Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu sản xuất và sử dụng tảng liếm trong chăn nuôi trâu tại tỉnh Lạng Sơn
PREMIUM
Số trang
128
Kích thước
3.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1565

Nghiên cứu sản xuất và sử dụng tảng liếm trong chăn nuôi trâu tại tỉnh Lạng Sơn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN HỮU

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG

TẢNG LIẾM TRONG CHĂN NUÔI TRÂU

TẠI TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN HỮU

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG

TẢNG LIẾM TRONG CHĂN NUÔI TRÂU

TẠI TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Thị Thanh Huyền

2. TS. Hà Văn Doanh

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận

văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin đảm bảo rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ

nguồn gốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến

Ban đào tạo Sau đại học - Đại Học Thái Nguyên; Ban Giám Hiệu, Phòng

quản lý đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y Trƣờng

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi tôi đƣợc đào tạo để trƣởng thành cũng

nhƣ tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình

trong quá trình học tập cũng nhƣ hoàn thành bản luận văn. Tôi xin cảm ơn các

đơn vị sau đây đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

- Ban lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn; Lãnh đạo Trạm Thú y

huyện Bắc Sơn nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện về thời gian cho tôi trong

quá trình học tập cũng nhƣ trong giai đoạn thực hiện đề tài.

- Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn; Ủy ban nhân dân xã Chiến Thắng là các

cơ quan quản lí nhà nƣớc trên địa bàn tôi triển khai, thực hiện đề tài đã tào điều

kiện và giúp đỡ về nhân lực, vật lực tốt nhất để tôi hoàn thành bản luận văn này.

- Tôi xin chân thành cảm ơn các hộ gia đình chăn nuôi trâu tại các thôn

Hồng Phong I, Hông Phong II và Hồng Phong III xã Chiến Thắng huyện Bắc

Sơn, xã Nam Quan huyện Lộc Bình, xã Tri Lễ huyện Văn Quan tỉnh Lạng

Sơn đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi về gia súc thí nghiệm để tôi thực hiện và

hoàn thành đề tài này.

Để hoàn thành bản luận văn này tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn

sâu sắc tới TS. Lê Thị Thanh Huyền, TS. Hà Văn Doanh là những thầy, cô

hƣớng dẫn về khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi và có trách nhiệm trong quá

trình nghiên cứu cũng nhƣ hoàn thiện bản luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi

trong quá trình xây dựng đề cƣơng và thực hiện bản luận văn này. Nhân dịp

này cho phép tôi đƣợc bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã tận tình giúp

đỡ, động viên khích lệ để tôi vƣợt qua mọi khó khăn hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Hữu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT............................................................................ v

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ......................................................................... vii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4

1.1.1. Tình hình chung về chăn nuôi trâu ở Việt Nam.................................. 4

1.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của trâu...................................................... 6

1.1.3. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của trâu..................................... 18

1.1.4. Nhu cầu dinh dƣỡng của trâu ............................................................ 21

1.1.5. Thức ăn bổ sung cho trâu.................................................................. 24

1.1.6. Bánh dinh dƣỡng - Tảng liếm bổ sung cho trâu................................. 27

1.1.7. Tình hình đàn trâu nuôi tại tỉnh Lạng Sơn ........................................ 30

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .............................................. 31

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ..................................................... 31

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc...................................................... 33

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 37

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 37

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu................................................................ 37

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 37

2.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

2.3. Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu......................................................... 37

2.3.1. Nội dung nghiên cứu......................................................................... 37

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá ......................................................................... 37

2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 38

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 44

3.1. Kết quả đánh giá quy mô và thực trạng sử dụng thức ăn trong chăn

nuôi trâu tại tỉnh Lạng Sơn.............................................................................. 44

3.1.1. Số lƣợng trâu qua các năm................................................................ 44

3.1.2. Quy mô đàn trâu của các hộ dân tại tỉnh lạng Sơn ........................... 46

3.1.3. Kết quả đánh giá việc sử dụng nguồn thức ăn chăn nuôi trâu .......... 49

3.1.4. Tỷ lệ nông hộ có dự trữ thức ăn trong chăn nuôi.............................. 52

3.2. Đánh giá kết quả của việc sản xuất tảng liếm.......................................... 54

