Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía Tây
Nam tỉnh Hòa Bình
Phạm Quang Tùng
Chuyên ngành Lâm sinh.
Mã số: 62.62.02.05.
Giáo viên hướng dẫn: GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh
2013
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo tồn đa dạng sinh học được coi là một trong những nhiệm vụ quan
trọng và là trọng tâm đối với sự phát triển trên toàn thế giới. Với sự phát triển
nhanh chóng của kinh tế xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh học còn
yếu kém đã làm cho đa dạng sinh học (ĐDSH) bị suy thoái ngày càng nghiêm
trọng [11], [51], [59], [78]. Sự mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại,
nhiều loài động thực vật bị đe dọa và nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ
yếu là do con người sử dụng tài nguyên không hợp lý. Do đó, việc quản lý tài
nguyên và bảo tồn ĐDSH là thực sự cần thiết và cấp bách [48], [60].
Nhận thức được giá trị to lớn và tầm quan trọng của ĐDSH, năm 1993
Việt Nam đã phê chuẩn công ước quốc tế về bảo tồn ĐDSH. Năm 1995,
Chính phủ đã phê duyệt và ban hành “Kế hoạch hành động ĐDSH ở Việt
Nam”. Năm 2007, “Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020” được xây dựng và phê duyệt triển khai.
Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình là một trong những hệ sinh
thái (HST) đại diện điển hình quan trọng mang tính toàn cầu về HST rừng trên
núi đá vôi có diện tích rộng lớn còn sót lại trên vùng đất thấp Việt Nam, được
các nhà khoa học trong nước và quốc tế xác định là khu vực cần ưu tiên cho
việc bảo tồn ĐDSH đặc trưng của vùng núi đá vôi [64], [73]. Nơi đây đã được
các cấp chính quyền của tỉnh Hòa Bình, các tổ chức, cá nhân quan tâm thực
hiện nhiều nghiên cứu về ĐDSH, quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và
phát triển sinh kế cho cộng đồng xung quanh [38], [39], [40], [41], [72]. Tuy
nhiên, công tác bảo tồn ĐDSH ở đây vẫn đang gặp nhiều khó khăn và thách
thức, nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng tài nguyên ĐDSH tăng cao, mặt khác
do tầm quan trọng và giá trị của ĐDSH đối với cuộc sống của con người rất
3
lớn. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân thấp và năng lực quản lý của các cơ
quan chức năng còn hạn chế, cộng với các giải pháp bảo tồn chưa cụ thể, chưa
sâu sát nên hiệu quả bảo tồn ĐDSH chưa cao làm cho tài nguyên ĐDSH tại
dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình ngày càng suy giảm thậm chí một
số loài có nguy cơ tuyệt chủng tại khu vực.
Để đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn ĐDSH tại khu
vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, tôi thực hiện “Nghiên cứu một
số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực dải núi đá vôi phía Tây
Nam tỉnh Hòa Bình (huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu)”.
2. Mục tiêu của nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng ĐDSH, công tác quản lý, bảo tồn làm cơ sở đề xuất
các giải pháp bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp bộ số liệu đầy đủ nhất về ĐDSH của dải núi đá vôi phía Tây
Nam tỉnh Hòa Bình.
- Cung cấp số liệu hiện trạng ĐDSH, nguồn lực và nhân lực để quản lý,
bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất giải pháp phù hợp phục vụ việc quản lý dải núi đá vôi phía Tây
Nam tỉnh Hòa Bình.
Ý nghĩa thực tiễn
- Tư liệu của luận án góp phần vào công tác quản lý, sử dụng, phát triển
bền vững tài nguyên ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
4
- Làm cơ sở cho việc đề xuất các chính sách bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá
vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
4. Những đóng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên có sự đánh giá tổng hợp về hiện trạng tài nguyên ĐDSH
tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
- Lập danh lục đầy đủ và hệ thống động vật và thực vật tại dải núi đá vôi
phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
- Cung cấp nhiều số liệu phân tích tình hình quản lý tại dải núi đá vôi
phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất mở rộng Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông thêm 3 xã Pù Bin,
Noong Luông, Vạn Mai thuộc huyện Mai Châu.
- Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để tổ chức quản
lý, phát triển bền vững ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa
Bình.
