Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu stress ở học sinh trung học phổ thông tp đà nẵng
PREMIUM
Số trang
149
Kích thước
10.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1662

Nghiên cứu stress ở học sinh trung học phổ thông tp đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ MY NY

NGHIÊN CỨU STRESS Ở HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TP ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Đà Nẵng - 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ MY NY

NGHIÊN CỨU STRESS Ở HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TP ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC

Mã số: 83.10.401

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ HẰNG PHƯƠNG

Đà Nẵng - 2021

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................2

4. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2

5. Khách thể nghiên cứu .........................................................................................2

6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2

7. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................2

8. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2

9. Cấu trúc của đề tài ..............................................................................................2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU STRESS Ở HỌC

SINH THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.......................................................................4

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề stress ................................................................4

1.1.1. Những nghiên cứu về vấn đề stress trên thế giới..........................................4

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề stress của học sinh tại Việt Nam..................6

1.2. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................8

1.2.1. Khái niệm stress............................................................................................8

1.2.2. Khái niệm stress của học sinh THPT..........................................................10

1.3. Các biểu hiện của stress...................................................................................11

1.3.1. Biểu hiện về sinh lý ....................................................................................11

1.3.2. Biểu hiện về nhận thức ...............................................................................12

1.3.3. Biểu hiện về cảm xúc..................................................................................13

1.3.4. Biểu hiện về hành vi ...................................................................................14

1.4. Các nguyên nhân dẫn đến stress ở học sinh THPT ......................................15

1.4.1. Nguyên nhân từ cá nhân học sinh...............................................................15

1.4.2. Nguyên nhân từ gia đình.............................................................................16

1.4.3. Nguyên nhân từ nhà trường ........................................................................17

1.4.4. Nguyên nhân từ xã hội................................................................................18

1.5. Các mức độ stress ở học sinh ..........................................................................19

1.6. Ảnh hưởng của stress đến học sinh.................................................................20

1.6.1. Ảnh hưởng về mặt sinh lý...........................................................................20

1.6.2. Ảnh hưởng về mặt tâm lý ...........................................................................21

1.7. Một số đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng của học sinh THPT........................23

1.7.1. Khái niệm học sinh THPT ..........................................................................23

1.7.2. Những thay đổi về mặt tâm sinh lý xã hội của học sinh THPT..................24

1.7.3. Sự phát triển tự ý thức ................................................................................27

1.7.4. Sự phát triển xu hướng nhân cách ..............................................................28

v

Tiểu kết chương 1....................................................................................................30

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

MỨC ĐỘ STRESS Ở HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.....................31

2.1. Tổ chức nghiên cứu..........................................................................................31

2.1.1. Mô tả khái quát về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu...............31

2.2. Tổ chức nghiên cứu..........................................................................................33

2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu cơ sở lý luận ............................................................33

2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực trạng.................................................................33

2.2.3. Giai đoạn thực nghiệm................................................................................34

2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................35

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................35

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ..........................................................35

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn .............................................................................42

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học....................................43

2.3.5. Phương pháp thực nghiệm..........................................................................44

Tiểu kết chương 2....................................................................................................47

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG STRESS Ở HỌC SINH

THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM........48

3.1. Thực trạng stress ở học sinh THPT thành phố Đà Nẵng.............................48

3.1.1. Nhận định của học sinh và giáo viên THPT Thành phố Đà Nẵng về mức độ

stress của học sinh .........................................................................................................48

3.1.2. Thực trạng stress của học sinh THPT Thành phố Đà Nẵng theo trắc

nghiệm PSS....................................................................................................................50

3.1.3. Nguyên nhân của stress ở học sinh THPT Thành phố Đà Nẵng ................57

3.1.4. Biện pháp giảm thiểu stress cho học sinh...................................................64

3.1.5. Đề xuất giải pháp ........................................................................................66

