Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu sản xuất giống và trồng cây chuối đỏ dacca (musa acuminata) nuôi cấy mô trong điều kiện sinh thái của huyện hòa vang, thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TÁN THỊ NỮ
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG VÀ TRỒNG CÂY CHUỐI
ĐỎ DACCA (MUSA ACUMINATA AAA GROUP ‘RED DACCA’)
NUÔI CẤY MÔ TRONG ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA HUYỆN
HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số : 842 01 20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
SINH THÁI HỌC
Đà Nẵng – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN MINH LÝ
Phản biện 1:
PGS.TS. NGUYỄN TẤN LÊ
Phản biện 2:
TS. VŨ THỊ BÍCH HẬU
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Sinh thái học, họp tại Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng
vào ngày 25 tháng 11 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
− Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
− Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuối là loại thực vật thân thảo có hoa lớn nhất trong chi Musa
[66]. Trên thế giới, chuối được trồng ở hơn 135 quốc gia trên tổng
diện tích trồng là 11 triệu ha đất với sản lượng 145 triệu tấn/năm,
mang lại giá trị kinh tế khoảng 44,1 tỉ USD. Theo INIBAP (2001),
Chuối cung cấp nguồn cacbonhidrat chính cho hơn 400 triệu người ở
các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, với 25% trong số đó là ở Châu
Phi [29]. Vì vậy, từ năm 2013, chuối được xem là loại cây lương
thực quan trọng đứng thứ tư trên thế giới sau lúa, lúa mì và ngô [30].
Hiện nay, Ấn Độ và Trung Quốc sản xuất chuối với sản lượng cao
nhưng khi xuất khẩu ra thị trường thế giới lại rất thấp, còn Ecuador
có sản lượng chuối đứng thứ 5 thế giới nhưng lại là quốc gia xuất
khẩu chuối lớn nhất thế giới; ta thấy, tuy sản lượng chuối cao (145
triệu tấn/năm) nhưng về mặt xuất khẩu thì chỉ có 15% sản lượng
được xuất khẩu (và khu vực nhập khẩu chuối lớn nhất là châu Âu),
còn 85% sản lượng chỉ để tự tiêu thụ hoặc phục vụ cho thị trường địa
phương [30].
Ở Việt Nam, chuối là loại cây trồng truyền thống, không
những cung cấp sản phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng, gắn liền với đời
sống người dân mà còn mang lại giá trị kinh tế nhất định. Hiện nay,
sản xuất chuối có xu hướng tăng, chuối được trồng trên tổng diện tích
khoảng 110.000 ha với sản lượng khoảng 1,4 – 1,6 triệu tấn/năm [6].
Theo quy hoạch, đến năm 2020, tổng sản phẩm chuối quả xuất khẩu
phải tương đương dứa, tức là đạt 100 ngàn tấn và kim ngạch xuất
khẩu (chỉ đứng sau dứa và thanh long) là phải đạt 35 triệu USD [5].
Chuối đỏ Dacca (Musa acuminata AAA ‘Red Dacca’) là loại chuối
2
chỉ mới được nhập về Việt Nam một vài năm gần đây, có nguồn gốc
ở châu Úc, Trung và Nam Mỹ. Chuối đỏ Dacca là loại quả rất được
ưa chuộng ở vùng Trung Mỹ với hơn 6,4 tỉ USD tiêu thụ mỗi năm.
Đây là loại chuối có kích thước quả nhỏ hơn quả chuối thông thường
một chút, quả chuối có vỏ màu đỏ đậm hoặc hơi tím, thịt của chuối
có màu kem hồng với hương vị chuối nhẹ nhàng quyện lẫn vị của quả
mâm xôi đầy hấp dẫn. Đây là giống chuối hiện nay đang gây sốt trên
thị trường Việt Nam bởi màu sắc bắt mắt, hàm lượng dinh dưỡng ổn
định, mùi vị thanh tao và không gây tăng cân nếu ăn hằng ngày nhờ
hàm lượng calo thấp (110 calo/quả) [65].
Mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu nhân giống cây chuối
bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào, tuy nhiên hầu hết đều được tiến
hành trên các đối tượng là chuối tây, chuối già lùn, chuối mốc,...
Hiện nay, tại thành phố Đà Nẵng, chỉ mới có duy nhất đề tài của tác
giả Nguyễn Thị Ngọc Thương, nghiên cứu nhân giống cây chuối đỏ
Dacca bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro, 2018 [13]. Việc nghiên cứu
sản xuất cây giống và trồng cây chuối Dacca trên diện rộng nhằm
cung ứng các sản phẩm từ chuối đỏ Dacca cho thị trường tiêu thụ,
vươn đến mục tiêu xuất khẩu và tạo điều kiện phát triển kinh tế cho
hộ nông dân của thành phố Đà Nẵng là hướng đi cần thiết.
Xuất phát từ những cơ sở trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu sản xuất giống và trồng cây chuối đỏ
Dacca (Musa acuminata) nuôi cấy mô trong điều kiện sinh thái
của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được các NTST thích hợp cho sinh trưởng của cây
chuối đỏ Dacca trồng trong giai đoạn vườn ươm (tạo cây giống) và
3
trong tự nhiên tại thành phố Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được ảnh hưởng của một số NTST lên khả năng
sống sót và sinh trưởng của chuối đỏ Dacca in vitro trong giai đoạn
vườn ươm tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
- Xác định được ảnh hưởng của một số NTST lên quá trình
sinh trưởng của cây chuối đỏ Dacca trồng trong điều kiện sinh thái
huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học mới
về ảnh hưởng của các NTST đến sinh trưởng của cây chuối đỏ Dacca
nuôi cấy mô được ươm trồng trong điều kiện sinh thái tại Đà Nẵng.
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu
khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp, sinh học.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tốt để xây dựng quy
trình sản xuất cây giống và trồng trên quy mô lớn cây chuối đỏ Dacca
trong điều kiện sinh thái Đà Nẵng.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà quản lí hoạch định
các chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố
Đà Nẵng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây chuối
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
1.1.2. Đặc điểm sinh học
1.1.3. Đặc điểm sinh thái
4
1.1.4. Giá trị của cây chuối đối với đời sống con người
a) Giá trị dinh dưỡng
b) Giá trị kinh tế
c) Giá trị dược liệu
d) Các giá trị sử dụng khác
1.1.5. Tình hình sản xuất chuối trên thế giới và Việt Nam
a) Tình hình sản xuất chuối trên thế giới
b) Tình hình sản xuất chuối ở Việt Nam
1.2. Ảnh hưởng của một số NTST đến sinh trưởng của cây chuối
Trong mối quan hệ tổng hòa với hệ sinh thái, cây chuối được
trồng hoặc tồn tại trong môi trường sống tự nhiên đều chịu tác động
của các NTST theo các quy luật nhất định. Đối với cây chuối, sự tác
động của một số NTST trong giới hạn nghiên cứu thể hiện qua:
1.2.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố vô sinh đến sinh
trưởng của cây chuối
a) Đất trồng chuối
b) Ánh sáng
c) Nhiệt độ
d) Nước và độ ẩm
e) Dinh dưỡng khoáng
1.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ và giá thể trồng đến sinh
trưởng của cây chuối
a) Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng của cây chuối
b) Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây chuối
1.2.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái
đến sinh trưởng của cây chuối
a) Các nghiên cứu trong nước
b) Các nghiên cứu nước ngoài
5
1.3. Giới thiệu về cây chuối đỏ Dacca
1.3.1. Nguồn gốc và phân bố
1.3.3. Những nghiên cứu về cây chuối đỏ Dacca
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: cây chuối đỏ Dacca có tên khoa học là
Musa acuminata (AAA group) ‘Red Dacca’ thuộc phân loài Red, loài
AAA, nhóm loài Musa acuminata và thuộc phân chi Emusa của chi
chuối Musa. (Hình 2.1.a)
Nguyên liệu nghiên cứu: cây chuối đỏ Dacca in vitro được
cung cấp từ phòng Công nghệ sinh học, Khoa Sinh – Môi trường,
trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. (Hình 2.1.b)
a b
Hình 2.1. Cây chuối đỏ Dacca ngoài tự nhiên (a) và Cây chuối đỏ
Dacca in vitro (b)
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2017 đến hết
tháng 8/2018.