5. Bố cục luận án
Luận án gồm 134 trang, 29 bảng, 8 hình, 36 ảnh màu, và được cấu trúc
thành 4 phần chính như sau: Đặt vấn đề (3 trang), Chương 1: Tổng quan (35
trang), Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (16
trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (78 trang), kết luận - kiến
nghị (2 trang).
Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả (5 công
trình), tài liệu tham khảo (100 tài liệu) và phần phụ lục gồm: Các loại bản đồ,
các câu hỏi phỏng vấn, danh mục các hình ảnh, danh lục thực vật, danh lục
động vật tại khu vực nghiên cứu.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến ĐDSH và bảo tồn đa dạng sinh học
1.1.1. Khái niệm về ĐDSH
Năm 1989, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã định nghĩa:
“ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật,
động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST
vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường‟‟. ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: Đa
dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Trong đó, đa dạng loài bao gồm
toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động vật,
thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, ĐDSH bao gồm sự khác biệt về
gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các cá thể cùng chung sống trong một
quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các
loài sinh sống, và cả sự khác biệt của mối tương tác giữa chúng với nhau [37].
Theo Công ước đa dạng sinh học thì ĐDSH là sự phong phú các sinh vật
sống gồm các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái nước ngọt,
và tập hợp các HST mà sinh vật chỉ là một bộ phận. ĐDSH bao gồm sự đa dạng
trong một loài (đa dạng gen) hay còn gọi là đa dạng di truyền, sự đa dạng giữa
các loài (đa dạng loài) và sự đa dạng hệ sinh thái (đa dạng HST). Nói cách khác
ĐDSH là sự đa dạng của sự sống ở các cấp độ và các tổ hợp [3].
Theo luật ĐDSH năm 2008, ĐDSH là sự phong phú về nguồn gen, các
loài sinh vật và HST trong tự nhiên [21].
6
ĐDSH là sự phong phú của tất cả các sinh vật sống trong tự nhiên trên trái
đất, từ các sinh vật nhỏ bé nhất đến những sinh vật lớn nhất, từ Vi sinh vật, Nấm,
Thực vật, Động vật, các HST và môi trường chúng sinh sống.
ĐDSH trực tiếp phục vụ đời sống của con người trong phát triển kinh tế,
góp phần xóa đói, giảm nghèo…. Những giá trị trực tiếp đó là giá trị sử dụng,
tiêu thụ, và sản xuất ra các mặt hàng phục vụ nhu cầu của con người. ĐDSH và
cảnh quan là nền tảng cho sự phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, điều tiết nguồn
nước, bảo vệ môi trường đặc biệt trong giảm nhẹ các tác động bất lợi do biến đổi
khí hậu hiện nay [25], [37].
1.1.2. Bảo tồn ĐDSH
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con
người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ
hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Có nhiều phương pháp và công cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH. Một số
phương pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng, các
dòng di truyền hay các sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất một
cách bền vững các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh vật,…
[7], [8], [9], [10], [12], [84], [96]. Có thể phân chia các phương pháp và công cụ
thành các nhóm như sau:
- Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Bảo tồn tại chỗ bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo
vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên. Tùy
theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo
7
tồn tại chỗ được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và áp dụng các
biện pháp quản lý phù hợp [7], [8].
- Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation):
Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các
sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng [7], [8], [60]. Mục đích của
việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong
trường hợp: (1) nơi sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các
loài nói trên, (2) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển
sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm
các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thủy hải sản, các ngân hàng giống…
- Phục hồi (Rehabilitation):
Bao gồm các biện pháp để dẫn đến bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn chuyển
chỗ. Các biện pháp này được sử dụng để phục hồi lại các loài, các quần xã, sinh
cảnh, các quá trình sinh thái. Việc hồi phục sinh thái bao gồm một số công việc
như phục hồi lại các HST tại những vùng đất đã bị suy thoái bằng cách nuôi
trồng lại các loài bản địa chính, tạo lại các quá trình sinh thái, tạo lại vòng tuần
hoàn vật chất, chế độ thủy văn, tuy nhiên không phải là để sử dụng cho công
việc vui chơi, giải trí hay phải phục hồi đủ các thành phần động thực vật như
trước đã từng có [7], [60]. Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc bảo
tồn sinh học là bảo vệ các đại diện của HST và các thành phần của ĐDSH.