3.2. Thực nghiệm biện pháp giảm thiểu stress cho học sinh THPT Thành phố Đà

Nẵng ..............................................................................................................................70

3.2.1. Cơ sở khoa học xây dựng chương trình......................................................70

3.2.2. Nguyên tắc xây dựng chương trình phòng ngừa stress cho học sinh THPT

.......................................................................................................................................73

3.2.3. Mục đích thực nghiệm................................................................................73

3.2.4. Khách thể thực nghiệm...............................................................................73

3.2.5. Thời gian và địa điểm thực nghiệm............................................................74

3.2.6. Nội dung chương trình phòng ngừa stress cho học sinh.............................74

3.2.7. Kế hoạch thực hiện chương trình................................................................74

3.2.8. Kết quả chương trình thực nghiệm.............................................................75

Tiểu kết chương 3....................................................................................................78

vi

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................81

PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1

vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Viết tắt của từ

BGH Ban giám hiệu

CLB Câu lạc bộ

GD-ĐT Giáo dục – đào tạo

GV Giáo viên

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

HS Học sinh

TB Trung bình

THPT Trung học phổ thông

XH Xã hội

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1. Tổng số học sinh tham gia điều tra thử 32

2.2. Tổng số học sinh tham gia điều tra chính thức 33

3.1. Biểu hiện mức độ stress của học sinh theo test PSS 49

3.2.

Mức độ stress của học sinh theo lớp (theo trắc

nghiệm PSS)

50

3.3. Mức độ stress của test Philips theo giới tính 55

3.4.

Nhóm học sinh bị stress theo nhận định của giáo

viên (%) 57

3.5.

Biểu hiện 8 nhóm nguyên nhân gây stress ở học sinh

THPT

57

3.6. Điểm trung bình test Philips so với giới tính 59

3.7.

Biểu hiện ứng phó của học sinh trước các tình huống

gây stress

63

3.8.

Nhận định của giáo viên về nguyên nhân stress ở học

sinh (%)

64

3.9.

Mong muốn của học sinh để giảm thiểu tình trạng

stress

66

3.10.

Mức độ nhận thức của học sinh THPT Nguyễn

Thượng Hiền về Stress

71

3.11. Mức độ stress theo giới tính 71

3.12. Mức độ Stress theo học lực 72

3.13. Mức độ Stress theo khối lớp 73

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Số hiệu hình

và biểu đồ

Tên hình và biểu đồ Trang

1.1. Mô hình stress của Lazarus và Folkman (1984) 9

3.1. Tỉ lệ học sinh bị stress theo đánh giá của giáo viên và

học sinh 48

3.2. Điểm trung bình 5 biểu hiện của test PSS 51

3.3. Mức độ stress của học sinh dựa theo lớp (Theo test

Philips) 52

3.4. Điểm trung bình test PSS so với khối lớp 53

3.5. Biểu đồ thể hiện mức độ stress theo giới tính của học

sinh 54

3.6. Tương quan giữa mức độ stress với giới tính của test

Philips 54

3.7. Tương quan giữa mức độ stress với giới tính (test pss) 55

3.8. Biểu đồ thể hiện mức độ stress của học sinh theo trường 56

3.9. Biểu đồ thể hiện cách ứng phó của học sinh trước tình

huống làm mất tiền quỹ lớp

60

3.10. Biểu đồ thể hiện cách ứng phó của học sinh trước tình

huống quên ngày mai có bài kiểm tra 61

3.11. Biểu đồ thể hiện cách ứng phó của học sinh trước tình

huống bị nghi ngờ lấy trộm tiền

62

3.12. Biểu đồ thể hiện cách ứng phó của học sinh trước tình

huống bị nghi ngờ gian lận bài thi 62

3.13. Các biện pháp nhà trường thực hiện để giảm stress cho

học sinh 65

3.14. Sơ đồ phân bố các điểm số 11, 12, 13 69

3.15. So sánh mức độ stress trước và sau thực nghiệm của học

sinh 76

3.16. So sánh mức độ stress theo giới tính trước thực nghiệm 77

3.17. So sánh mức độ stress theo học lực trước thực nghiệm 77

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, sự bùng nổ về mặt công nghệ

