Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
934

Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG THỊ ĐÀO

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓ A

Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

THÁI NGUYÊN, 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG THỊ ĐÀO

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓ A

Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – TỈNH PHÚ THỌ

CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÍ HỌC

MÃ SỐ : 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Việt Tiến

THÁI NGUYÊN, 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Nghiên cứu quá trình đô thị hóa thành phố Việt Trì – tỉnh

Phú Thọ” được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 4/2013. Luận văn sử

dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được ghi rõ

nguồn gốc, số liệu đã được tổng hợp và xử lí.

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn

toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Thái Nguyên, ngày 9 tháng 4 năm 2013

Tác giả

Hoàng Thị Đào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu

của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường.

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm

khoa Sau đại học, khoa Địa lí cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Sư

phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu

khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Việt Tiến - giảng viên

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, người đã tận tình chỉ bảo

em trong quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái

Nguyên, Trường THPT Dương Tự Minh TP Thái Nguyên đã tạo điều kiện

thuận lợi trong công tác để tác giả hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Phú Thọ, UBND TP Việt Trì cùng

các cơ quan và các ban ngành: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài

nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê

Việt Trì và các phòng ban tại UBND TP Việt Trì đã tạo điều kiện thuận lợi

cho em trong quá trình thu thập tài liệu và các thông tin cần thiết phục vụ

cho nội dung nghiên cứu.

Xin tri ân những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên,

giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 9 tháng 4 năm 2013

Học viên

Hoàng Thị Đào (Khóa học 2011 -2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan........................................................................................................i

Lời cảm ơn ..........................................................................................................ii

Mục lục...............................................................................................................iii

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt...............................................................iv

Danh mục các bảng ............................................................................................ v

Danh mục các hình ............................................................................................vi

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 4

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu........................................................................ 4

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 5

6. Đóng góp chính của luận văn........................................................................ 7

7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 7

NỘI DUNG......................................................................................................... 8

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA............. 8

1.1. Cơ sở lý luận về đô thị và đô thị hóa ......................................................... 8

1.1.1. Khái quát chung về đô thị................................................................8

1.1.2. Khái quát chung về đô thị hóa .......................................................19

1.2. Cơ sở thực tiễn về đô thị hóa ................................................................... 24

1.2.1. Đô thị hóa ở Việt Nam...................................................................24

1.2.2. Đô thị hóa ở tỉnh Phú Thọ .............................................................27

Tiểu kết............................................................................................................ 31

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH

PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ................................................................ 32

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển quá trình đô thị

hóa TP. Việt trì ................................................................................................ 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ .....................................................32

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên................................35

2.1.3. Điều kiện kinh tế – xã hội..............................................................38

2.2. Lịch sử đô thị hóa ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ...................................... 40

2.3. Quá trình đô thị hóa ở TP. Việt Trì giai đoạn 2000 - 2010...................... 42

2.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế đô thị ...............................................42

2.3.2. Dân cư, lao động và năng suất lao động xã hội.............................52

2.3.3. Thực trạng đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và

cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị....................................................................54

2.3.4. Thực trạng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội......................57

2.3.5. Kiến trúc cảnh quan và chức năng đô thị ......................................62

2.3.6. Kiến trúc không gian thành phố ....................................................64

2.4. Đánh giá tác độ ng củ a đô thị hóa đến sự phtártiển KT-XH ở TP. Việt Trì,

tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 65

2.4.1. Tác động tích cực...........................................................................65

2.4.2. Thách thức, hạn chế .......................................................................66

Tiểu kết............................................................................................................ 68

Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠ CH ĐÔ THỊ

TP. VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020 ..................................... 70

3.1. Các căn cứ để xác định mục tiêu và định hướng phát triển đô thị ở

TP. Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ ............................................................................. 70

3.1.1. Quan điểm phát triển KT-XH Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn 2030 .................................................................................................70

3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn 2050 ................................................................................71

3.2. Định hướng phát triển đôthị ởTP. Việt Trì tỉnh Phú Thọ đến năm 2020...... 79

3.2.1. Tính chất ........................................................................................79

3.2.2. Chương trình phát triển đô thị .......................................................82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3. Giải pháp quy hoạ ch đô thị ở TP. Việt Trì , tỉnh Phú Thọ...................... 89

3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ..........................................89

3.3.2. Nhóm giải pháp về công tác quản lí quy hoạch và thực hiện

quy hoạch.................................................................................................90

3.3.3. Các giải pháp huy động vốn đầu tư ...............................................91

3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực ..............................................................96

3.3.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, vận dụng cơ chế, chính sách ......97

3.3.6. Khoa học - công nghệ ....................................................................98

3.3.7. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hợp tác và mở rộng thị trường ......99

3.3.8. Tổ chức bộ máy quản lý ..............................................................100

Tiểu kết.......................................................................................................... 100

KẾT LUẬN.................................................................................................... 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 103

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

ĐTH Đô thị hóa

ĐKTN Điều kiện tự nhiên

GTXK Giá trị xuất khẩu

HĐND Hội đồng nhân dân

KCN Khu công nghiệp

KT-XH Kinh tế - xã hội

NSLĐ Năng suất lao động

TDTT Thể dục thể thao

TĐB Tây Đông Bắc

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

TP Thành phố

TX Thị xã

TW Trung ương

UBND Ủy ban nhân dân

VTĐL Vị trí địa lí

KHKT Khoa học kỹ thuật

CSVC Cơ sở vật chất

GTSX Giá trị sản xuất

GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Phân bố đô thị theo các vùng lãnh thổ của Việt Nam năm 2010 .... 26

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu của TP. Việt Trì năm 2010 ....................... 35

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về hiện trạng tăng trưởng kinh tế thành phố Việt Trì .. 42

