuyết để đưa ra các vấn đề thực
hiện trong quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp chiết tách: phương pháp chưng ninh sử dụng
dung môi là nước.
- Phương pháp xác định các thông số hóa lý: xác định độ ẩm,
hàm lượng tro.
- Phương pháp phân tích công cụ: phương pháp quang phổ
hấp thụ phân tử (UV-VIS).
- Phương pháp đo TEM, EDX, XRD.
- Phương pháp khảo sát khả năng kháng khuẩn của hạt nano
bạc trên các loại vi khuẩn.
- Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí nghiệm
trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn về phương
pháp điều chế hạt nano đồng bằng phương pháp hóa học xanh, lành
tính, ít độc hại, ít tốn kém.
4
- Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở nước ta là lá húng quế
để tổng hợp hạt nano bạc.
- Trên cơ sở nghiên cứu này có thể ứng dụng nano bạc làm
chất kháng khuẩn và sử dụng nano bạc trong nhiều lĩnh vực khác.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu (4 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang)
và 35 tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 7 bảng, 44 hình và 3
chương như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN
Chương 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ NANO
1.1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành của công nghệ nano
1.1.2. Cơ sở khoa học của công nghệ nano
1.1.3. Vật liệu nano
1.1.4. Ứng dụng của vật liệu nano
1.1.5. Tình hình nghiên cứu vật liệu nano trong nước và
nước ngoài
1.1.6. Các phương pháp tổng hợp vật liệu nano
1.2. HẠT NANO BẠC
1.2.1. Giới thiệu về kim loại bạc
1.2.2. Đặc tính kháng khuẩn của bạc
1.2.3. Cơ chế kháng khuẩn của bạc
1.2.4. Giới thiệu về nano bạc
1.2.5. Tính chất của hạt nano bạc
1.2.6. Phương pháp chế tạo nano bạc
1.2.7. Ứng dụng của hạt nano bạc
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÂY HÚNG QUẾ
1.3.1. Đặc điểm chung của cây húng quế
1.3.2. Phân bố và sinh thái học
1.3.3. Thành phần hóa học
1.3.4. Công dụng
1.4. SƠ LƯỢC VỀ VI KHUẨN BACILUS SUBTILIS
1.4.1. Phân loại khoa học
1.4.2. Đặc điểm
1.4.3. Tính chất nuôi cấy
6
CHƯƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
2.1.1. Nguyên liệu
- Lá húng quế, được mua tại chợ Hòa Khánh, thành phố Đà
Nẵng.
- Chọn lá húng quế tươi, xanh, không bị sâu mọt, không bị
dập, úng. Làm sạch lá, để khô rồi cắt nhỏ.
2.1.2. Dụng cụ và hóa chất
2.2. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ
2.2.1. Xác định độ ẩm
2.2.2. Xác định hàm lượng tro
2.3. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH CHIẾT HÚNG QUẾ
2.3.1. Khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng
2.3.2. Khảo sát thời gian chiết
2.4. ĐỊNH TÍNH CÁC NHÓM CHẤT HÓA HỌC TRONG
DUNG DỊCH CHIẾT LÁ HÚNG QUẾ
2.4.1. Định tính nhóm chất tanin
2.4.2. Định tính nhóm chất flavonoid
2.4.3. Định tính nhóm chất saponin
2.4.4. Định tính nhóm chất alkaloid
2.5. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH TẠO NANO BẠC
2.5.1. Khảo sát nồng độ tạo nano bạc
2.5.2. Khảo sát thể tích dịch chiết lá húng quế
2.5.3. Khảo sát nhiệt độ tạo nano bạc
2.5.4. Khảo sát pH môi trường tạo nano bạc
7
2.6. PHÁP NGHIÊN CỨU HẠT NANO BẠC
2.6.1. Phương pháp phổ tử ngoại và phổ khả kiến (UVVIS)