đã giúp chúng ta tiếp cận được với những nguồn tri thức mới. Đời sống tâm lý con người

cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn để thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Cùng

với sự phát triển đó đòi hỏi con người cũng phải thay đổi theo để bắt kịp các tri thức

mới. Đó cũng là nguyên nhân khiến học sinh THPT đang phải từng ngày nỗ lực để đáp

ứng được chương trình học phức tạp và khó khăn hơn. Các em phải gồng mình để thực

hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc từ phía bản thân, gia đình, nhà trường và cả xã hội. Những

áp lực về thi cử, điểm số…đã vô hình chung khiến các em cảm thấy căng thẳng, mệt

mỏi và không tìm ra được hướng giải quyết nó.

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về stress của học

sinh. Stress học đường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống nói chung và hiệu

quả học tập nói riêng nên đây là một vấn đề được đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà

quản lý giáo dục và phụ huynh quan tâm. Nguyên nhân dẫn đến stress chủ yếu là do sức

ép từ phía chương trình học, áp lực điểm số trong thi cử và sự kì vọng của gia đình đã

khiến tình trạng stress ở học sinh ngày càng tăng cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10-20% trẻ em và vị thành niên đang mắc

các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu của các tác

giả nghiên cứu về stress ở học sinh như nghiên cứu về “Thực trạng khó khăn tâm lý của

học sinh và nhu cầu sử dụng ứng dụng tư vấn tâm lý trong học đường” của tác giả Trần

Văn Công [1]. “Nghiên cứu lo âu và cách ứng phó với lo âu của học sinh THCS” của

tác giả Trần Thị Thương [7].

“Thực trạng mức độ căng thẳng trong học tập của học sinh lớp 12 trên địa bàn TP

Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương [8]. Hay “nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh các trường THPT trên địa bàn TP Huế”

năm 2019 của tác giả Ngô Thị Diệu Hường [5].

Nghiên cứu “Kỳ vọng của cha mẹ và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển tâm lý

của con cái” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền đã đề cập đến việc sự kỳ vọng của cha

mẹ là một trong các nguyên nhân dẫn đến căng thẳng tâm lý của trẻ em [3].

Các nghiên cứu cho thấy một xu hướng rõ ràng tỷ lệ vị thành niên, thanh niên Việt

Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần là đáng kể. Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề

tài: “Nghiên cứu stress ở học sinh THPT thành phố Đà Nẵng”.

2. Mục đích nghiên cứu

- Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan vấn đề và thực trạng stress của học sinh THPT

2

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (bao gồm mức độ, nguyên nhân, biểu hiện, ảnh hưởng)

để đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu những căng thẳng tâm lý cho học sinh.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận

Tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận nhận thức về vấn đề stress của học sinh THPT

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về stress, stress của học sinh THPT

- Nghiên cứu thực trạng stress của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu những stress cho học sinh THPT.

4. Đối tượng nghiên cứu

- Stress ở học sinh THPT Thành phố Đà nẵng.

5. Khách thể nghiên cứu

- Học sinh trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng.

- Giáo viên THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Tìm hiểu thực trạng stress của học sinh THPT (bao gồm mức độ,

biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng của stress đến học sinh)

- Về khách thể và địa bàn nghiên cứu: 420 học sinh và 20 giáo viên tại tp. Đà Nẵng

- Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021

7. Giả thuyết nghiên cứu

Thực trạng stress ở học sinh THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng đang ở mức cao và

có sự phân biệt giữa giới tính, khối lớp, học lực với nhau. Nguyên nhân gây stress ở học

sinh đa số không thỏa mãn mong đợi của người khác. Biểu hiện của stress ở học sinh

thể hiện về mặt sinh lý, cảm xúc, nhận thức và hành vi. Nếu xây dựng và tổ chức được

các chương trình phòng ngừa sẽ góp phần giảm thiểu stress cho học sinh THPT.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