Ngoài việc xây dựng các KBT cũng cần thiết phải giữ gìn các thành phần của
sinh cảnh hay các hành lang còn sót lại trong khu vực mà con người đã làm
thay đổi cảnh quan thiên nhiên, và bảo vệ các khu vực được xây dựng để thực
hiện chức năng sinh thái đặc trưng quan trọng cho công tác bảo tồn ĐDSH.
8
1.1.3. Quản lý ĐDSH
a. Khái niệm về quản lý ĐDSH
Quản lý ĐDSH là sự quan tâm, chăm sóc đối với TNTN, các HST, các loài và
nguồn tài nguyên di truyền ở một địa phương, một vùng, một lưu vực, những nơi
có giá trị cao về bảo tồn [7].
Quản lý ĐDSH là công việc cần thiết phải có sự tham gia của nhiều ngành:
Các nhà sinh vật học, kinh tế học, nhân chủng học, lâm nghiệp, nông nghiệp, các
nhà khoa học về biển…và được nhiều tổ chức quần chúng, các cấp chính quyền
cùng tham gia thì thành công sẽ đạt được kết quả vững chắc.
b. Các công ước về quản lý và bảo tồn ĐDSH
Công ước ĐDSH: là thành quả chính của Hội nghị Thượng đỉnh về Môi
trường tại Rio de Janiero vào năm 1992. Chính phủ Việt Nam đã ký Công ước
vào ngày 16/11/1994 và phê duyệt Kế hoạch Hành động ĐDSH quốc gia vào
tháng 12 năm 1995.
Công ước Ramsar về Đất ngập nước (ĐNN): ban đầu tập trung vào bảo
tồn và sử dụng khôn ngoan các khu ĐNN là sinh cảnh của các loài chim nước
quan trọng. Trọng tâm này ngày càng được mở rộng và hiện nay ĐNN được
xác định rõ ràng là HST rất quan trọng cho bảo tồn ĐDSH nói chung và cho sự
tồn tại của con người nói riêng. Công ước Ramsar đã bắt đầu được thực thi từ
năm 1975 và tính tới 04/04/2005, đã có 131 thành viên tham gia ký kết vào
Công ước và bảo vệ 1.150 khu ĐNN. Công ước này được bổ sung bằng một
Nghị định thư tại Paris năm 1982. Việt Nam đã tham gia vào Công ước này từ
20/9/1988 và đã thành lập 4 khu ĐNN, trong đó đáng chú ý là KBT Thiên
9
nhiên Xuân Thủy đã được đưa vào danh sách các Khu ĐNN có tầm quan trọng
quốc tế đối với chim di cư [7].
Công ước CITES: Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật
hoang dã nguy cấp, Công ước này là một công cụ để hỗ trợ các nước ngăn chặn
buôn bán quốc tế bất hợp pháp và không bền vững động thực vật hoang dã. Công
ước CITES được hình thành vào ngày 03/03/1973 tại Washington với 13 thành viên
ban đầu và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1975. Hiện nay, có 164 quốc gia tham gia
vào Công ước CITES. Để đáp ứng yêu cầu quốc tế về tầm quan trọng của các loài
hoang dã và vai trò của Việt Nam trong hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã
tại Đông Dương, Việt Nam đã tham gia vào Công ước CITES và trở thành thành
viên chính thức (Số 121) vào ngày 20 tháng 01 năm 1994. Khi nhận thức được là
“mỗi nhà nước chính là người bảo vệ tốt nhất động thực vật hoang dã của chính
nước mình”, Công ước CITES sẽ giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ
luật pháp quốc tế. Việt Nam tham gia đầy đủ vào các Hội nghị các nước thành viên
được tổ chức hai năm một lần để quyết định những vấn đề chính về thực hiện Công
ước và duy trì liên lạc thường xuyên với Ban Thư ký Công ước CITES và với nhiều
nước thành viên khác. Năm 2004, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc
gia về tăng cường kiểm soát, buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010,
tiếp đó là nhiều văn bản pháp luật có liên quan [7].
c. Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên
Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên là một thỏa thuận đối tác bởi hai hay
nhiều bên, các bên tham gia có vai trò ngang nhau trong thương thảo, cam kết và
đi đến một chương trình thực thi hành động, chia sẻ quyền lực và lợi ích, đồng
thời có trách nhiệm quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Người sử dụng tài
10
nguyên và các chính quyền địa phương cùng nhau đàm phán thỏa thuận đối
tượng nào? để làm gì? ở đâu? khi nào? bằng cách nào? và mất bao nhiêu? trên
một diện tích tài nguyên cụ thể được thực hiện và giám sát bởi chính những
người sử dụng tài nguyên [7].