3.3. Hiệu quả của việc sử dụng tảng liếm trong chăn nuôi trâu...................... 55

3.3.1. Khả năng sinh trƣởng của đàn trâu ................................................... 55

3.3.2. Kết quả vỗ béo của đàn trâu.............................................................. 61

3.3.3. Tỷ lệ mắc bệnh của trâu .................................................................... 62

3.3.4. Hiệu quả kinh tế ................................................................................ 63

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT

AXBBH : Axít béo bay hơi

Ca : Canxi

Cs : Cộng sự

ĐVT : Đơn vị tính

G : Gram

HCl : Hydroclorua

K : Kali

Mg : Magiê

N : nito

Na : Nattri

NPN : Nitơ phiProteis

P : Photpho

S : Lƣu huỳnh

TCTK : Tổng cục thống kê

VCK : Vật chất khô

VSV : Vi sinh vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diễn biến của đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Lạng Sơn từ

năm 2008 đến năm 2014 ............................................................. 30

Bảng 2.1. Thành phần và tỷ lệ các chất phối trộn ....................................... 39

Bảng 3.1. Số lƣợng trâu của 03 huyện Lộc Bình, Văn Quan, Bắc Sơn

tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011 đến năm 2014 ................................. 44

Bảng 3.2. Tỷ lệ các quy mô chăn nuôi trâu của hộ dân tại Lạng Sơn từ

năm 2011 đến năm 2014 ............................................................. 46

Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ sử dụng các loại thức ăn bổ sung tại chuồng trong

chăn nuôi trâu .............................................................................. 49

Bảng 3.4. Tỷ lệ hộ có dự trữ thức ăn trong chăn nuôi trâu.......................... 52

Bảng 3.5. Kết quả sản xuất tảng liếm.......................................................... 54

Bảng 3.6. Khối lƣợng của trâu qua các kỳ cân............................................ 56

Bảng 3.7. Sinh trƣởng tƣơng đối của trâu qua các tháng theo dõi .............. 57

Bảng 3.8. Sinh trƣởng tuyệt đối của trâu qua các tháng theo dõi................ 58

Bảng 3.9. Khối lƣợng trung bình của trâu qua các tháng theo dõi.............. 61

Bảng 3.10. Tóm tắt tình trạng sức khỏe của các đàn trâu qua sáu tháng

theo dõi........................................................................................ 63

Bảng 3.11. So sánh chi phí tảng liếm/ kg tăng KL........................................ 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Số lƣợng trâu của ba huyện từ năm 2011 đến năm 2014.................44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Là một nƣớc đang trên đà phát triển, với 70% dân số làm nông nghiệp,

từ bao đời nay hình ảnh con trâu đã gắn liền với đời sống ngƣời nông dân

Việt Nam. Ông cha ta đã có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, hình ảnh con

trâu gắn liền với nền kinh tế, với sự khởi nghiệp của nhiều nông hộ. Trên

đồng ruộng với nền văn minh lúa nƣớc, ngƣời nông dân Việt Nam đã nuôi

trâu để cày bừa làm đất nông nghiệp, cung cấp nguồn phân hữu cơ tốt cho cây

trồng, cung cấp sức kéo cho việc vận tải hàng hóa.

Trâu là con vật dễ nuôi, có khả năng chịu đựng kham khổ tốt, dễ thích

nghi với điều kiện ngoại cảnh và chống đỡ bệnh tật cao. Cấu tạo bộ máy tiêu

hóa có hệ vi sinh vật dạ cỏ phong phú nên trâu có thể sử dụng tối đa nguồn

thức ăn thô tự nhiên và nguồn phụ phẩm nông nghiệp.

Song ngày nay, cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, vai trò của con trâu trong sản xuất nông nghiệp đã dần dần có sự thay

đổi. Mặc dù vậy con trâu vẫn là nguồn đƣợc khai thác sức kéo chính trong

nông nghiệp ở một số vùng nông thôn. Ngoài việc cung cấp sức kéo ra trâu

còn cung cấp thịt có giá trị dinh dƣỡng cao cho tiêu dùng hàng ngày của con

ngƣời, thịt trâu béo cung cấp khoảng 2558 (kcal/kg), loại thịt trung bình là

2050 (kcal). Với tỷ lệ thịt xẻ là 48% trâu là con vật cung cấp thịt tiềm năng

cho con ngƣời hiện nay và trong tƣơng lai. Da và sừng cung cấp nguyên liệu

cho ngành thủ công mỹ nghệ (Nguyễn Xuân Trạch, 2002) [51]

Nhiều nhà khoa học cho rằng: Có nhiều nguyên nhân làm cho số lƣợng

đàn trâu nƣớc ta không những không tăng trong những năm gần đây mà khối

lƣợng còn có xu hƣớng giảm. Trong những nguyên nhân cần kể đến là do tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2

quán chăn nuôi ở từng vùng miền, công tác giống chƣa đƣợc chú trọng, diện tích

chăn nuôi bị thu hẹp, công tác chăm sóc nuôi dƣỡng chƣa đƣợc quan tâm....

