Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất, phẩm chất của giống cà chua trái nhỏ trong điều kiện sinh thái thành phố đà nẵng
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
11.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1364

Nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất, phẩm chất của giống cà chua trái nhỏ trong điều kiện sinh thái thành phố đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN NGỌC THANH TRÀ

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG,

PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA

GIỐNG CÀ CHUA TRÁI NHỎ TRONG ĐIỀU KIỆN

SINH THÁI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC

Mã số: 60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2014

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TẤN LÊ

Phản biện 1: TS. Huỳnh Ngọc Thạch

Phản biện 2: TS. Vũ Thị Bích Hậu

Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào

ngày 4 tháng 1 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Rau quả là loại thực phẩm rất cần thiết trong đời sống hàng

ngày của con người, đồng thời với tác dụng đa dạng của nó nên nhu

cầu ngày càng tăng mạnh. Trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, nhiều vùng trồng cây nông sản có hiệu quả thấp đã

chuyển sang trồng rau quả, trong đó cây cà chua được trồng nhiều và

thực tế đã cho hiệu quả cao.

Cà chua trái nhỏ (cherry tomato) có nguồn gốc từ Peru, hình

dạng quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp, vị hơi chua nhưng ngọt

hơn cà chua thông thường. Cà chua trái nhỏ sai quả, dễ trồng, trồng

được nhiều vụ trong năm nên được trồng phổ biến tại nhiều nơi trên

thế giới

Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa

điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động, thích hợp cho sự phát triển

của nhiều cây trồng. Việc di nhập các giống cây trồng mới có giá trị

về mặt sử dụng và kinh tế, góp phần đa dạng hóa cây trồng cho địa

phương, trong đó có giống cà chua trái nhỏ là điều cần thiết. Tuy

nhiên cho đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa có một

công trình nghiên cứu nào về cây cà chua trái nhỏ để làm cơ sở khoa

học cho vấn đề này.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên

cứu quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất, phẩm chất của

giống cà chua trái nhỏ trong điều kiện sinh thái thành phố Đà

Nẵng” nhằm góp phần đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu

và thị hiếu ngày càng cao về ẩm thực của người tiêu dùng.

2

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Làm cơ sở khoa học cho việc du nhập giống cây thực phẩm, ăn

quả mới vào thành phố Đà Nẵng.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích, đánh giá sự phù hợp của các yếu tố sinh thái tại

thành phố Đà Nẵng đối với yêu cầu của cây cà chua trái nhỏ.

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất,

phẩm chất của các giống cà chua trái nhỏ trồng tại thành phố Đà

Nẵng.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài được thực nghiệm trên 3 giống cà chua trái nhỏ HT144,

HT126 và HT140 trồng tại phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ,

thành phố Đà Nẵng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí đồng ruộng và phân tích các chỉ tiêu,

thống kê số liệu theo các phương pháp nghiên cứu sinh học.

5. Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc luận văn được chia thành các phần sau:

- Phần mở đầu

- Chương 1: Tổng quan tài liệu

- Chương 2: Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp

nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Kết luận và kiến nghị

- Tài liệu tham khảo

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ SINH THÁI ĐỐI VỚI ĐỜI

SỐNG THỰC VẬT

Trong đời sống thực vật, các nhân tố sinh thái có vai trò vô

cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, riêng lẻ hoặc

tổng hợp đến toàn bộ các quá trình sinh lý, trao đổi chất, sinh trưởng

phát triển, năng suất và phẩm chất của cây; thể hiện mối tương quan

khăng khít giữa sinh vật và môi trường.

Đối với các loại cây trồng, muốn đạt hiệu quả tốt cần phải xem

xét sự phù hợp giữa nhu cầu của cây và các điều kiện hiện có của các

yếu tố sinh thái: ánh sáng, nhiệt độ, nước, đất, phân bón.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÂY CÀ CHUA TRÁI NHỎ

1.2.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây cà chua trái nhỏ

a. Nguồn gốc

Theo rất nhiều tài liệu nghiên cứu đều cho rằng cà chua trái

nhỏ có nguồn gốc ở Pêru và phía bắc Chile... Hiện nay, những loài cà

chua trái nhỏ hoang dại gần gũi với loài cà chua trồng trọt vẫn tìm

thấy dọc theo dãy núi Andes (Pêru), Bolivia và Equador, như ở đảo

Galapagos.

b. Phân bố

Lịch sử phát triển và du nhập cây cà chua trái nhỏ vào các

nước và khu vực trên thế giới là khác nhau.

Giống cà chua trái nhỏ được trồng nhiều ở Hy Lạp từ hạt giống

do nhà sư Fragkiskos ở tu viện Kapoutsinon mang về từ những năm

1800 và được trồng rộng rãi ở Mỹ từ năm 1919.