- Nghiên cứu sản xuất giống chuối đỏ Dacca (giai đoạn vườn
ươm) tại vườn ươm Hải Trần, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang,
6
thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu trồng cây chuối đỏ Dacca ngoài tự nhiên tại 3
khu vực khác nhau thuộc xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng.
2.3. Nội dung nghiên cứu
-Khảo sát ảnh hưởng của một số NTST đến khả năng sống sót
và sinh trưởng của cây chuối đỏ Dacca in vitro trong giai đoạn vườn
ươm.
-Khảo sát một số NTST tự nhiên và chọn ra các loại đất trên
vùng sinh thái phù hợp để trồng thử nghiệm cây chuối đỏ Dacca tại
thành phố Đà Nẵng.
-Nghiên cứu ảnh hưởng của một số NTST đến khả năng sinh
trưởng của cây chuối đỏ Dacca trồng tại xã Hòa Khương huyện Hòa
Vang thành phố Đà Nẵng.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra và khảo sát
- Tiến hành khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu, kết hợp
với phỏng vấn chuyên gia, hộ nông dân có kinh nghiệm và các nhà
vườn về đối tượng nghiên cứu.
- Điều tra, thu thập số liệu từ các nguồn tài liệu về khí hậu của
thành phố Đà Nẵng từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2018.
2.4.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu của đất
a) Phương pháp lấy mẫu đất
b) Phương pháp xác định pH và độ ẩm đất
c) Phương pháp xác định nitơ tổng số
d) Phương pháp xác định photpho (P2O5)
e) Phương pháp xác định kali (K2O)
2.4.3. Phương pháp ươm trồng cây chuối đỏ Dacca in vitro
7
trong giai đoạn vườn ươm
a) Phương pháp huấn luyện cây in vitro
b) Phương pháp chuẩn bị giá thể cho bầu ươm
c) Phương pháp trồng cây chuối đỏ Dacca in vitro vào bầu ươm
d) Phương pháp bố trí giá thể trồng
e) Phương pháp che sáng
f) Phương pháp tưới nước
2.4.4. Phương pháp trồng cây chuối đỏ Dacca ngoài tự nhiên
tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Để cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao
cần phải được trồng trên loại đất màu mỡ và độ ẩm đất phong phú.
Không chỉ vậy, tốc độ sinh trưởng của chuối trong 3 – 4 tháng đầu
tiên quyết định đến khối lượng và số lượng nải / buồng, do đó việc
lựa chọn và bố trí loại đất trồng, thời vụ trồng, chế độ nước tưới và
chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ nét đến sinh trưởng và phát triển
của chuối.
Ngoài ra, để xác định được ảnh hưởng của các NTST đến khả
năng sinh trưởng của cây chuối đỏ Dacca khi được trồng thực nghiệm
ngoài tự nhiên thì ở mỗi NTST chúng tôi nghiên cứu trên 3 CT thí
nghiệm (ô thí nghiệm) được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn
(RCDB) với 10 cây / ô thí nghiệm và lặp lại 3 lần ở mỗi CT thí
nghiệm.
a) Phương pháp xác định thời vụ trồng
b) Phương pháp khảo sát các loại đất trồng
c) Phương pháp tưới nước
d) Phương pháp bổ sung dinh dưỡng
8
2.4.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng
-Tỷ lệ sống sót của cây in vitro được tính theo công thức:
Số cây sống
Tỷ lệ sống của cây con = Số cây sống x 100% Tổng số cây trồng ban đầu
- Xác định số lá: đếm tổng số lá đủ khả năng đảm nhận chức
năng quang hợp hiện có trên cây.
