Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
PREMIUM
Số trang
126
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1650

Nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHỔNG GIANG LAM

NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG

TRỌT HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHỔNG GIANG LAM

NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG

TRỌT HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số ngành: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Yến

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung

thực và chưa được sử dụng bảo vệ học vị nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong

luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Khổng Giang Lam

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được

sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân, các thầy cô giáo, bạn bè đồng

nghiệp. Tôi xin trân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Yến - cô hướng dẫn đã

tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái

Nguyên, tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, phòng Đào

tạo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình

học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Xin cảm ơn tập thể Ban Thường vụ Huyện Văn Yên đã tạo điều kiện cho tôi

có cơ hội học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, cảm ơn toàn thể cán bộ Chi cục

Thống kê, Phòng Nông nghiệp huyện, Uỷ ban nhân dân huyện Văn Yên, tỉnh Yên

Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên cứu hoàn thành

luận văn này.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể, người

thân và bạn bè đồng nghiệp đã dành cho tôi!

Tác giả luận văn

Khổng Giang Lam

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...................................................................................... viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2

4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn .........................................3

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .....................................................4

1.1. Cơ sở lý luận về tái cơ cấu ngành trồng trọt ........................................................4

1.1.1. Một số khái niệm có liên quan ..........................................................................4

1.1.2. Cơ cấu ngành trồng trọt.....................................................................................6

1.1.3. Đặc điểm của cơ cấu ngành trồng trọt ..............................................................9

1.1.4. Mục tiêu và nội dung tái cơ cấu ngành trồng trọt ...........................................10

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt ....................................17

1.1.6. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tái cơ cấu

nông nghiệp và ngành trồng trọt ....................................................................20

1.2. Cơ sở thực tiễn tái cơ cấu ngành trồng trọt........................................................21

1.2.1. Tình hình tái cơ cấu ngành trồng trọt trên thế giới .........................................21

1.2.2. Tình hình tái cơ cấu ngành trồng trọt trong nước và tỉnh Yên Bái.................28

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài...........................35

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........36

2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Văn Yên .....................................................................36

2.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................36

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Văn Yên ...............................................39

iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................41

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................41

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu.........................................................................44

2.2.3. Phương pháp phân tích....................................................................................44

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................46

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................49

3.1. Thực trạng cơ cấu ngành trồng trọt của huyện Văn Yên ...................................49

3.1.1. Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm................49

3.2.2. Kết quả sản xuất hàng hoá cây hàng năm.......................................................52

3.1.3. Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng cây lâu năm...................57

3.2. Thực trạng phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho sản xuất trồng trọt của huyện.........60

3.2.1. Phân bổ và sử dụng đất đai trong sản xuất và trồng trọt ................................60

3.2.2. Phân bổ và sử dụng vốn sản xuất và lao động cho sản xuất trồng trọt ..........66

3.2.3. Kết quả ứng dụng tiên bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt..........................67

3.3. Thực trạng sản xuất trồng trọt tại các điểm điều tra ..........................................69

3.3.1. Phân bổ và sử dụng đất đai tại các xã điều tra ...............................................69

3.3.2. Kết quả sử dụng đất sản xuất trồng trọt tại các xã điều tra ............................71

3.3.3. Phân bổ và sử dụng vốn sản xuất, lao động cho sản xuất trồng trọt...............72

3.3.4. Phân bổ và sử dụng vốn, lao động cho sản xuất trồng trọt .............................73

3.3.5. Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt .........................75

3.4. Thực trạng các chính sách kinh tế thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt

theo hướng hàng hoá, nâng cao giá trị gia tăng .............................................76

3.5. Các yếu tố ảnh hướng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt tại huyện Văn Yên............80

3.5.1. Các yếu tố về quản lý chung ...........................................................................80

3.5.2 Nhóm các yếu tố về phạm vi riêng ..................................................................82

3.6. Định hướng và giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Văn Yên giai

đoạn 2020 – 2025 ...........................................................................................83

3.6.1. Định hướng và mục tiêu tái cơ cấu ngành trồng trọt tại huyện Văn Yên .......83

3.6.2. Những giải pháp chủ yếu tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Văn Yên

giai đoạn 2020-2025.......................................................................................86

v

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................89

1. Kết luận .................................................................................................................89

2. Kiến nghị..............................................................................................................91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92

PHỤ LỤC.................................................................................................................94

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất giai đoạn 2015-2017 ..................................................39

Bảng 2.2: Lựa chọn hộ điều tra............................................................................43

Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa bàn huyện Văn Yên

giai đoạn 2015 - 2017..........................................................................51

