Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Tạo Keo U F Theo Đơn Nấu Của Công Ty Dyno Industrier As Norway
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành đề tài, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Th.S.
Nguyễn Văn Thuận, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, về chuyên môn và
phương pháp luận.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Chế Biến Lâm sản, tập thể
giáo viên thực hành tại TT thí nghiệm Khoa Chế Biến Lâm Sản, tập thể cán bộ TT
thư viện Trường Đai Học Lâm Nghiệp, tập thể phòng bảo vệ đã tạo điều giúp đỡ
tôi về măt trang thiết bị, tài liệu và thời gian để đề tài được hoàn thành tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về tinh thần và vật
chất để tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, 01 tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Đình Chính.
Mục lục
Đề mục Trang
Đặt vấn đề ……………………………………………………………………………………1
Phần I: Tổng quan ………………………..…………………………….………..2
1.1.Mục đích và phương pháp nghiên cứu của đề tài …………………….……….2
1.2.Lược sử các vấn đề nghiên cứu……………………………………….……….2
1.2.1.Quá trình sản xuất và sử dụng keo ………………………………….............2
1.2.2.Một số loại keo nhập nội và các keo do các liên doanh
trong nước sản xuất……...……………………………………………….………..4
1.2.3.Xu hướng phát triển thị trường keo dán gỗ ở Việt Nam …………….............4
1.3.Tính cấp thiết của vấn đề ……………………………………………...............5
1.4.Ý nghĩa ………………………………………………………………..............5
1.4.1.Ý nghĩa khoa học ……………………………………………………............5
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn ……………………………………………………............5
Phần II: Cơ sở lý thuyết …………………………………………………............7
2.1.Lý thuyết dán dính …………………………………………………………….7
2.2.Lý thuyết về keo U – F ………………………………………………………..9
2.2.1.Quá trình hình thành các sản phẩm trung gian ……………………………...9
2.2.2.Quá trình hình thành nhựa U – F. ………………………………………….13
2.3.Phản ứng phân hủy và khóa mạch …………………………………………...14
2.4.Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đa tụ của keo U – F ……………............15
2.4.1.Nguyên liệu ………………………………………………………………...16
2.4.2.Tạp chất đơn chức ………………………………………………………….16
2.4.3. Nồng độ …………………………………………………………………...17
2.4.4. Tỷ lệ mol và các chất tham gia trùng ngưng ……………………………...18
2.4.5. Nhiệt độ và tốc độ khuấy ………………………………………………….18
2.4.6. Xúc tác ……………………………………………………………............19
2.4.7. Thời gian và tốc dộ trùng ngưng ………………………………………….19
2.5. Tìm hiểu về nguyên liệu ………………………………………..…………...19
2.5.1. Urê ………………………………………………………………………...19
2.5.2. Formaldehyde ……………………………………………………………..20
2.5.3. Acid Sunphumic ……………………………………………….………….21
2.5.4. Xút (NaOH) ……………………………………………………….............22
2.6. Các tính chất của keo ……………………………………………...………...23
2.6.1. Màu sắc (colouless), mùi ……………………………………….………....23
2.6.2. Đánh giá khoảng hòa tan và pha loãng ………………………….………...24
2.6.3. Độ (giá trị) pH (pH – Value)…………………………………….………...24
2.6.4. Hệ số chiết quang …………………………………………………............25
2.6.5. Độ ẩm và hàm lượng khô (solidcontent) ………………………………….25
2.6.6. Xác định độ nhớt (viscosity) ……………………………………………...26
2.6.7. Thời gian sống của keo (pot life) …………………………….……………27
2.6.8. Thời gian đóng rắn của keo (gelling time) ………………………………..27
2.6.9. Lượng Formaldehyde tự do ……………………………………..………...27
2.7. Điều kiện và thiết bị tạo keo dán …………………………...……………….28
2.8. Lý thuyết về sử lý số liệu ………………………………………….………..28
2.9. Chọn đơn nấu và quy trình nấu ……………………………………………..29
Phần III: Thực nghiệm …………………………………………………………31
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu và thiết bị nấu keo ………………………….………..31
3.1.1. Chuẩn bị thiết bị nấu ………………………………………………………31
3.1.2. Chuẩn bị thiết bị đo, kiểm tra …………………………………….……….32
3.1.3. Chuẩn bị nguyên liệu ……………………………………………………...33
3.2. Tiến hành sản xuất keo U- F theo đơn đã lựa chọn của
công ty DYNO………………………………………………………….………...34