Đồng quản lý là một biện pháp hiệu quả để duy trì và tăng cường chức năng
của rừng và đồng thời cung cấp sinh kế cho các cộng đồng địa phương. Để đồng
quản lý TNTN hiệu quả , điều chủ yếu là có sự hỗ trợ toàn diện của chính quyền tất
cả các cấp (tỉnh, huyện, xã), có sự tuân thủ quy tắc có “sự tham gia” và sự thỏa
thuận của tất cả các bên liên quan và ban quản trị nhiều thành phần.
1.2. Nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH
1.2.1. Nghiên cứu quản lý và đề xuất giải pháp bảo tồn ĐDSH trên thế giới
a. Xác lập thứ bậc ƣu tiên bảo tồn trên phạm vi toàn cầu
Trên thực tế, các nguồn lực giành cho công tác bảo tồn còn hạn chế, vì vậy để
phân bổ các nguồn lực một cách phù hợp và thiết thực, cần phải xác định được
thứ tự ưu tiên, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch trong bảo tồn một cách hiệu
quả. Nhiều tổ chức phi Chính phủ (NGO) đã tham gia vào quá trình này nhằm
xác định được các khu vực mà họ muốn hướng các nguồn đầu tư của mình vào
đó [25], [75], [96], [97], có thể gộp thành 3 nhóm như sau:
Bảo tồn dựa trên các sinh cảnh đại diện: Hình thức này đã được một số tổ
chức bảo tồn như Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), tổ chức bảo tồn tự
nhiên (TNC),...sử dụng [25]. Trong đó, WWF đã xác định được 867 vùng sinh thái
trên toàn cầu. Khái niệm này được Tổ chức bảo tồn tự nhiên (TNC) sử dụng như
một phương pháp tiếp cận chủ đạo cho các hoạt động của mình, sau đó phát triển
11
thành “Global 200” nhằm kết hợp các kiểu sinh cảnh đặc trưng nhất trên phạm vi
toàn thế giới [88].
Bảo tồn dựa trên các tiêu chí về loài: như mức độ phong phú của loài
(Species richness) và số lượng các loài đặc hữu (Endemic species) được Tổ chức
Bảo tồn Quốc tế (CI - Conservation International) và Tổ chức Bảo tồn Chim
Quốc tế (BirdLife International) sử dụng. Phương pháp tiếp cận về loài được tổ
chức bảo tồn quốc tế CI sử dụng nhằm tập trung các nguồn lực vào các khu vực
có tính ĐDSH cao nhất, có mối đe dọa lớn nhất, đồng thời đưa ra khái niệm các
điểm nóng về ĐDSH [79], [87], [88] và những vùng còn nguyên vẹn được xem
là vùng có giá trị ĐDSH cao [89].
BirdLife cũng đưa ra khái niệm về các vùng chim đặc hữu (EBA: Endemic
Bird Area) để áp dụng cho những nơi có ít nhất hai loài phân bố hẹp (RRS:
Ranger - restricted species), loài phân bố hẹp là loài có phạm vi phân bố trên
toàn cầu nhỏ hơn 50.000 km2
. Bên cạnh đó BirdLife còn đưa ra khái niệm về các
vùng chim quan trọng [6], [26], đó là những vùng có tầm quan trọng quốc tế về
bảo tồn chim, được xác định dựa trên tiêu chí về loài như: sự hiện diện của các
loài đe dọa, các loài phân bố ở một khu vực có diện tích hẹp, hoặc là nơi tụ tập
của nhiều loài [82]. Từ đó, Tổ chức bảo tồn quốc tế (CI), BirdLife và Plant Life
đã phối hợp nghiên cứu và đưa ra khái niệm các vùng ĐDSH chính [85].
Bảo tồn dựa trên tiêu chí về các mối đe dọa: để xác định các mức đe dọa
tối thiểu hoặc các vùng biệt lập, được Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã
Quốc tế (FFI) và Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) sử dụng [90].