Cà chua du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm

4

đóng, tức là khoảng 100 năm trước đây, và được người dân thuần

hóa trở thành cây bản địa. Từ đó, cùng với sự phát triển của xã hội,

cây cà chua trái nhỏ đã trở thành một cây trồng có giá trị kinh tế và

giá trị sử dụng cao ở Việt Nam.

c. Phân loại

Cà chua trái nhỏ thuộc chi Licopersicum, loài esculentum, var.

cerasiforme, họ Cà (Solanaceae), bộ Hoa mõm sói

(Scrophulariales), phân lớp Cúc (Asteridae), lớp Hai lá mầm

(Dicotyledonae), ngành Hạt kín (Magnoliophyta), giới Thực vật

(Plantae). Chi Lycopersicum được phân loại theo nhiều tác giả:

Miller (1940), Daskalov và Popov (1941), Luckwill (1943),

Lehmann (1953), Brezhnev (1955, 1964), Zhucopski (1964) ....

Nhưng cho đến nay, hệ thống phân loại của Miller được sử dụng đơn

giản và rộng rãi nhất.

1.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây cà chua trái nhỏ

- Rễ: Cà chua trái nhỏ có bộ rễ chùm, phân nhánh mạnh, có thể

ăn sâu tới 1,5m.

- Thân: Thân khi còn non thì mềm, nhiều nước, có dịch màu

vàng, thân giòn, dễ gãy, toàn thân phủ một lớp lông mỏng, về sau

phần phía dưới thân hóa xơ cứng, nhất là phần sát mặt đất.

- Lá: Lá cây là loại kép lông chim phân thùy, số lượng thùy

không xác định.

- Hoa: Hoa màu vàng, mọc thành xim thưa ở kẽ lá thuộc loại

hoa chùm, hoa đính vào chùm bằng một cuống ngắn.

- Quả: Quả thường có màu đỏ hồng, vàng hoặc vàng da cam

(lycopen là sắc tố chính trong màu quả đỏ của quả cà chua, còn với

những giống màu vàng, hàm lượng provitamin A chiếm lượng lớn).

- Hạt: Hạt nhỏ dẹt, nhọn, ở cuống hạt có màu vàng sáng, vàng

tối hoặc vàng nhạt, hạt của một số loài phủ lông tơ rất rõ.

5

1.2.3. Yêu cầu về các nhân tố sinh thái đối với sinh trưởng

và phát triển của cây cà chua trái nhỏ

a. Nhiệt độ

Cà chua trái nhỏ có nguồn gốc ở vùng núi nhiệt đới thuộc

nhóm cây ưa nhiệt độ ôn hòa. Nhiệt độ ảnh hưởng suốt quá trình sinh

trưởng và phát triển cây cà chua

b. Ánh sáng

Cà chua trái nhỏ là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới nên ưa

cường độ ánh sáng mạnh, nếu thiếu ánh sáng, cây sinh trưởng yếu,

thời gian sinh trưởng kéo dài và sản lượng thấp. Thời kỳ cây con,

nếu thiếu ánh sáng cây con sẽ bị mọc vống, cây rất yếu, dễ đổ, gãy.

c. Nước, độ ẩm

Cây cà chua trái nhỏ tương đối chịu hạn nhưng yêu cầu về

nước nhiều vì khối lượng thân lá trên mặt đất khá lớn, đồng thời hình

thành nhiều quả trong thời gian tương đối ngắn

d. Đất đai

Cà chua trái nhỏ có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau

nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù

sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt và chứa tối thiểu là 1,5% chất

hữu cơ

e. Quan hệ với điều kiện dinh dưỡng khoáng

Cây cà chua trái nhỏ có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh

trưởng mạnh, cành lá sum suê, khả năng ra hoa, ra quả nhiều, tiềm

năng cho năng suất rất lớn. Vì vậy, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng quả

1.2.4. Vai trò của cây cà chua trái nhỏ

a. Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học

b. Giá trị kinh tế

6

1.3. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÀ CHUA TRÁI NHỎ

1.3.1. Thời vụ trồng cây

+ Vụ thu – đông: gieo đầu tháng 8 tới đầu tháng 9.

+ Vụ đông: gieo cuối tháng 9 tới đầu tháng 10.

+ Vụ xuân – hè: gieo 15/12 đến 25/1.

1.3.2. Kỹ thuật làm luống, lên đất và gieo trồng

Xới xáo kỹ, bón vôi ngay khi cày lật đất, phơi ải 7 – 10 ngày,

khi trồng đất phải được xới xáo lại và bón phân lót, lên luống. Khi

làm đất lên luống kết hợp với bón lót.

1.3.3. Mật độ, khoảng cách trồng

Trồng 2 hàng/luống với khoảng cách 70 cm x 45 – 50 cm tuỳ

giống, mật độ 28.000 – 32.000 cây/ha.

Nếu trồng luống đơn: luống rộng 90 – 95 cm, cây cách cây 40

cm, mật độ 26.000 – 27.000 cây/ha.

1.3.4. Lượng phân bón và kỹ thuật bón phân

* Lượng phân bón cho 1 ha

* Cách bón

- Bón lót (100% phân chuồng + 70% lân) theo 1 rạch đảo đều

phân với đất, lấp kín phân.