Bảng 3.2: Kết quả sản xuất một số cây hàng năm của huyện Văn Yên năm

2015-2017............................................................................................54

Bảng 3.3: Kết quả sản xuất hàng hoá các cây trồng hàng năm của huyện

Văn Yên 3 năm 2015-2017 .................................................................56

Bảng 3.4. Tình hình sản xuất cây lâu năm của huyện Văn Yên giai đoạn

2015-2017............................................................................................58

Bảng 3.5: Kết quả sản xuất cây lâu năm huyện Văn Yên năm 2015-2017 .........59

Bảng 3.6. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp phân theo ngành sản xuất

2015-2017............................................................................................61

Bảng 3.7: Kết quả sử dụng đất nông nghiệp theo các hình thức tổ chức sử

dụng đất năm 2015-2017.....................................................................64

Bảng 3.8: Kết quả sử dụng đất trồng trọt của các hình thức tổ chức sử dụng

đất bình quân 1 ha canh tác năm 2015-2017.......................................65

Bảng 3.9. Tình hình sử dụng vốn và lao động cho sản xuất trồng trọt của

các hình thức tổ chức sản xuất bình quân cho 1ha canh tác năm

2015-2017............................................................................................67

Bảng 3.10: Tình hình áp dụng TBKT trồng trọt các loại hình sản xuất giai

đoạn 2015 – 2017 ................................................................................68

Bảng 3.11. Thực trạng phân bổ và sử dụng đất trồng trọt tại 3 xã điều tra ..........70

Bảng 3.12 Kết quả sử dụng đất trồng trọt bình quân 1 ha canh tác của các

hình thức tổ chức sản xuất tại 3 xã......................................................71

Bảng 3.13: Phân bổ và sử dụng lao động của hộ điều tra ở 3 xã năm 2018..........72

Bảng 3.14. Tình hình sử dụng vốn và lao động cho sản xuất trồng trọt của

các hình thức tổ chức sản xuất bình quân cho 1ha canh tác năm

2015-2017............................................................................................74

vii

Bảng 3.15: Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt tại 3

xã điều tra ............................................................................................75

Bảng 3.16: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giống từ năm 2015-2017 ...........77

Bảng 3.17: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ cây màu qua 3 năm 2015-

2017 trên địa bàn huyện Văn Yên.......................................................79

Bảng 3.18: Nguồn thông tin để hộ ra quyết định sản xuất kinh doanh..................83

Bảng 3.19: Phân tích SWOT..................................................................................84

viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1. Luận văn đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu sau:

- Đánh giá thực trạng cơ cấu ngành trồng trọt tại huyện Văn Yên.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn

huyện Văn Yên.

- Đề xuất một số giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Văn Yên, tỉnh

Yên Bái giai đoạn 2020-2025.

2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn

* Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin/Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn sách, bài

trong các tạp chí chuyên ngành, các bài phân tích, các đề tài nghiên cứu các cấp của

các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nghiên cứu của các cơ quan, các báo

cáo của địa phương (các phòng/ban thuộc huyện Văn Yên và tỉnh Yên bái),Chính

phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tài liệu công bố trên mạng; các

luận văn, luận án có liên quan đến tái cơ cấu ngành trồng trọt, chuyển dịch cơ cấu

ngành trồng trọt, tác động của cơ cấu ngành trồng trọt và tái cơ cấu sản xuất trồng

trọt đến thu nhập của hộ nông dân.

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

+ Phương pháp lựa chọn mẫu điều tra:

* Lựa chọn xã điều tra: tiêu chí lựa chọn xã là những xã được chọn phải đại

diện cho các loại hình sản xuất trồng trọt của huyện, bao gồm An Thịnh, Hoàng

Thắng, Đại Phác.

* Lựa chọn thôn điều tra: xã An Thịnh, tôi lựa chọn 2/18 thôn, xã Hoàng

Thắng chọn 2/13 thôn, xã Đại Phác chọn 2/9 thôn.

* Chọn hộ điều tra: Do điều kiện về thời gian, kinh phí và cán bộ hỗ trợ, mỗi

xã chúng tôi lựa chọn 30 hộ điều tra với số lượng là 15 hộ/thôn. Thông qua trao đổi

với chủ tịch xã, chủ tịch hội nông dân hay chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, các

trưởng thôn và bí thư chi bộ thôn, chúng tôi xác định cụ thể các hộ điều tra. Tiêu chí

ix

cơ bản lựa chọn hộ như sau:

* Hộ đại diện cho mức độ kinh tế trong thôn/xã (hộ khá, trung bình, nghèo);

* Hộ đại diện cho loại hình sản xuất trong thôn và xã;

* Cơ cấu sản xuất trồng trọt của các hộ có thay đổi những năm gần đây.

Ngoài ra, một số tiêu chí khác chúng tôi cũng quan tâm và xem xét như khả

năng cung cấp thông tin của hộ, hộ hiện đang có tại địa phương (bởi hiện nay một

số hộ đi làm ăn tại địa phương khác hoặc đi làm thuê hàng ngày (sáng đi, tối về), hộ

cán bộ hay hộ thuần nông dân, ...

- Phương pháp PRA

Sử dụng phương pháp PRA là quá trình cùng chia sẻ, phân tích thông tin và

hành động giữa các bên tham gia tái cơ cấu ngành trồng trọt. Trong đó, người dân

đóng vai trò chủ đạo để xác định những khó khăn, tồn tại, hạn chế, bất cập của cơ cấu

trồng trọt trước đây, thảo luận các giải pháp và lập kế hoạch hành động để giải quyết

các khó khăn đó, xây dựng cơ cấu trồng trọt mới phù hợp hơn.

Nhiệm vụ chủ yếu khi sử dụng công cụ PRA là:

- Xác định các khó khăn, bất cập trong cơ cấu trồng trọt hiện tại.

- Thảo luận các nguyên nhân – giải pháp.

- Lập kế hoạch tái cơ cấu ngành trồng trọt.

Phỏng vấn nhóm nông hộ ở cấp xã và cộng đồng sử dụng các công cụ trong

bộ công cụ PRA nhằm đưa ra những định hướng, giải pháp tái cơ cấu ngành trồng

trọt. Bộ công cụ PRA cho tái cơ cấu trồng trọt là bộ công cụ giúp đánh giá nhanh

thực trạng ngành trồng trọt trên địa bàn huyện, xây dựng định hướng, kế hoạch tái

cơ cấu ngành trồng trọt có sự tham gia của người dân phù hợp và có tính khả thi cao

nhất trên địa bàn huyện Văn Yên.

* Phương pháp tổng hợp số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, chuẩn hóa để

tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp phân

tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được

xử lý số liệu bằng chương trình Excel.

* Phương pháp phân tích

x

- Phân tổ thống kê, phân tích thống kê: Dựa vào sự khác biệt về đặc

điểm, tính chất chúng tôi tiến hành phân tổ các nhóm theo quy mô sản xuất của các

hộ nông dân.

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích mức độ tuyệt

đối, tương đối, bình quân để mô tả về thực trạng cơ cấu ngành trồng trọt và đánh giá

kết và hiệu quả kinh tế sản xuất từng loại cây trồng…

- Phương pháp so sánh

- Phân tích SWOT

- Phương pháp chuyên khảo

3. Kết quả nghiên cứu đạt được

Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về khái niệm cơ cấu ngành trồng trọt và

tái cơ cấu ngành trồng trọt, các nội dung, đặc điểm tái cơ cấu ngành trồng trọt, các

yếu tố ảnh hưởng tới tái cơ cấu ngành trồng trọt. Đồng thời đưa ra cơ sở thực tiễn

kinh nghiệm tái cơ cấu ngành của các nước trên thế giới và các tỉnh thành trong

nước. Từ đó rút ra được một số kinh nghiệm áp dụng trong nghiên cứu thực tiễn tái

cơ cấu ngành trồng trọt huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Đánh giá thực trạng cơ cấu ngành trồng trọt cho thấy Văn Yên cho thấy:

- Thực trạng phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong sản xuất trồng trọt trên

địa bàn huyện còn thấp. Trong đó đất đai vẫn chủ yếu do các hộ gia đình chiếm tỷ lệ

trên 95,5% diện tích đất canh tác còn doanh nghiệp và trang trại chiếm tỷ lệ thấp.

- Hộ gia đình sản xuất trồng trọt là chủ yếu, vốn đầu tư trồng trọt thấp, áp

dụng tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế chông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước; năng suất

lao động thấp, chủ yếu là lao động thủ công.

- Hiện nay chính quyền các cấp vẫn đang tập trung vào chính sách chuyển

đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện. Công tác tái cơ cấu ngành trồng trọt còn

hạn chế việc chính sách thúc đấy tái cơ cấu ngành trồng trọt. Việc liên kết sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm giữa các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn huyện với các

đơn vị chế biến, bao tiêu sản phẩm còn hạn chế cả về diện tích, các loại giống cây

trồng và giá trị sản xuất.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!