- Xác định chiều cao thân giả: Dùng thước dây đo khoảng cách
chia đến độ mm để đo chiều cao thân giả. Chiều cao thân giả được đo
từ gốc thân giả đến điểm giao nhau của 2 phiến lá trên cùng.
- Xác định chu vi thân giả: Dùng thước dây đo khoảng cách
chia đến độ mm để đo chu vi thân giả. Vị trí đo chu vi thân giả chuối
cách mặt đất 0,5cm đối với thân giả cây chuối trong giai đoạn vườn
ươm và cách mặt đất 5cm đối với cây chuối trồng thực nghiệm ngoài
tự nhiên.
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu. Mỗi thí nghiệm đều được bố
trí lặp lại ít nhất 3 lần. Tất cả số liệu nghiên cứu được xử lý bằng
phần mềm SPSS 20 với mức ý nghĩa p<0,05.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của một số NTST đến khả năng sống sót và sinh
trưởng của cây chuối đỏ Dacca in vitro trong giai đoạn vườn ươm
3.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sống sót và sinh
trưởng của cây chuối Dacca in vitro ở giai đoạn 1 của vườn ươm
Cây chuối đỏ Dacca in vitro sau khi đã huấn luyện được trồng
vào 3 loại giá thể khác nhau để đánh giá khả năng sống sót và sinh
trưởng trong 30 ngày trồng tại giai đoạn 1 của vườn ươm. Kết quả
9
được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sống sót và sinh
trưởng của cây chuối Dacca in vitro ở giai đoạn 1 của vườn ươm
Loại giá thể Tỉ lệ sống
(%)
Khả năng sinh trưởng
Chiều cao thân giả
(cm)
Số lá
(lá)
Chu vi thân giả
(cm)
100% ĐCPS 86,95 3,34a 3,82a 1,15a
ĐCPS : trấu hun
(1 : 1) 100 4,82c 4,96c 2,41b
ĐCPS : xơ dừa
(1 : 1) 95,65 4,00b 4,18b 1,38a
Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý
nghĩa thống kê với p<0,05
Ttrong giai đoạn 1 của vườn ươm thể hiện tỉ lệ sống tuyệt đối
đạt 100% và khả năng sinh trưởng cao nhất trên loại giá thể 2 (đất cát
phù sa : trấu hun = 1 : 1) với chiều cao thân giả đạt 4,82 cm tăng 1,72
cm so với trị số trung bình của cây ban đầu, chu vi thân giả sau 30
ngày tăng 1,31 cm so cây ban đầu tức đạt 2,41 cm, số lá trung bình
4,96 lá / cây.
3.1.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng sinh
trưởng của cây chuối Dacca in vitro ở giai đoạn 1 của vườn ươm
Ánh sáng là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng quang hợp của thực vật; tuy nhiên, ở giai đoạn cây
in vitro từ phòng thí nghiệm ra môi trường ngoài, dưới sự thay đổi
môi trường chiếu sáng và với cường độ ánh sáng tự nhiên tương đối
cao, cây chuối đỏ in vitro sẽ bị tác động theo hướng tiêu cực. Nhằm
khảo sát cường độ ánh sáng thích hợp cho cây in vitro trong giai đoạn
sống khá nhạy cảm này, cây chuối đỏ Dacca in vitro được đặt thử
nghiệm trong 3 chế độ che sáng khác nhau: che sáng 30%, che sáng
50% và che sáng 70% tại giai đoạn 1 của vườn ươm. Kết quả trình
bày qua bảng 3.2.