12
b. Xác định các cảnh quan để bảo tồn
Thuật ngữ “cảnh quan” (landscape) mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy
theo mục đích cụ thể. Theo mục đích bảo tồn, thì cảnh quan có thể hiểu là: “Một
vùng đất rộng lớn bao gồm nhiều đặc trưng khác nhau và được xem như là kết
quả của một quá trình hình thành và biến đổi lâu dài” [100]. Đến nay vẫn chưa
có giải thích cụ thể nào về qui mô của cảnh quan, cũng như chưa có định nghĩa
nào về việc xác định ranh giới của cảnh quan. Tuy nhiên, các nhà qui hoạch bảo
tồn đã xác định ranh giới của cảnh quan dựa trên các yếu tố tự nhiên như: lưu
vực, vùng núi, ngọn núi, phạm vi phân bố của một loài hoặc nhóm loài [95].
Cho dù chưa có định nghĩa rõ ràng về cảnh quan, nhưng việc xác định các
cảnh quan trong ưu tiên bảo tồn đã giúp cho việc bảo vệ và duy trì các chức năng
sinh thái của nó, đồng thời giúp cho việc xác định và thực thi các chiến lược về
bảo tồn. Theo cách này, WWF (2004) đã đưa ra khái niệm về tầm nhìn ĐDSH
nhằm xác định các khu vực ưu tiên bảo tồn trong phạm vi một vùng sinh thái.
WCS (2004) cũng đưa ra khái niệm về loài đại diện cho một vùng cảnh quan
nhằm bảo vệ các giá trị ĐDSH trong từng vùng [91].
c. Xác định các khu vực để triển khai các hoạt động bảo tồn
Bảo tồn thông qua việc thiết lập hệ thống các KBT là ý tưởng đầu tiên
xuất hiện ở Hoa Kỳ từ thế kỷ XIX bằng việc thành lập VQG Yellowstone ngày
01 tháng 03 năm 1872 [89].
Bảo tồn ngày càng được chú trọng, mở đầu là việc tổ chức Hội nghị Thế
giới các VQG lần thứ nhất từ những năm 60 của thế kỷ XX; vấn đề đào tạo
chuyên sâu về quản lý động thực vật hoang dã cũng đã được quan tâm; các giải
pháp bảo tồn ĐDSH, các chương trình hỗ trợ bảo tồn bằng nhiều hình thức khác
13
nhau như hưởng lợi từ động vật hoang dã, con người và sinh quyển cũng đã được
triển khai. Điều đặc biệt quan trọng là cứ 10 năm một lần, hội nghị các VQG và
KBT được tổ chức, bắt đầu từ việc hỗ trợ các KBT đến việc chú ý nhiều đến các
KBT ở những vùng nhiệt đới, việc gặp gỡ của các tổ chức bảo tồn và các Chính
phủ tại các hội nghị đã rút ra được nhiều kinh nghiệm từ thực tế cũng như cơ hội
để các nước có tiếng nói chung về vấn đề bảo tồn. Càng về sau, hội nghị càng
chú trọng nhiều đến tình hình thực tiễn của hoạt động bảo tồn, cụ thể là tại hội
nghị lần V hiệp ước Durban về biến đổi khí hậu toàn cầu và kế hoạch hành động
được thông qua [43].
Có thể nói rằng, đến nay trên thế giới mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn,
thách thức, nhưng bảo tồn ĐDSH đã được quan tâm một cách toàn diện. Công
tác bảo tồn ĐDSH không chỉ tập trung bảo vệ tài nguyên, xây dựng hệ thống các
khu bảo tồn mà còn chú trọng đến giáo dục về quản lý và nâng cao hiệu quả
trong điều hành cũng như nhận thức bảo tồn, chú ý đến khía cạnh xã hội nhân
văn trong bảo tồn như phối hợp bảo tồn, bảo tồn dựa vào cộng đồng, chia sẻ lợi
ích từ bảo tồn nhằm hướng đến đích cuối cùng là sử dụng bền vững các thành
phần của ĐDSH, chia sẻ các lợi ích có được từ việc sử dụng các nguồn tài
nguyên một cách bình đẳng và công bằng.
d. Phƣơng thức tiếp cận đƣợc áp dụng trong quản lý bảo tồn ĐDSH
Nhằm đảm bảo phát triển bền vững (PTBV), nhiều ngành, nhiều tổ chức
liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang hình thành và xây dựng
những phương thức tiếp cận mới về quản lý, đó là [93], [94]: (1) Quản lý hệ sinh
thái, (2) Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, (3) Đồng quản lý tài
nguyên thiên nhiên, (4) Bảo tồn và phát triển tổng hợp, (5) Phát triển bền vững.