8.3. Phương pháp phỏng vấn

8.4. Phương pháp trắc nghiệm

8.5. Phương pháp thống kê toán học

9. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được bố cục

trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu stress ở học sinh THPT thành phố

3

Đà Nẵng

Chương 2: Tổ chức và nghiên cứu thực trạng mức độ stress ở học sinh THPT thành

phố Đà Nẵng

Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng stress ở học sinh THPT thành phố Đà

Nẵng và chương trình thực nghiệm

4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU STRESS

Ở HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề stress

1.1.1. Những nghiên cứu về vấn đề stress trên thế giới

Lý thuyết tương tác về stress của Lazarus & Folkman (1984) là một trong những

lý thuyết đươc sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về stress. Trong khi hai lý

thuyết của Cannon (1932) và Selye (1956) coi stress chỉ thuần là những phản ứng về

mặt sinh lý, và lý thuyết của Holmes và Rahe (1967) xem xét stress như là những kích

thích có bản chất là sự thay đổi trong cuộc sống, thì Lý thuyết tương tác về stress lại cho

rằng stress là một quá trình trong đó cá nhân và môi trường liên tục tác động qua lại lẫn

nhau mà ứng phó là một phần quan trọng của sự tương tác ấy [28].

Cho đến nay, nghiên cứu về stress có các hướng như sau:

Hướng nghiên cứu thứ nhất là tiếp cận stress dưới góc độ sinh học với các nhà

khoa học nghiên cứu tiêu biểu như: Walter Cannon (1920) đã mô tả một cách khoa học

về cách con vật và con người phản ứng với mối nguy hiểm từ bên ngoài. Với Hans Selye,

stress được quan niệm như một trạng thái bên trong cơ thể. Plaut và Friedman (1981) đã

chứng minh stress làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng, các phản ứng dị

ứng ở người. Irwin và Linvnat (1987) cho thấy có vô số tác nhân stress đã làm giảm sự

tuần hoàn của tế bào. Cohen, Kessler và Gordan (1997) Stress là một quá trình trong đó

những đòi hỏi từ phía môi trường vượt quá khả năng thích ứng của cơ thể, gây ra những

thay đổi về tâm lý và sinh lý, đưa cá nhân đến nguy cơ bị bệnh [29].

Hướng nghiên cứu thứ hai coi stress có nguyên nhân tác động từ môi trường. Ở

Anh, vào những năm 1990, trung bình có khoảng 15% đến 20% công nhân bị stress đến

mức ngã bệnh và phải nghỉ việc trong các nhà máy. Stress trong môi trường lao động đã

khơi dậy mối quan tâm của giới nghiên cứu nhằm làm giảm thiểu stress trong công việc,

đặc biệt trong những ngành sản xuất vật chất. Ngoài ra yếu tố gây căng thẳng cao nhất

và có tần suất phản ánh lớn nhất là về mục tiêu học tập trong trường học [14], [19]. Liên

quan đến việc xem stress là có tác động của môi trường, có nguyên nhân từ môi trường

sống, nhóm tác giả- Nadya M.Kouzma (2004) viết “Nguồn báo cáo về Stress ở học sinh

trung học” Kết quả bởi 423 học sinh trung học năm cuối ở Úc cho thấy nguồn gốc cao

nhất của sự căng thẳng này là các kỳ thi và kết quả, quá nhiều việc phải làm, lo lắng về

tương lai, đưa ra lựa chọn về nghề nghiệp, học tập để kiểm tra [27].

Hướng thứ ba nghiên cứu stress như quá trình tâm lí - quá trình tương tác giữa

con người và thế giới khách quan, trong đó chủ thể nhận thức sự kiện, hiện tượng từ môi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!