- Bón thúc: Hoà nước tưới hoặc bón theo hốc cách gốc cây

10cm. Sau bón lấp kín phân, tưới nước đủ ẩm.

1.3.5. Kỹ thuật chăm sóc cây cà chua trái nhỏ

Sử dụng nước giếng khoan, nước máy, nước suối đầu nguồn,

tuyệt đối không sử dụng nước ao tù, nước thải, nguồn nước ô nhiễm

các loại vi sinh vật gây hại, nhiễm độc hoá học.

1.3.6. Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện sâu bệnh.

7

1.3.7. Thu hoạch và bảo quản

Thu đúng lúc, đúng độ chín thương phẩm khi vai quả và đỉnh

quả có màu hồng hoặc đỏ, không để quả bị nát, xây xát.

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CÀ CHUA TRÁI

NHỎ TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Tại Đài Loan, vào năm 1996 của thế kỷ XX, dựa trên các kết

quả của một loạt các thí nghiệm dòng cà chua trái nhỏ CHT154 được

đặt tên là Tainan Asveg số 6 được công bố bởi Liu E.C và cộng sự

trong tháng 7/1996.

Dựa trên nghiên cứu của Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan,

năm 2004, Đài Loan đã công bố giống cà chua trái nhỏ CTH1201

được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau châu Á

(AVRDC) và được đặt tên là Hualien Asveg No.14.

Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác tại Trung Quốc như:

Fang L. và cộng sự (2002), Opiyo A.M và Ying T.J (2005), Cho

M.A và cộng sự (2007), Yu wen–jin và cộng sự (2011) …

Năm 1991, từ một số mẫu giống cà chua trái nhỏ, màu vàng

mang mã số 2 trong vườn tập đoàn (nguồn gốc Nhật Bản, Đài Loan),

GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng, Đào Xuân Thảng và cộng sự đã áp dụng

phương pháp chọn mẫu để phân lập và chọn lọc, đến năm 1994 thu

được mẫu cà chua vàng ổn định về các đặc tính sinh học – kinh tế, có

khả năng chống chịu bệnh tốt, thích hợp gieo trồng trong vụ đông và

đặt tên là cà chua vàng. Từ năm 1996, Trường Đại học Nông nghiệp

Hà Nội đã triển khai các nghiên cứu về chọn tạo các dòng cà chua

trái nhỏ.

8

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực nghiệm trên 3 giống cà chua trái nhỏ HT144,

HT126 và HT140 thuộc chi Licopersicum, loài esculentum, var.

cerasiforme, họ Cà (Solanaceae), bộ Hoa mõm sói (Scrophulariales),

phân lớp Cúc (Asteridae), lớp Hai lá mầm (Dicotyledonae), ngành Hạt

kín (Magnoliophyta), giới Thực vật (Plantae). Hạt giống được lai tạo

bởi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giống rau chất lượng cao –

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành thực nghiệm và nghiên cứu tại vùng

đất canh tác thuộc phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành

phố Đà Nẵng.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 15/12/2012 và kết thúc thu

hoạch ngày 10/05/2013.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được tiến hành trực tiếp trên đất ruộng với tổng

diện tích 60 m2

. Ruộng thí nghiệm được cày bừa kĩ, làm đất tơi xốp

và sạch cỏ, lên luống, tạo rãnh giữa các luống.

- Ký hiệu các công thức thí nghiệm:

+ Công thức 1: Giống HT144

+ Công thức 2: Giống HT126

9

+ Công thức 3: Giống HT140

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Dải bảo vệ

CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3

Dải bảo vệ

Thí nghiệm được bố trí theo khối với 3 lần nhắc lại, gồm tất cả

9 luống. Diện tích mỗi luống 5,4 m2

(rộng 0,9 m, dài 6m, cao 0,3 m ;

rãnh luống rộng 0,4 m).

- Cây giống: cây con trồng trong khay ươm được 20 ngày tuổi

trước khi đưa ra trồng ở ruộng.

- Mật độ trồng: 12 cây/luống (2,2 cây/m2

, tương đương 22.000

cây/ha), với khoảng cách giữa các cây 0,45m, khoảng cách giữa các

hàng 0,6m; chung quanh các luống có các dải bảo vệ.

- Lượng phân bón: bón đồng đều cho tổng diện tích 60 m2

được chia làm 4 đợt :

+ Bón lót: 150 kg phân chuồng + 3 kg vôi.

+ Bón thúc lần 1: (sau trồng 1 tuần): 0,12 kg đạm + 0,42 kg

lân.

+ Bón thúc lần 2: (sau trồng 3 tuần): 0,24 kg đạm + 0,24 kg

kali.

+ Bón thúc lần 3: (sau trồng 5 tuần): 0,24 kg đạm + 0,36 kg

kali.

+ Bón thúc lần 4: (sau thu lứa quả đầu) : 0,18 kg đạm + 0,3

kg kali.

- Tưới tiêu: Tưới giữ ẩm sau khi trồng, tưới nước đều đặn 2

lần/ngày vào buổi sáng và chiều.

- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!