14
Các phương thức tiếp cận nêu trên đều giống nhau trong việc nỗ lực tìm
kiếm một số giải pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn và chia sẻ quyền lợi trong
việc sử dụng các nguồn TNTN, mà những quyền lợi này có thể là giữa bảo tồn
và phát triển, giữa cộng đồng địa phương và một quốc gia, hoặc giữa các nhóm
người có liên quan trong xã hội. Điểm nổi bật trong các phương thức tiếp cận
này là nâng cao vai trò của cộng đồng địa phương cũng như những nhóm người
trong xã hội có liên quan đến TNTN (những người hưởng lợi, những người bị tác
động). Các phương thức tiếp cận này đang được hình thành và phát triển nhằm
khắc phục những hạn chế trong cách quản lý áp đặt từ trên xuống theo cách quan
liêu bao cấp và đẩy mạnh cách thức quản lý TNTN từ dưới lên.
Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phương thức tiếp cận là sự nhìn
nhận vấn đề, điểm trung tâm là tính ưu tiên của các phương pháp cụ thể được
ứng dụng. Ví dụ: phương pháp tiếp cận hệ sinh thái quan tâm trước tiên là tính
toàn vẹn của HST và nhìn nhận con người là một bộ phận của HST. Vì vậy
muốn đạt được mục đích cơ bản trên thì phải tuân thủ các nguyên tắc của phát
triển bền vững. Vì thế, phương pháp tiếp cận là làm sao tận dụng được mọi thế
mạnh của cộng đồng trong việc sử dụng và bảo vệ TNTN, để có thể chia sẻ lợi
ích một cách công bằng cho cộng đồng địa phương được quan tâm trước tiên,
nhưng tất nhiên đều phải gắn chặt với quyền lợi bảo tồn thiên nhiên để đảm bảo
sự hài hoà. Trong khi đó, phương pháp tiếp cận đồng quản lý có nhiều đặc điểm
giống với phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng, nhưng mang ý nghĩa rộng
hơn, tức là quan tâm đến mọi đối tác, mọi nhóm xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp
liên quan đến tài nguyên, để đạt được mục đích là chia sẻ quyền lợi công bằng
đồng thời không làm suy thoái TNTN và bảo vệ ĐDSH.
15
Trên thế giới, phát triển bền vững, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng
là vấn đề được chú trọng trong quản lý, sử dụng ĐDSH ở dải núi đá vôi nói
riêng. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự thay đổi cần thiết cho sự phát
triển của xã hội sinh thái học bền vững. Thực tế tại New Zealand cho thấy, vào
những năm 1980, mạng lưới các VQG ở nước này bắt đầu phát triển và liên tục,
vừa bảo vệ các vùng nhỏ, vừa tạo ra các khu giải trí cho cộng đồng.
Ngoài ra, phục hồi rừng nghèo trên núi đá vôi như: Viện khoa học Quảng
Tây và Quảng Đông - Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là nghiên
cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên núi đá vôi: Toona sinensis,
Delavaya toxocarpa, Chukrasia tabularis, Excentrodendron tonkinensis,…trong
thời kỳ 1985 -1998 [16]. Những nghiên cứu đó đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều
hội thảo khoa học ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của nhiều
nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của Trung Quốc, bên cạnh đó các hướng
dẫn về kỹ thuật phục hồi rừng trên núi đá vôi đã được xây dựng, gồm một số
nguyên lý: Là một trong những HST rất nhạy cảm, có sự cân bằng mỏng manh
và điều kiện sống rất khắc nghiệt; Tốc độ tăng trưởng của cây trên núi đá vôi rất
chậm (trữ lượng gỗ bình quân 1 ha rừng nguyên sinh trên núi đá vôi chỉ bằng 1/2
trữ lượng gỗ bình quân rừng nguyên sinh trên đất); HST núi đá vôi có tính chống
chịu cao; HST núi đá vôi có khả năng phục hồi rất khó vì thiếu các yếu tố lập địa
cần thiết [16]. Tuy nhiên, những nguyên lý phục hồi và phát triển rừng trên núi
đá vôi chưa được tổng kết một cách có hệ thống nên việc áp dụng những hướng
dẫn này cho nhiều quốc gia khác gặp rất nhiều khó khăn.