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu về hiện trạng tăng trưởng kinh tế theo các khu

vực TP. Việt Trì .............................................................................. 43

Bảng 2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khu vực TP. Việt Trì giai

đoạn 2000 - 2005............................................................................. 45

Bảng 2.5. Tăng trưởng công nghiệp theo thành phần kinh tế TP. Việt Trì

giai đoạn 2001 – 2005 ..................................................................... 45

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về đóng góp của thành phố Việt Trì vào tăng

trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2001-2005.................................. 51

Bảng 2.7. So sánh một số chỉ tiêu của thành phố Việt Trì với tỉnh Phú Thọ,

năm 2005 ......................................................................................... 52

Bảng 2.8. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu lao động thành phố Việt Trì giai

đoạn 2000 – 2005 ............................................................................ 53

Bảng 2.9. Năng suất lao động TP. Việt Trì giai đoạn 2001 - 2005 ................. 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1.Quy mô và tỉ lệ dân số đô thị Việt Nam thời kỳ 1930 - 2011............25

Hình 2.1. Bản đồ hành chính TP. Việt Trì – tỉnh Phú Thọ ...............................34

Hình 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của TP. Việt Trì giai

đoạn 2000 – 2010...............................................................................44

Hình 2.3. Vốn đầu tư xã hội TP. Việt Trì giai đoạn 2000-2010 .......................55

Hình 3.1. Bản đồ phát triển không gian đô thị TP. Việt Trì đến năm 2020......81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đô thị hóa (ĐTH) là quá trình vận động phức tạp, mang tính phổ biến

toàn cầu, là một trong những đặc trưng nổi bật của nền văn minh nhân loại.

Quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX rồi lan rộng

khắp các châu lục và hiện nay trở thành một xu thế của thời đại. Quá trình

ĐTH vừa có ảnh hưởng tích cực, nhưng đồng thời vừa có tác động tiêu cực

đến các lĩnh vực như KT-XH, dân số, môi trường.

Quá trình ĐTH thường gắn liền với sự hình thành và phát triển công

nghiệp, là người bạn đồng hành củ a quá trình CNH . Một mặt, chính sự phát

triển và phân bố công nghiệp là cơ sở quan trọng nhất để hình thành và phát

triển đô thị. Mặt khác, hệ thống đô thị một khi được hình thành và có cơ sở hạ

tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển thì lại trở thành nơi hấp dẫn các hoạt

động sản xuất công nghiệp. Hai quá trình này đan xen nhau, dựa vào nhau và

có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ CNH, HĐH trong những

năm gần đây, quá trình ĐTH cũng diễn ra ở khắp các địa phương trên cả

nước. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh của mình, ở mỗi nơi quá trình ĐTH lại

có những đặc điểm riêng biệt.

Trong quá trình CNH, ĐTH chung của cả nước, Phú Thọ nổi lên như

một ví dụ điển hình. Từ một tỉnh nghèo với nền kinh tế có xuất phát điểm

thấp khi mới tái lập (tách ra khỏi Vĩnh Phú cũ năm 1997), sau hơn mười năm

phát triển, Phú Thọ đã có bước đột phá nhanh chóng đạt được những thành

tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Cùng với sự phát triển về KT-XH thì

quá trình CNH, ĐTH cũng có những chuyển biến đáng kể: Hàng loạt các

cụm và khu công nghiệp ra đời, mạng lưới giao thông và hệ thống cơ sở hạ

tầng ngày càng hoàn thiện; các thị trấn, thị tứ, thị xã, thành phố được mở

rộng về quy mô và đảm nhận thêm nhiều chức năng mới; số dân tập trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong các đô thị tăng nhanh và đặc biệt là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành

thị tại các vùng nông thôn.

Cùng với tỉnh Phú Thọ, TP. Việt Trì đã có những bước tiến quan trọng

trong sự đổi mới từ mô hình ĐTH thời kỳ kế hoạch hóa tập trung chuyển đổi

sang mô hình ĐTH hiện đại trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN. Đến năm 2010, TP. Việt Trì đã và đang trên đà phát triển, trở

nên khang trang, to đẹp hơn. Tuy nhiên, cần nhìn nhận, đánh giá, tổng kết trên

cơ sở phân tích quá trình ĐTH ở đây một cách khách quan và khoa học. Điều

này cũng thôi thúc các nhà kinh tế nói chung và các nhà địa lí nói riêng phải

vào cuộc đúc kết kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp đẩy nhanh quá trình

đô thị hóa TP. Việt Trì phát triển theo hướng bền vững.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài

nghiên cứu luận văn của mình là: “Nghiên cứu quá trình đô thị hoá ở thành

phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” .

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Trên thế giới

Vấn đề ĐTH được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu, trong

đó có các nhà khoa học Địa lí.

Ở Liên Xô, từ ngay sau chiến tranh thế giới thứ II, các nghiên cứu về

địa lí thành phố, về quá trình ĐTH và việc tổ chức mạng lưới quần cư đã được

đề cập tương đối sâu. Các nghiên cứu đó đi từ hướng phân tích những khía

cạnh kinh tế, lịch sử các thành phố lớn đến nghiên cứu cấu trúc lãnh thổ nội

tại của thành phố. Tiêu biểu là một số tác phẩm như: “Quần cư trong các đầu

mối công nghiệp” và “Quy hoạch các thành phố và các vùng” (1964) của

V.G.Đavidovicts (1960); ngoài ra còn có một số chuyên gia khác như

B.X.Khorev, Yu.L.Pivovarov, …

Tại phương tây, các nghiên cứu thường chi tiết và có tính thực tiễn cao.

Ý nghĩa nhất là Walter Chiristaller và Lioso với lý thuyết “ vị trí trung tâm”,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!