Do phong tục tập quán tại các vùng miền khác nhau nên việc nuôi

dƣỡng, chăm sóc của các hộ chăn nuôi trâu, bò cũng khác nhau. Tình hình sử

dụng các loại thức ăn có nguồn gốc từ nông nghiệp sẵn có hay thức ăn bổ

sung thêm tại chuồng nuôi chƣa đƣợc quan tâm. Các hộ chăn nuôi chƣa tận

dụng đƣợc nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp để dự trữ cho trâu bò, đặc

biệt là vào mùa Đông khi lƣợng thức ăn xanh thiếu thốn.

Trong chăn nuôi nói chung thiếu khoáng, nhất là khoáng vi lƣợng do

thức ăn gia súc không đảm bảo thành phần và giá trị dinh dƣỡng... dẫn đến

tình trạng rối loạn trao đổi chất, khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dƣỡng,

làm cho sức khỏe gia súc giảm sút, trâu ốm yếu, da lông khô cứng, dễ mắc

các bệnh về chân, móng, năng xuất, chất lƣợng sữa không cao... Nhƣ vậy

năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi sẽ không cao và

không bền vững.

Mặt khác trong mấy năm gần đây ngành chăn nuôi của nƣớc ta nói

chung gặp rất nhiều rủi do, lƣợng thực phẩm đƣợc cung cấp từ thịt lợn, thịt

gia cầm trên thị trƣờng ngày càng khan hiếm, do đó thịt trâu, bò trên thị

trƣờng đƣợc tiêu thụ mạnh. Đây chính là cơ hội cho ngành chăn nuôi trâu,

bò phát triển.

Lạng Sơn là một tỉnh biên giới miền núi phía Bắc về mùa đông vào

những tháng rét đậm, rét hại tỷ lệ trâu, bò bị chết rét, chết đói là rất cao

(năm 2010 là 22.570 con; năm 2011 là 23.482 con; năm 2012 là 23.689

con; năm 2013 là 437 con; năm 2014 là 81 con). Tuy nhiên, Lạng Sơn lại

có địa hình và điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3

gia súc, trong đó có con trâu. Để đánh giá khả năng sinh trƣởng của đàn

trâu cũng nhƣ việc sử dụng nguồn thức ăn tại địa phƣơng, áp dụng khoa

học kỹ thuật vào việc bổ sung các chất cần thiết cho đàn trâu nhằm nâng

cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và bền vững trong chăn nuôi trâu, việc

tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sản xuất và sử dụng tảng liếm trong chăn

nuôi trâu tại tỉnh Lạng Sơn” là thực sự cần thiết và có giá trị khoa học

thực tế phục vụ cho sản xuất và sự phát triển kinh tế xã hội.

2. Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá đƣợc quy mô chăn nuôi và thực trạng sử dụng các nguồn

thức ăn cho chăn nuôi trâu tại tỉnh Lạng Sơn.

- Đánh giá đƣợc hiệu quả của việc sử dụng tảng liếm tự sản xuất cho

đàn trâu ở một số địa phƣơng tại tỉnh Lạng Sơn.

- So sánh đƣợc hiệu quả kinh tế của việc tự sản xuất tảng liếm với việc

mua tảng liếm ngoài thị trƣờng.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận văn đánh giá đƣợc quy mô và

thực trạng sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ cho chăn nuôi trâu nhằm áp dụng

những biện pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao sức sản xuất và phát triển

đàn trâu tại các tỉnh miền núi.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn sẽ góp phần tƣ vấn cho các

nhà quản lý của tỉnh Lạng Sơn đề ra biện pháp phát triển đàn trâu của tỉnh;

Giúp cho ngƣời chăn nuôi chủ động tự sản xuất tại chỗ tảng liếm để bổ xung

cho đàn trâu (tăng khả năng chống rét, giảm thiệt hại kinh tế).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!