2.6.2. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
2.6.3. Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX)
2.6.4. Phổ nhiễu xạ tia X (XRD)
2.7. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA NANO
BẠC
2.7.1. Giới thiệu về vật liệu gốm xốp
2.7.2. Môi trường nuôi cấy vi khuẩn Bacillus Subtillis
8
2.8. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM TẠO NANO BẠC
Toàn bộ quy trình thức nghiệm nghiên cứu tạo nano bạc bằng
dung dịch bạc nitrat từ dịch chiết nước lá húng quế được thể hiện ở
hình 2.10
Hình 2.10. Quy trình thực nghiệm
Khảo sát nồng độ
dung dịch
KhAgNO ảo sát tỉ lệ3thể
tích dịch chiết
Khảo sát nhiệt độ
tạo nano
Khảo sát pH môi
trường tạo nano
Lá húng
quế tươi
Xử lý
Mẫu nguyên
liệu liệu
Chiết
Nghiên cứu
hạt nano Bạc
Độ
ẩm
Hàm
lượng
tro
Khảo sát thời gian
chiết Khảo sát tỉ lệ R/L
Dịch chiết
tối ưu
+ dd AgNO3
Tạo hạt
nano Bạc
Đo
XRD
Đo
TE
M
Đo
EXD
Xác định chỉ
số hóa lý
Định tính các
nhóm chức
Thử khả năng
kháng khuẩn
khuânkh
uẩn
9
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÓA LÍ
3.1.1. Xác định độ ẩm
Độ ẩm của nguyên liệu được xác định và trình bày trong
bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả xác định độ ẩm trong lá húng quế
STT m(g) m1(g) m2(g) w (%) wtb (%)
1 2,001 30,767 31,106 83,058
82,494
2 2,003 29,540 29,891 82,476
3 2,001 29,569 29,923 82,309
4 2,002 19,577 19,934 82,168
5 2,001 26,694 27,045 82,459
Nhận xét: Độ ẩm trung bình trong mẫu lá húng quế tươi là
82,494 %. Với độ ẩm này, chúng tôi không bảo quản nguyên liệu trong
thời gian dài mà thu hái và xử lý mẫu trong từng buổi thí nghiệm.
3.1.2. Xác định hàm lượng tro
Hàm lượng tro của nguyên liệu được xác định và trình bày
trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả xác định hàm lượng tro trong lá húng quế
STT m(g) m1(g) m3(g) T (%) Ttb (%)
1 2,001 30,767 30,799 1,599
1,798
2 2,003 29,540 29,581 2,047
3 2,001 29,569 29,604 1,749
4 2,002 19,577 19,616 1,948
5 2,001 26,694 26,727 1,649
Nhận xét: Hàm lượng tro trung bình của mẫu lá húng quế là
rất thấp, chiếm 1,798 % khối lượng của lá.
10
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUÁ TRÌNH CHIẾT LÁ HÚNG QUẾ
Hai yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết lá húng quế là thời
gian chiết và tỉ lệ rắn lỏng. Nhằm thu được dịch chiết lá húng quế tối
ưu cho quá trình điều chế nano bạc thì ta sẽ cố định các thông số như
sau:
- Nồng độ dung dịch AgNO3: 0,5 mM.
- Tỉ lệ thể tích dung dịch AgNO3/thể tích dịch chiết:
30ml/2ml.
- Nhiệt độ phản ứng: nhiệt độ phòng.
- Môi trường pH: pH = 6,20 của chính hỗn hợp dung dịch
phản ứng.
- Thời gian tạo nano: 30 phút.
3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian chiết
Ảnh hưởng của thời gian chiết đến quá trình tạo nano bạc
được khảo sát qua các thông số cố định và các điều kiện sau:
- Tỉ lệ rắn/ lỏng: 15g lá húng quế / 200 ml nước cất.
- Đối với thông số thời gian chiết, các giá trị biến thiên: t = 5
phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút.
Kết quả
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của khả năng tạo dịch chiết lá
húng quế tối ưu vào thời gian chiết được biểu diễn ở hình 3.1.