3.2.1. Đơn nấu và quy trình nấu …………………………………………............34
3.2.2. Diễn biến quá trình nấu ………………………………………….………..34
3.3. Xác định các tính chât của keo ……………………………………………...37
3.3.1. Kiểm tra độ nhớt của keo ………………………………………..………..37
3.3.2. Kiểm tra hàm lượng khô và độ ẩm ………………………………..............38
3.3.3. Kiểm tra geltime ………………………………………………….……….40
Phần IV: Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm …………..….………..42
4.1. Tính toán sơ bộ giá thành ………………………………...…………............42
4.2. Đánh giá kết quả phân tích tính chất của keo ……………………..………...42
4.2.1. Đánh giá kết quả độ nhớt của keo …………………………….…………..42
4.2.2. Phân tích kết quả hàm lượng khô và độ ẩm của keo …………..………….43
4.2.3. Đánh giá về giá trị Geltime…………………………………….. …………44
4.3. Đánh giá về quy trình thực nghiệm …………………………………............45
4.4. Đánh giá mức độ phức tạp của quá trình ………………………...………….45
4.5. So sánh tính chất của keo U – F nấu trong đề tài và
một số keo U – F khác……………………………….…………………………...46
4.6. So sánh độ nhớt của keo U - F với một số loại
chất lỏng và chất khí khác ………………………………………………... …….46
4.7. Khả năng ứng dụng và sử dụng …………………………………….……….48
Phần V: Kết luận - Tồn tại - Kiến nghị ………………………....…….............48
5.1. Kết luận ……………………………………………………………..............48
5.2 Tồn tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . ………48
5.3. Kiến nghị …………………………………………….…………….………..48
Tài liệu tham khảo ……………………………………………..…….…...........50
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác của xã hội, ngành công
nghiệp chế biến lâm sản đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Ở nước ta, tuy là một
ngành công nghiệp còn non trẻ nhưng công nghiệp chế biến gỗ của nước ta đang
tốc độ phát triển tương đối cao và hàng năm đem về một khoản thu ngoại tệ không
nhỏ. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang phải đầu tư một khoản tiền không nhỏ
trong lĩnh vực keo dán gỗ và gỗ nguyên liệu. Vì vậy để giảm bớt sự nhập khẩu đó
thì việc chủ động các sản phẩm keo dán gỗ là một điều đã và đang được các doanh
nghiệp cũng như các nhà khoa học của nghành chế biến gỗ quan tâm.
Hiện nay, trong các loại keo dán gỗ thì keo U – F là loại keo được sử dụng
rộng rãi nhất, nó chiếm một phần lớn quyết định đến giá thành sản phẩm và đang
giữ một vị trí quan trọng trong nghành chế biến gỗ bởi những đặc tính nổi trội như
giá thành rất rẻ so với các loại keo khác, dễ dàng sử dụng, rất phổ biến và dễ chế
tạo sản xuất
Tuy nhiên bên cạnh các ưu điểm như trên thì keo U – F còn tồn tại một số
những hạn chế: khả năng hút ẩm cao nên trống ẩm rất kém, hàm lượng
Formaldehyde tự do cao, khả năng dán dính kém. Các loại keo U – F sản xuất theo
phương pháp truyền thống lại có hàm lượng Formaldehyde tự do cao và thường
không kiểm soát được. Do vậy có được một sản phẩm keo U – F có những đặc
tính tốt ở trên với lưọng Formaldehyde thấp và có khả năng trống ẩm luôn là một
trong những vấn đề luôn có được sự quan tâm của những người làm trong ngành
chế biến lâm sản.
Dyno Industrier AS là một trong những công ty keo dán hàng đầu thế giới
với những sản phẩm keo dán nổi tiếng đáp ứng rất tốt khả năng dán dính. Tuy
nhiên sử dụng các sản phẩm của công ty lại có giá thành tương đối cao và thiếu
tính chủ động trong sản xuất nên đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như
giá thành các sản phẩm của ngành chế biến lâm sản, ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của nghành chế biến gỗ trong nước. Vì vậy chủ động được keo dán vẫn còn
là một bài toán có tính cấp thiết cao đối với ngành chế biến lân sản.
Được sự phân công của khoa Chế Biến Lâm Sản và Bộ môn công nghệ ván
nhân tạo đề tài: “nghiên cứu tạo keo U –F theo đơn nấu của công ty Dyno
Industrier AS NORWAY” được thực hiện tại TT thí nghiệm Khoa CBLS nhằm
sản xuất một loại keo mới trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
Phần I