Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NGHIÊN CỨU QUAN HỆ DI TRUYỀN TÔM SÚ (PENEAUS MONODON) BẰNG KỸ THUẬT RAPD
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 83 - 87
83
NGHIÊN CỨU QUAN HỆ DI TRUYỀN TÔM SÖ (PENEAUS MONODON)
BẰNG KỸ THUẬT RAPD
Nguyễn Thị Thu Phƣơng, Nguyễn Phú Hùng, Hoàng Thị Thu Yến*
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
RAPD (Random Amplified Polymorphic - DNA) là một trong những kỹ thuật đƣợc sử dụng trong
phân tích đa dạng, bảo tồn và nhận dạng giống loài. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng kỹ thuật
RAPD để xác định quan hệ di truyền của các mẫu tôm sú thu thập ở một số tỉnh: Nam Định,
Quảng Ninh, Hải phòng và Thanh Hóa. Mẫu tôm thu đƣợc bảo quản trong cồn 98 % và lƣu giữ ở
- 200C. Sử dụng kỹ thuật RAPD để phân tích quan hệ di truyền của tôm sú với 6 mồi ngẫu nhiên:
RA36, RA40, RA143, RA142, RA45, kết quả nhận đƣợc 45 phân đoạn đa hình trong 54 phân đoạn
ngẫu nhiên với kích thƣớc ƣớc tính từ 0.35 – 3.0kb. Kết quả xử lý bằng phần mềm NTSYS
version2.0, cho thấy 8 mẫu tôm đƣợc chia làm hai nhóm chính với hệ số sai khác là 0,17. Nhóm
chính còn lại bao gồm 7 mẫu tôm còn lại.
Từ khóa: Tôm sú (Penaeus monodon), đa hình, hệ số đồng dạng di truyền, RAPD
MỞ ĐẦU
Nghề nuôi tôm sú đã và đang phát triển rất
nhanh trên thế giới. Hiện tại, loài này đƣợc
nuôi ở hơn 22 quốc gia, tôm sú đóng vai trò
rất lớn trong việc cải thiện đời sống của các
cộng đồng dân cƣ ven biển và tạo nguồn thu
nhập ngoại tệ. Tại Việt Nam, nuôi trồng thuỷ
sản ngày càng khẳng định vị thế quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Từ sự thuận lợi về
điều kiện tự nhiên, khí hậu nên các tỉnh ven
biển tiến hành nuôi trồng nhiều mặt hàng thuỷ
sản có giá trị kinh tế cao, trong đó nuôi tôm
sú đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá có
hiệu quả ở các tỉnh ven biển nƣớc ta. Hiện
nay, Việt Nam đã trở thành một trong 5 quốc
gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới [6]. Mặc
dù vậy, việc nuôi tôm sú đang bị hạn chế bởi
những khó khăn nhƣ: sự lan tràn các dịch
bệnh, chất lƣợng tôm giống sa sút, thiếu hụt
nguồn tôm sú bố mẹ... Tại Việt Nam, theo Bộ
Thuỷ sản nhu cầu giống tôm sú khoảng 30 tỉ
con, hiện tại các nhà cung cấp giống chỉ đáp
ứng một nửa nhu cầu. Để cân bằng nguồn
cung và cầu, các nhà nuôi trồng thuỷ sản nhất
thiết phải đảm bảo nguồn tôm giống bố mẹ có
chất lƣợng sản xuất. Yêu cầu sản xuất của
tôm sú Việt Nam đòi hỏi phải gấp rút giải
quyết tình trạng thiếu tôm sú bố mẹ và nâng
cao chất lƣợng tôm giống. Giống tôm phải
sạch bệnh và có chất lƣợng cao [3].
Tel:0912896298 ; Email: [email protected]
Để có đƣợc giống tôm khoẻ và sạch bệnh, các
nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu để chọn
tạo giống. Trong đó, nghiên cứu một số chỉ
thị phân tử là công cụ hỗ trợ chính xác trong
phân tích đa dạng, bảo tồn và nhận dạng
giống loài [5], [7]. Một số chỉ thị đang đƣợc
quan tâm nghiên cứu nhƣ RAPD (Random
Amplified Polymorphic DNA), AFLP
(Amplified Fragments Length Polymorphism.
Ở Việt Nam nhóm tác giả Quyền Đình Thi và
cộng sự (2003), Nguyễn Thị Thảo và cộng sự
(2004) đã sử dụng kỹ thuật RAPD, RFLP,
microsattlelite để đánh giá sự đa dạng di
truyền tôm sú nuôi ở Việt Nam [1], [2]. Do
đó, chúng tôi tiến hành sử dụng kỹ thuật
RAPD để góp phần đánh giá sự đa dạng di
truyền của tôm sú đƣợc nuôi tại một số tỉnh ở
miền Bắc nƣớc ta.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
Nguyên liệu
Mẫu nghiên cứu: Là những mẫu tôm sú thu
thập từ một số tỉnh khác nhau: Nam Định (1
mẫu - NĐ), Thanh Hoá (1 mẫu - SS), Hải
Phòng (3 mẫu – ĐS1, ĐS2, HA ), Quảng
Ninh (1 mẫu - QN). Mẫu sau khi thu thập
đƣợc bảo quản trong cồn, lƣu giữ ở - 200C.
Phƣơng pháp
* Phương pháp tách chiết DNA tổng số
Quy trình tách chiết DNA tổng số theo
phƣơng pháp của Ausubel và cộng sự (1993)
có cải tiến [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn